Kiến tạo “siêu đô thị” sau sáp nhập TP.Hồ Chí Minh với Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu
Theo Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 9/5/2025, Chính phủ đã thông qua hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025 do Bộ Nội vụ trình. TP. Hồ Chí Minh mới trên cơ sở sáp nhập TP. Hồ Chí Minh với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu hứa hẹn kiến tạo một siêu đô thị mới tại vùng Đông Nam Bộ khi phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên, địa lý và cơ sở hạ tầng của ba địa phương.
* Trung tâm liên kếtGiám đốc bộ phận Nghiên cứu Savills TP. Hồ Chí Minh Giang Huỳnh cho rằng, với vị trí liền kề và hệ thống giao thông kết nối đồng bộ giữa ba địa phương giúp việc quy hoạch không gian kinh tế, đô thị thuận lợi và hiệu quả hơn. Quỹ đất mở rộng, tạo điều kiện cho các chiến lược giãn dân, phát triển đô thị vệ tinh và xây dựng các khu đô thị mới hiện đại. Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông dự kiến được đồng bộ hóa, đặc biệt là hệ thống đường bộ, đường thủy và cảng biển, sẽ tăng cường khả năng liên kết vùng và nâng cao năng lực logistics.
TP. Hồ Chí Minh hiện là trung tâm kinh tế tài chính, dịch vụ lưu trú và nhà ở với dân số lớn nhất. Bên cạnh đó, Bình Dương được xem là thủ phủ công nghiệp, đồng thời tốc độ đô thị hóa cao. Bà Rịa - Vũng Tàu có lợi thế về cả du lịch và công nghiệp. Vì thế, việc sáp nhập ba khu vực này sẽ tạo ra một vùng kinh tế lớn mạnh, đa dạng các lĩnh vực như công nghiệp, nhà ở, thương mại dịch vụ và du lịch.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhận định, TP. Hồ Chí Minh mở rộng sẽ không chỉ là chuyện của ba địa phương mà còn gắn bó sâu sắc hơn với Đồng Nai, Tây Ninh, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang,... để "tái thiết kế chiến lược phát triển vùng". Quy mô TP. Hồ Chí Minh mới sẽ lớn như Thượng Hải của Trung Quốc. Tổng Bí thư đặt vấn đề phải phấn đấu làm sao để phát triển TP. Hồ Chí Minh như Thượng Hải.
Theo đó, TP. Hồ Chí Minh mở rộng sẽ đóng vai trò hạt nhân, động lực lan tỏa cho sự phát triển toàn diện của vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, và rộng hơn nữa là Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Sự phát triển của thành phố gắn liền, tương hỗ với sự phát triển của các tỉnh thành trong vùng; TP. Hồ Chí Minh không chỉ "dẫn dắt" mà còn liên kết chặt chẽ, khai thác tối đa lợi thế bổ sung lẫn nhau, xây dựng một không gian kinh tế - văn hóa liên vùng, tạo thành một cực tăng trưởng mới mang tầm cỡ khu vực và quốc tế.
Các chuyên gia cho rằng, sau khi sáp nhập, TP. Hồ Chí Minh mới nếu khai thác được tiềm năng sẽ trở thành một siêu đô thị mà không có đô thị nào tại Đông Nam Á sánh bằng. Đặc biệt, TP. Hồ Chí Minh mới sẽ có hàng hải, trung tâm công nghiệp, trung tâm tài chính thương mại, du lịch biển đảo rất lớn. Lợi thế của các đô thị riêng lẻ sẽ được hội tụ vào TP. Hồ Chí Minh mới.
Tại tỉnh Bình Dương, trong bối cảnh mới, các quy hoạch, dự án ở cấp nhỏ hơn cũng đang được hoàn thiện. Tiêu biểu như mới đây thành phố Dĩ An, đô thị cửa ngõ của Bình Dương giáp với TP. Hồ Chí Minh đã công bố đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Dĩ An đến năm 2045. Theo đó, đô thị Dĩ An sẽ được phân vùng phát triển, gắn với đầu mối giao thông TOD, trung tâm đô thị Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh,...
Bên cạnh đó, HĐND tỉnh Bình Dương cũng đã có các nghị quyết về chủ trương làm tuyến metro kết nối TP. Hồ Chí Minh - thành phố mới Bình Dương để trình cơ quan Trung ương xem xét, về dự án đường ven sông Sài Gòn qua địa bàn tỉnh Bình Dương để kết nối đồng bộ với đường ven sông của TP. Hồ Chí Minh…
* Nhiều giải pháp chiến lượcTheo các chuyên gia, kết nối hạ tầng giữa TP. Hồ Chí Minh với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu hiện còn nhiều hạn chế. Mặc dù có các tuyến quốc lộ chính và cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành (sắp tới là Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một; Biên Hoà - Vũng Tàu), nhưng tình trạng ùn tắc vẫn diễn ra, đặc biệt tại các nút giao quan trọng như vòng xoay An Phú, và có nguy cơ lan rộng ra các khu vực lân cận như Long Thành. Việc hoàn thiện đúng tiến độ các tuyến hạ tầng trọng điểm như Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh, các tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một, Biên Hoà - Vũng Tàu là rất quan trọng để giảm tải hạ tầng hiện hữu và khai thông các khu vực vùng ven đang chờ đợi hạ tầng để bức phá.
