Kìm đà tăng giá vàng và biến động tỷ giá
Trong bối cảnh giá vàng liên tục "nóng bỏng tay" và tỷ giá USD/VND diễn biến khó lường, một loạt chính sách dồn dập đã được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước triển khai để hạ nhiệt.
Bày tỏ sự đồng tình về các giải pháp đang được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thực hiện, các doanh nghiệp xuất khẩu và Hiệp hội Kinh doanh vàng cho rằng, cần thực hiện chính sách ổn định tỷ giá và tăng nguồn cung để lập lại trật tự thị trường của hai loại tài sản này.
*Ông Trương Vi Tuấn, chuyên gia phân tích tại trang giavang.net:
Ngân hàng Nhà nước đang khởi động các phiên đấu thầu vàng để tăng cung vàng miếng đáp ứng nhu cầu thị trường vàng trong nước. Trong bối cảnh này, một trong những yếu tố thị trường quan tâm là việc này sẽ gây áp lực ra sao đối với tỷ giá, nhất là trong bối cảnh tỷ giá đã tăng cao.
Tỷ giá USD/VND đang tăng cao do nhiều nguyên nhân, bao gồm: khối ngoại tiếp tục đà bán ròng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam và dùng số tiền VND thu được để đổi ra USD.
Thêm vào đó, tình trạng vàng miếng tăng giá cao bất hợp lý đã khiến một lượng USD "chảy máu" để mua vàng lậu dẫn đến gây áp lực thêm cho tỷ giá, đồng thời gây áp lực cho sự phục hồi của kinh tế trong nước. Điều này dẫn đến nhiều khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các tổ chức tài chính trong nước.
Lúc này, điều quan trọng nhất mà Ngân hàng Nhà nước đang tập trung đó là ổn định tỷ giá, ổn định thị trường vàng; đồng thời cần phải tăng nguồn cung của cả hai tài sản là USD và vàng.
Do đó, trước khi sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Ngân hàng Nhà nước đã thông báo bán dự trữ ngoại hối nhằm ổn định thanh khoản cho tỷ giá, tránh tình trạng khan hiếm USD.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng tổ chức đấu thầu vàng miếng để tăng cung cho thị trường vàng. Các doanh nghiệp vàng sẽ được tăng cung vàng miếng, qua đó bán ra thị trường và làm “thoả mãn” nhu cầu mua vàng của người dân. Cùng đó, việc tăng cường thanh tra, kiểm tra chặt chẽ các hoạt động mua bán vàng tại các doanh nghiệp vàng, các tiệm kinh doanh vàng đã góp phần tích cực vào việc ngăn chặn buôn lậu vàng, kiềm chế được việc thu gom USD để mua bán vàng ngoài sổ sách.
Đây là 2 biện pháp tốt để tăng cung hàng hoá, bình ổn thị trường. Tôi cho rằng trước khi sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước cũng cần có thời gian để nghiên cứu kỹ tình hình mới của thị trường vàng nên hai biện pháp này tạm thời sẽ làm thị trường vàng lành mạnh hơn, làm hợp lý hơn lượng cung cầu.
*Ông Đinh Nho Bảng, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA):
Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng của Chính phủ được ban hành đến nay đã 12 năm. Tuy nhiên, cần nhìn nhận vai trò của Nghị định 24 trong bối cảnh hiện nay, khi nguyên tắc biến động giá hàng ngày trên cơ sở quan hệ cung – cầu dẫn đến giá vàng miếng SJC thường xuyên cao hơn giá vàng quốc tế quy đổi. Bởi, nguồn cung vàng miếng SJC cho thị trường trong suốt hơn 10 năm qua không có, chỉ có người dân cần mua.
Thực tế, trước khi đấu thầu vàng, Ngân hàng Nhà nước không tổ chức sản xuất và cũng không cung ứng ra thị trường vàng miếng trong một thời gian dài. Doanh nghiệp mua vàng miếng từ nguồn của khách hàng (người dân) và bán vàng miếng từ nguồn vàng sẵn có theo khả năng của doanh nghiệp. Trong khi, hầu như doanh nghiệp không có nguồn vàng SJC dự trữ lớn để cung cấp cho thị trường do khả năng thu mua vàng miếng SJC trong dân có hạn.
Để giải quyết vấn đề chệch lệch giá hiện nay, cũng như tăng cung vàng miếng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, Ngân hàng Nhà nước vừa tổ chức đầu thầu vàng. Theo tôi, đây là giải pháp tạm thời và không nên kéo dài để bảo toàn dự trữ ngoại hối Nhà nước, bởi khi mỗi lượng vàng cung ứng ra thị trường đều lấy từ quỹ dự trữ, mà nguyên tắc quỹ này chỉ sử dụng cho nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước.
Ngoài ra, nếu vẫn giữ độc quyền vàng miếng SJC như hiện nay, cùng với đó đưa lượng lớn vàng miếng ra thị trường qua đấu thầu có thể kích thích nhu cầu kinh doanh, tích trữ của doanh nghiệp, người dân. Từ đó, giảm vốn sản xuất và các kênh đầu tư khác của xã hội, cũng như ảnh hưởng đến việc kiểm soát vàng hoá nền kinh tế, điều mà Nghị định 24/2012/NĐ-CP đang làm rất tốt.
Do đó, về lâu dài, Ngân hàng Nhà nước cần cân nhắc giải pháp nhập khẩu vàng bởi khi dự trữ ngoại hối không quá dồi dào, đổi nguồn ngoại tệ lớn để nhập khẩu vàng dễ gây rủi ro cho nền kinh tế. Việc cho phép doanh nghiệp có đủ điều kiện nhập khẩu vàng để cung cấp cho thị trường theo hạn ngạch được Ngân hàng Nhà nước cấp trên cơ sở tính toán các yếu tố về kinh tế vĩ mô, lạm phát, tỷ giá… cũng là một phương án.
