Kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu ở Tp. Hồ Chí Minh
Trong bối cảnh đó, Hiệp hội Doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh (HUBA) đã kiến nghị nhiều giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp.
*Đơn hàng tiếp tục giảm
Số liệu của Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho thấy, quý I/2023 kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố ước đạt 10,1 tỷ USD, giảm 16,8% so với cùng kỳ 2022. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 12,5 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ 2022. Nguyên nhân do doanh nghiệp chịu tác động bởi suy giảm tổng cầu từ nước ngoài, kim ngạch xuất khẩu - một trong những động lực tăng trưởng chính của kinh tế bị ảnh hưởng, đơn hàng từ thị trường thế giới giảm và tình trạng có thể kéo dài đến giữa năm 2023. Theo thông tin của HUBA, trong quý I/2023 hầu hết ngành nghề vẫn đang chật vật tìm cách duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Một số ngành nghề như lương thực thực phẩm, tuy có sự tăng trưởng sản phẩm đồ uống và một số loại thực phẩm nhưng toàn ngành lại sụt giảm. Doanh số quý I/2023 ước giảm khoảng 2%. Nguyên nhân đến từ việc tiêu thụ xuất khẩu lẫn nội địa đều giảm sâu. Dự báo trong quý II tiếp tục giảm khoảng 4,07%. Tương tự, ngành dệt may cũng ghi nhận kim ngạch xuất khẩu giảm hơn 8% so với cùng kỳ. Nhiều doanh nghiệp đang phải giảm giờ làm để duy trì và giữ chân người lao động. Hầu như các doanh nghiệp đang chủ động tái cấu trúc, tiết kiệm, tinh giảm các nguồn lực, cắt giảm chi phí một cách tối đa. Ngay cả ngành mỹ nghệ và chế biến gỗ, tình hình xuất khẩu cũng giảm 15%; trong đó, các sản phẩm dăm, viên nén, paleet, đồ gỗ giảm đến 45%. Chưa kể thị trường nội địa cũng đón nhận những đợt sụt giảm lớn về tiêu thụ. Đáng chú ý, hiện khoảng 40% doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng trong tình trạng không hoạt động được, khả năng đến cuối năm 2023 sẽ thêm nhiều doanh nghiệp phá sản nếu không có thay đổi. Tương tự, nhiều tháng qua, thị trường bất động sản khó khăn khiến các nhà cung cấp cũng bị ảnh hưởng. Ông Nguyễn Phước Hưng, Phó Chủ tịch thường trực HUBA phân tích, khó khăn phổ biến mà doanh nghiệp dệt may đang gặp phải đến từ việc thiếu hụt dòng tiền, không tiếp cận được vốn vay, nhiều doanh nghiệp không được giải ngân, chuyển nợ xấu. Từ giữa năm 2022 đến nay các doanh nghiệp không đầu tư và có xu hướng bán lại, làm mất thương hiệu. Dự báo các tháng sắp tới sẽ là giai đoạn khó khăn chồng chất đối với doanh nghiệp của ngành dệt may. Thêm vào đó, doanh nghiệp gần như không tiếp cận được gói 120.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất từ 1,5-2%. Tài sản thế chấp là đất nông nghiệp được định giá rất thấp và giá trị tài sản đảm bảo nói chung giảm đến 30%, đòi hỏi phải bổ sung tài sản thế chấp trong khi doanh nghiệp gần như cạn kiệt tài sản. Thông qua các cuộc khảo sát của HUBA, có tới 41,2% số lượng doanh nghiệp được hỏi cho biết đang gặp khó khăn do thị trường bị thu hẹp, 17,6% cho rằng họ đang bị ảnh hưởng do giá nguyên liệu đầu vào tăng, 11,2% thiếu nguồn nhân lực phù hợp, 17,6% thiếu vốn kinh doanh, 5,9% thiếu mặt bằng sản xuất - kinh doanh và các khó khăn khác chiếm 6,5%. Số lượng doanh nghiệp trả lời đã ổn định được hoạt động kinh doanh là 52,9% trong khi số doanh nghiệp bị giảm sút cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ là 41,2%. Các doanh nghiệp cho rằng, dù Nhà nước đưa ra rất nhiều chính sách hỗ trợ về phát triển kinh tế, song trên thực tế việc thụ hưởng chưa nhiều, đặc biệt là các gói hỗ trợ về vốn khi tỷ lệ thụ hưởng chỉ khoảng dưới 10%.* Tạo động lực tăng trưởng