Trong tương lai, cần có những quy hoạch hạ tầng mới, đặc biệt là các giải pháp kết nối hiệu quả hơn giữa TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, cũng như các khu vực lân cận khác của Đồng Nai.
Bên cạnh đó, cần đánh giá kế hoạch phát triển ngành giao thông, trong đó có sự phù hợp của hệ thống đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh hiện nay khi sáp nhập với hai địa phương còn lại. Rà soát lại kết cấu hạ tầng cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải; kết cấu hạ tầng xã hội như chuyển đổi các trụ sở dôi dư, đảm bảo sự kết nối giữa người dân và chính quyền.
Đồng thời, tổ chức lại các khu vực chức năng và kết nối các khu với nhau trong thành phố mới, các chương trình phát triển đô thị sẽ được tiếp tục như thế nào và tác động của việc sắp xếp đơn vị hành chính, bỏ quận huyện, sáp nhập các phường xã đến quy hoạch chung và quy hoạch phân khu ra sao.
Các chuyên gia cho rằng, trong việc xác lập lại thứ tự ưu tiên trong kế hoạch đầu tư công thì trọng tâm là phát triển hạ tầng giao thông và hạ tầng kỹ thuật với mục tiêu nâng cao năng lực kết nối vùng, tối ưu hóa không gian phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ chuyển đổi mô hình tăng trưởng của thành phố. Ưu tiên phát triển đường vành đai, các tuyến metro, đường sắt liên vùng, các cảng cạn và logistics thông minh.Theo Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 Thủ tướng đã phê duyệt, mục tiêu tổng quát là xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển toàn diện, trở thành một trong những khu vực động lực phát triển quan trọng của vùng Đông Nam Bộ, là trung tâm kinh tế biển quốc gia. Bởi vậy, Bà Rịa - Vũng Tàu xác định phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế bảo đảm tính cạnh tranh cao, liên kết chặt chẽ và hiệu quả với các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ và cả nước.
Đặc biệt, TP. Hồ Chí Minh sẽ phối hợp chặt chẽ với tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu để triển khai đề án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo hoàn thành và đi vào hoạt động trước ngày 15/9/2025.
- Từ khóa :
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hội chợ Thương hiệu hàng đầu Thái Lan tại TP. Hồ Chí Minh
13:23' - 14/05/2025
Cục Xúc tiến Thương mại Quốc tế (DITP), Bộ Thương mại Thái Lan phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức Hội chợ Thương hiệu hàng đầu Thái Lan 2025 - Top Thai Brands 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường hợp tác với các địa phương của Nga
20:47' - 13/05/2025
Tp Hồ Chí Minh luôn xác định việc tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các địa phương, tổ chức và doanh nghiệp của Liên bang Nga là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược hội nhập quốc tế.
-
Ngân hàng
Dư nợ cho vay của các ngân hàng TP. Hồ Chí Minh lần đầu vượt 4 triệu tỷ đồng
17:52' - 13/05/2025
Hoạt động tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ghi nhận tín hiệu tích cực trong 4 tháng đầu năm nay, khi dư nợ cho vay của các ngân hàng lần đầu tiên vượt 4 triệu tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 100.000 lượt hành khách qua sân bay Côn Đảo trong dịp cao điểm Hè
12:50'
Đội ngũ nhân viên phục vụ mặt đất được bố trí hợp lý tại các vị trí trọng điểm, luôn sẵn sàng hỗ trợ hành khách làm thủ tục, tại cửa boarding, nhà chờ và các khu vực khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 2: Xây dựng các trung tâm nghiên cứu tầm cỡ
12:44'
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định, phải phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 1: Chính sách thu hút nhân tài đột phá
12:44'
Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có chính sách để đào tạo cũng như thu hút nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ - yếu tố được xem là nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm giải quyết tình trạng nứt nhà do thi công cao tốc Nha Trang - Cam Lâm
11:46'
Liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng do rung chấn trong quá trình thi công đường đầu cầu Tuyến nối TL3 vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, gây bức xúc cho người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thuỷ sản trước những thách thức khó lường
11:14'
Sau nhiều tháng tăng trưởng tốt ở mức 2 con số, xuất khẩu thuỷ sản tháng 6/2025 đã chững lại, dự báo nhiều thách thức trong nửa cuối năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh vừa được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua
11:06'
Các luật, pháp lệnh đều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết quả khả quan từ việc đạt được đàm phán thương mại với Hoa Kỳ
10:47'
Việc Việt Nam đạt được kết quả đàm phán với Hoa Kỳ là kết quả rất tốt, khả quan từ nỗ lực, sự chủ động, chuẩn bị từ rất sớm, rất xa của Chính phủ, bộ ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An thu hút FDI đạt gần 300 triệu USD trong nửa đầu năm 2025
10:17'
Thông tin từ UBND tỉnh Nghệ An cho biết: trong 6 tháng đầu năm 2025, Nghệ An thu hút hơn 16.400 tỷ đồng vốn đầu tư; trong đó, gần 300 triệu USD đến từ khu vực FDI.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Quảng Ninh tăng trưởng hai con số trong 6 tháng đầu năm
10:07'
6 tháng đầu năm 2025, kinh tế của tỉnh Quảng Ninh đạt tốc độ trưởng 11,03% (đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố cũ).