Kìm đà tăng giá vàng và biến động tỷ giá
Trong bối cảnh giá vàng liên tục "nóng bỏng tay" và tỷ giá USD/VND diễn biến khó lường, một loạt chính sách dồn dập đã được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước triển khai để hạ nhiệt.
Bày tỏ sự đồng tình về các giải pháp đang được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thực hiện, các doanh nghiệp xuất khẩu và Hiệp hội Kinh doanh vàng cho rằng, cần thực hiện chính sách ổn định tỷ giá và tăng nguồn cung để lập lại trật tự thị trường của hai loại tài sản này.
*Ông Trương Vi Tuấn, chuyên gia phân tích tại trang giavang.net:
Ngân hàng Nhà nước đang khởi động các phiên đấu thầu vàng để tăng cung vàng miếng đáp ứng nhu cầu thị trường vàng trong nước. Trong bối cảnh này, một trong những yếu tố thị trường quan tâm là việc này sẽ gây áp lực ra sao đối với tỷ giá, nhất là trong bối cảnh tỷ giá đã tăng cao.
Tỷ giá USD/VND đang tăng cao do nhiều nguyên nhân, bao gồm: khối ngoại tiếp tục đà bán ròng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam và dùng số tiền VND thu được để đổi ra USD.
Thêm vào đó, tình trạng vàng miếng tăng giá cao bất hợp lý đã khiến một lượng USD "chảy máu" để mua vàng lậu dẫn đến gây áp lực thêm cho tỷ giá, đồng thời gây áp lực cho sự phục hồi của kinh tế trong nước. Điều này dẫn đến nhiều khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các tổ chức tài chính trong nước.
Lúc này, điều quan trọng nhất mà Ngân hàng Nhà nước đang tập trung đó là ổn định tỷ giá, ổn định thị trường vàng; đồng thời cần phải tăng nguồn cung của cả hai tài sản là USD và vàng.
Do đó, trước khi sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Ngân hàng Nhà nước đã thông báo bán dự trữ ngoại hối nhằm ổn định thanh khoản cho tỷ giá, tránh tình trạng khan hiếm USD.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng tổ chức đấu thầu vàng miếng để tăng cung cho thị trường vàng. Các doanh nghiệp vàng sẽ được tăng cung vàng miếng, qua đó bán ra thị trường và làm “thoả mãn” nhu cầu mua vàng của người dân. Cùng đó, việc tăng cường thanh tra, kiểm tra chặt chẽ các hoạt động mua bán vàng tại các doanh nghiệp vàng, các tiệm kinh doanh vàng đã góp phần tích cực vào việc ngăn chặn buôn lậu vàng, kiềm chế được việc thu gom USD để mua bán vàng ngoài sổ sách.
Đây là 2 biện pháp tốt để tăng cung hàng hoá, bình ổn thị trường. Tôi cho rằng trước khi sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước cũng cần có thời gian để nghiên cứu kỹ tình hình mới của thị trường vàng nên hai biện pháp này tạm thời sẽ làm thị trường vàng lành mạnh hơn, làm hợp lý hơn lượng cung cầu.
*Ông Đinh Nho Bảng, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA):
Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng của Chính phủ được ban hành đến nay đã 12 năm. Tuy nhiên, cần nhìn nhận vai trò của Nghị định 24 trong bối cảnh hiện nay, khi nguyên tắc biến động giá hàng ngày trên cơ sở quan hệ cung – cầu dẫn đến giá vàng miếng SJC thường xuyên cao hơn giá vàng quốc tế quy đổi. Bởi, nguồn cung vàng miếng SJC cho thị trường trong suốt hơn 10 năm qua không có, chỉ có người dân cần mua.
Thực tế, trước khi đấu thầu vàng, Ngân hàng Nhà nước không tổ chức sản xuất và cũng không cung ứng ra thị trường vàng miếng trong một thời gian dài. Doanh nghiệp mua vàng miếng từ nguồn của khách hàng (người dân) và bán vàng miếng từ nguồn vàng sẵn có theo khả năng của doanh nghiệp. Trong khi, hầu như doanh nghiệp không có nguồn vàng SJC dự trữ lớn để cung cấp cho thị trường do khả năng thu mua vàng miếng SJC trong dân có hạn.
Để giải quyết vấn đề chệch lệch giá hiện nay, cũng như tăng cung vàng miếng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, Ngân hàng Nhà nước vừa tổ chức đầu thầu vàng. Theo tôi, đây là giải pháp tạm thời và không nên kéo dài để bảo toàn dự trữ ngoại hối Nhà nước, bởi khi mỗi lượng vàng cung ứng ra thị trường đều lấy từ quỹ dự trữ, mà nguyên tắc quỹ này chỉ sử dụng cho nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước.
Ngoài ra, nếu vẫn giữ độc quyền vàng miếng SJC như hiện nay, cùng với đó đưa lượng lớn vàng miếng ra thị trường qua đấu thầu có thể kích thích nhu cầu kinh doanh, tích trữ của doanh nghiệp, người dân. Từ đó, giảm vốn sản xuất và các kênh đầu tư khác của xã hội, cũng như ảnh hưởng đến việc kiểm soát vàng hoá nền kinh tế, điều mà Nghị định 24/2012/NĐ-CP đang làm rất tốt.
Do đó, về lâu dài, Ngân hàng Nhà nước cần cân nhắc giải pháp nhập khẩu vàng bởi khi dự trữ ngoại hối không quá dồi dào, đổi nguồn ngoại tệ lớn để nhập khẩu vàng dễ gây rủi ro cho nền kinh tế. Việc cho phép doanh nghiệp có đủ điều kiện nhập khẩu vàng để cung cấp cho thị trường theo hạn ngạch được Ngân hàng Nhà nước cấp trên cơ sở tính toán các yếu tố về kinh tế vĩ mô, lạm phát, tỷ giá… cũng là một phương án.