*Ông Huỳnh Hữu Lộc, Giám đốc Công ty TNHH Vải HNB:
Hiện nay, các mặt hàng là nguyên vật liệu để sản xuất và phân phối tại công ty chủ yếu được nhập khẩu, đa phần thanh toán bằng USD. Thông thường, tỷ giá tăng sẽ làm tăng giá trị hàng xuất khẩu, nhưng đi kèm là việc đẩy tăng chi phí vốn để nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.
Việt Nam hiện đang nằm trong Top 5 các nước xuất khẩu dệt may của thế giới. So với các quốc gia, tiền Việt Nam mất giá ít hơn, do đó, hàng dệt may của Việt Nam đắt hơn về giá thành so với các quốc gia trong Top 5 khoảng 15%. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam giảm đến 10% và hiện cũng là nước giảm nhiều nhất trong Top 5 nước xuất khẩu dệt may.
Ngoài ra, tỷ giá tăng cũng khiến chi phí vận chuyển của doanh nghiệp xuất nhập khẩu "đắt đỏ" hơn do tỷ giá. Chưa kể, giá cước vận tải biển từ Việt Nam sang châu Âu và bờ Đông nước Mỹ đã tăng gấp từ 2-3 lần do căng thẳng Biển Đỏ. Mặc dù, chi phí tăng nhưng giá bán vẫn phải giữ do đã ký hợp đồng với khách hàng. Điều này, đồng nghĩa, doanh nghiệp đang phải giảm lợi nhuận.
Trước thực trạng này, doanh nghiệp đang phải "gồng mình" chống đỡ, tìm kiếm thêm nguồn trợ lực về tài chính để chủ động trước những diễn biến bất thường của thị trường. Thêm vào đó, doanh nghiệp kỳ vọng, Nhà nước sớm có chính sách ổn định tỷ giá hoặc can thiệp điều tiết thị trường một cách kịp thời. Điều này đặc biệt sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa như HNB.
Xem thêm:
>> Thị trường vàng, tỷ giá - Bài 1: Điều hành trong “cơn lốc” tăng sốc
>> Thị trường vàng, tỷ giá - Bài 2: Đấu thầu vàng có đủ sức “hạ nhiệt” thị trường?
>> Thị trường vàng, tỷ giá - Bài 3: Kinh nghiệm ngăn chặn "vàng hóa" của Ấn Độ
>> Thị trường vàng, tỷ giá - Bài cuối: Kìm đà tăng
- Từ khóa :
- thị trường vàng
- tỷ giá
- tỷ giá usd
- vàng
- giá vàng trong nước
Tin liên quan
-
Giá vàng
Cập nhật giá vàng SJC, giá vàng nhẫn sáng 1/5
07:46' - 01/05/2024
Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 83 - 85,22 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).
-
Giá vàng
Giá vàng hôm nay 1/5 cập nhật mới nhất
05:00' - 01/05/2024
BNEWS/TTXVN liên tục cập nhật giá vàng thế giới và trong nước các thương hiệu Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC, giá vàng Rồng Thăng Long, vàng SJC, DOJI, PNJ, vàng 9999, vàng 24K, 18K, 14K, 10K...
-
Giá vàng
Nhu cầu vàng trong năm 2024 tại Ấn Độ có thể chạm "đáy" của 4 năm
16:58' - 30/04/2024
Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) ngày 30/4 cho biết, nhu cầu vàng của Ấn Độ trong quý I/2024 đã tăng 8% so với một năm trước đó, lên 136,6 tấn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá và liên kết để phát triển du lịch Thanh Hóa
16:38'
Ngày 26/4, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức Tọa đàm Famtrip - Khám phá xứ Thanh nhằm giới thiệu, quảng bá và liên kết, phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Kạn xúc tiến đầu tư, đón xu hướng dịch chuyển công nghiệp
16:22'
Sáng 26/4, UBND tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp, đón xu hướng dịch chuyển công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà bán lẻ ra mắt chương trình, dịch vụ kết nối cộng đồng dịp lễ 30/4
15:35'
Hướng đến kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, nhiều nhà bán lẻ tại TP. Hồ Chí Minh ra mắt chương trình, dịch vụ kết nối cộng đồng mới lạ và lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông xe kỹ thuật công trình cải tạo, nâng cấp đường Bắc Quang - Xín Mần
15:35'
Ngày 26/4 UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình cải tạo, nâng cấp đường Bắc Quang - Xín Mần giai đoạn I - một công trình trọng điểm mang nhiều ý nghĩa đối với nhân dân vùng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam trong năm 2026
15:34'
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải huy động tối đa, đa dạng hóa các nguồn vốn để khởi công xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam trong năm 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Trao chứng nhận đầu tư và khởi công dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Cần Thơ
14:48'
Ngày 26/4, tại thành phố Cần Thơ, Tập đoàn Hoa Lâm và Aeon Mall Việt Nam phối hợp tổ chức lễ trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và khởi công dự án Aeon Mall Cần Thơ với tổng vốn đầu tư 5.400 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2040
12:43'
Ngày 26/4, UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị công bố Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2040.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy hợp tác xúc tiến thương mại, đầu tư Việt Nam-Trung Quốc
09:52'
Ngày 25/4, tại trụ sở Ủy ban Xúc tiến Thương mại quốc tế Trung Quốc (CCPIT), Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Thanh Bình đã có cuộc làm việc với Chủ tịch CCPIT Nhậm Hồng Bân.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Triển khai các dự án đường sắt "thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa"
09:31'
Sáng 26/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt (Ban Chỉ đạo) chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.