HUBA nêu vấn đề, các doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn thiếu vốn kinh doanh. Trong khi đó, doanh nghiệp đã vay ngân hàng để đầu tư máy móc, thu mua nguyên liệu... và đã thế chấp hết tài sản có quyền sở hữu hợp pháp. Nay muốn vay thêm nhưng không còn tài sản nào để thế chấp, nhà xưởng thì ngân hàng không chấp nhận làm tài sản đảm bảo, nên công ty gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, để có thêm nhiều trợ lực cho doanh nghiệp, HUBA đề xuất Chính phủ tháo gỡ bằng cách đánh giá giá trị tài sản thế chấp theo giá thị trường, tăng tỷ lệ đảm bảo của tài sản thế chấp, cho phép thế chấp tài sản đất thuê hàng năm, thí điểm cho vay tín chấp và tăng giá trị thế chấp bằng đất nông nghiệp. Ngân hàng Nhà nước có giải pháp cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ, giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn. Đồng thời tiếp tục chính sách gia hạn nợ vay một năm đối với các khoản vay trung và dài hạn. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp hạ lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại, khống chế tỉ lệ "biên độ lãi ròng" ở mức 3% cũng là giải pháp cần thiết để các ngân hàng thương mại chia sẻ khó khăn với nền kinh tế hiện nay nhằm hạ lãi suất cho vay. Theo đó, HUBA kiến nghị Ngân hàng chính sách xã hội hỗ trợ cho doanh nghiệp vay lãi suất thấp để trả lương cho người lao động, kích thích sức mua, kích thích thị trường. Bởi nếu lãi suất vay cao ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, lãi suất tiền vay hầu hết đều trên 10%/năm nên rất khó cho doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy nợ vay. Đề cập đến Chương trình kích cầu thông qua đầu tư triển khai đã hơn 20 năm qua nhằm hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi vay vốn để các chủ đầu tư thực hiện dự án, HUBA cho rằng, chương trình đã mang lại thành công cho nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong 2 năm nay chương trình bị dừng lại không triển khai làm ảnh hưởng tới sự phát triển của các ngành liên quan. Do đó, doanh nghiệp đề xuất Thành phố xem xét khơi thông lại chương trình kích cầu đầu tư nhằm giải cứu cho doanh nghiệp đã tham gia mà không được giải ngân. Song song đó, kiến nghị Thành phố thúc đẩy các chương trình hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP Về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và Thông tư 03/2022/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện Nghị định 31/2022/NĐ-CP hỗ trợ lãi suất với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Đối với vấn đề thị trường, HUBA đề xuất tăng cường hợp tác, nâng cao hiệu quả việc liên kết giữa doanh nghiệp tại các tỉnh, thành thông qua việc xây dựng kế hoạch dài hạn, có lộ trình, theo dõi, kiểm tra và đánh giá để điều chỉnh, nâng cao hiệu quả trên cơ sở tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất, lưu thông hàng hóa, phát huy thế mạnh từng địa phương. Về xuất khẩu, thành phố cần thiết lập kênh kết nối định kỳ với cơ quan thương vụ của Đại sứ quán Việt Nam tại các nước, nhằm thúc đẩy sự tăng cường hợp tác, đầu tư, giao thương Việt Nam với nước ngoài. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng mong muốn các cơ quan sứ quán triển khai công cụ trực tuyến, tư vấn giải pháp cho doanh nghiệp cải thiện năng lực xuất khẩu, đặc biệt là những thị trường mới còn nhiều tiềm năng./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ Tp. Hồ Chí Minh tăng chưa bền vững
12:38' - 04/04/2023
Ngành công thương Tp. Hồ Chí Minh đang tiếp tục triển khai bình ổn thị trường hàng hóa, nhằm hạn chế việc tăng giá hàng hóa tiêu dùng, nhất là đối với nhóm mặt hàng thiết yếu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hấp thụ vốn chậm, tín dụng Tp.Hồ Chí Minh tăng chưa tới 1% trong quý I/2023
20:01' - 03/04/2023
Mặt bằng lãi suất neo cao, trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp suy giảm khiến tăng trưởng tín dụng trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh đạt kết quả khá thấp.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp gặp khó, kéo giảm sản xuất công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh
17:15' - 03/04/2023
3 tháng đầu năm 2023, các doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều thách thức do giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao; chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế..