*Ông Huỳnh Hữu Lộc, Giám đốc Công ty TNHH Vải HNB:
Hiện nay, các mặt hàng là nguyên vật liệu để sản xuất và phân phối tại công ty chủ yếu được nhập khẩu, đa phần thanh toán bằng USD. Thông thường, tỷ giá tăng sẽ làm tăng giá trị hàng xuất khẩu, nhưng đi kèm là việc đẩy tăng chi phí vốn để nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.
Việt Nam hiện đang nằm trong Top 5 các nước xuất khẩu dệt may của thế giới. So với các quốc gia, tiền Việt Nam mất giá ít hơn, do đó, hàng dệt may của Việt Nam đắt hơn về giá thành so với các quốc gia trong Top 5 khoảng 15%. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam giảm đến 10% và hiện cũng là nước giảm nhiều nhất trong Top 5 nước xuất khẩu dệt may.
Ngoài ra, tỷ giá tăng cũng khiến chi phí vận chuyển của doanh nghiệp xuất nhập khẩu "đắt đỏ" hơn do tỷ giá. Chưa kể, giá cước vận tải biển từ Việt Nam sang châu Âu và bờ Đông nước Mỹ đã tăng gấp từ 2-3 lần do căng thẳng Biển Đỏ. Mặc dù, chi phí tăng nhưng giá bán vẫn phải giữ do đã ký hợp đồng với khách hàng. Điều này, đồng nghĩa, doanh nghiệp đang phải giảm lợi nhuận.
Trước thực trạng này, doanh nghiệp đang phải "gồng mình" chống đỡ, tìm kiếm thêm nguồn trợ lực về tài chính để chủ động trước những diễn biến bất thường của thị trường. Thêm vào đó, doanh nghiệp kỳ vọng, Nhà nước sớm có chính sách ổn định tỷ giá hoặc can thiệp điều tiết thị trường một cách kịp thời. Điều này đặc biệt sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa như HNB.
Xem thêm:
>> Thị trường vàng, tỷ giá - Bài 1: Điều hành trong “cơn lốc” tăng sốc
>> Thị trường vàng, tỷ giá - Bài 2: Đấu thầu vàng có đủ sức “hạ nhiệt” thị trường?
>> Thị trường vàng, tỷ giá - Bài 3: Kinh nghiệm ngăn chặn "vàng hóa" của Ấn Độ
>> Thị trường vàng, tỷ giá - Bài cuối: Kìm đà tăng
- Từ khóa :
- thị trường vàng
- tỷ giá
- tỷ giá usd
- vàng
- giá vàng trong nước
Tin liên quan
-
Giá vàng
Cập nhật giá vàng SJC, giá vàng nhẫn sáng 1/5
07:46' - 01/05/2024
Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 83 - 85,22 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).
-
Giá vàng
Giá vàng hôm nay 1/5 cập nhật mới nhất
05:00' - 01/05/2024
BNEWS/TTXVN liên tục cập nhật giá vàng thế giới và trong nước các thương hiệu Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC, giá vàng Rồng Thăng Long, vàng SJC, DOJI, PNJ, vàng 9999, vàng 24K, 18K, 14K, 10K...
-
Giá vàng
Nhu cầu vàng trong năm 2024 tại Ấn Độ có thể chạm "đáy" của 4 năm
16:58' - 30/04/2024
Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) ngày 30/4 cho biết, nhu cầu vàng của Ấn Độ trong quý I/2024 đã tăng 8% so với một năm trước đó, lên 136,6 tấn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm tại Quảng Trị
19:45'
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm tại tỉnh Quảng Trị gồm: Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy và dự án Cảng hàng không Quảng Trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng rà soát, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
18:48'
Bộ Xây dựng đang tập trung rà soát, hoàn thiện để đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn (TCVN) và quy chuẩn quốc gia (QCVN) trong các lĩnh vực quản lý nhà nước; lập kế hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố 80 thủ tục hành chính trong trồng trọt và bảo vệ thực vật
17:54'
Có 80 thủ tục hành chính chuẩn hoá lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư vào trí tuệ nhân tạo tăng 8 lần
16:50'
Việt Nam vẫn ghi nhận 2,3 tỷ USD vốn đầu tư được giải ngân qua 141 thương vụ trong năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết hàng giả: Không chỉ dừng ở khâu “đuổi bắt”
15:35'
Việc chống hàng giả không thể chỉ dừng ở “đuổi bắt” mà cần phòng ngừa tận gốc; trong đó, siết chặt quản lý chất lượng và cấp phép được ví như giải pháp nền tảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tấn xã Việt Nam - nơi chảy mãi dòng tin chiến thắng
15:33'
Trụ sở TTXVN - địa chỉ lịch sử 50 năm trước giờ khang trang, rực rỡ hơn để hòa cùng niềm vui, niềm tự hào và tinh thần độc lập của người Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh đèn tín hiệu, biển báo tại các nút giao phức tạp
15:18'
Dịp lễ 30/4 và 1/5 các địa phương và các cơ quan chức năng đang thực hiện điều chỉnh đèn tín hiệu, biển báo tại các nút giao phức tạp.
-
Kinh tế Việt Nam
Khúc ca khải hoàn trên tàu Thống Nhất
14:05'
Tháng 5, một chuyến tàu mang tên Thống Nhất chở theo người lính cụ Hồ sẽ đi từ thành phố mang tên Bác về quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại muôn vàn kính yêu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nam Định thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính
12:50'
Ngày 27/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Nam Định khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 27 để giải quyết các công việc phát sinh đột xuất.