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Vượt chỉ tiêu lợi nhuận 2024, VIMC đặt mục tiêu doanh thu hơn 20.700 tỷ đồng năm 2025
19:26' - 09/07/2025
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) tổ chức hôm nay (9/7) đã thông qua mục tiêu doanh thu hơn 20.700 tỷ đồng trong năm 2025.
-
Doanh nghiệp
Chuyển giao quyền điều khiển lưới điện tại Lâm Đồng và Khánh Hòa từ ngày 28/7
12:11' - 09/07/2025
Từ 28/7/2025, quyền điều khiển lưới điện khu vực thuộc tỉnh Đăk Nông và Ninh Thuận cũ sẽ được chuyển giao giữa CSO và SSO, đảm bảo vận hành an toàn, liên tục, đúng quy định.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu sau 30 năm thành lập
12:09' - 09/07/2025
Vietnam Airlines tiếp tục mở rộng mạng bay, nâng cấp dịch vụ và thúc đẩy các sáng kiến phát triển bền vững.
-
Doanh nghiệp
EVN tập trung nguồn lực hoàn thành và khởi công các công trình trọng điểm
11:31' - 09/07/2025
Về đầu tư xây dựng, EVN tập trung nguồn lực để hoàn thành và khởi công các công trình trọng điểm hướng tới kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
-
Doanh nghiệp
HD Hyundai cung cấp công nghệ đóng tàu cho nhà máy đóng tàu lớn nhất Ấn Độ
07:18' - 09/07/2025
HD Hyundai cho hay công ty này sẽ cung cấp công nghệ đóng tàu cho nhà máy đóng tàu nhà nước lớn nhất Ấn Độ, Cochin Shipyard, nhằm mở rộng khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Doanh nghiệp
Jeju Air mở loạt đường bay mới tới Trung Quốc
07:13' - 09/07/2025
Theo Global Times, hãng hàng không Hàn Quốc Jeju Air có kế hoạch mở rộng các tuyến bay từ nhiều sân bay Hàn Quốc đến Trung Quốc khi nhu cầu du lịch dự kiến gia tăng.
-
Doanh nghiệp
Số vụ phá sản tại Nhật Bản chạm mức cao nhất 11 năm
18:59' - 08/07/2025
Kết quả khảo sát của công ty nghiên cứu tín dụng Tokyo Shoko Research công bố ngày 8/7 cho thấy, số vụ phá sản doanh nghiệp tại Nhật Bản trong 6 tháng qua lên tới 4.990 vụ, mức cao nhất trong 11 năm.
-
Doanh nghiệp
ByteDance không đồng ý bán TikTok cho liên doanh Mỹ
18:32' - 08/07/2025
Công ty công nghệ ByteDance của Trung Quốc vừa lên tiếng bác bỏ các báo cáo cho rằng họ đã đồng ý bán cổ phần kiểm soát mạng xã hội TikTok cho một liên doanh của Mỹ, do Oracle dẫn đầu.
-
Doanh nghiệp
EVN thúc đẩy hợp tác với doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc
16:34' - 08/07/2025
Giải pháp cung cấp điện bằng tàu phát điện nổi được đại diện của Công ty Karpowership (Thổ Nhĩ Kỳ) giới thiệu khi đến làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đây.