Kim loại hiếm và những hiểm họa trong thế kỷ 21 (Phần 1)


Đầu thế kỷ 21, lo ngại về các hiện tượng đảo lộn của khí hậu do năng lượng hóa thạch, nhân loại đang tìm cách chuyển sang nền “kinh tế xanh” thân thiện với môi trường, với các công nghệ điện gió, điện Mặt trời… đang ngày càng hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên, ẩn đằng sau cuộc chuyển đổi mô hình kinh tế mang lại hy vọng này là sự lên ngôi của một nguồn nguyên-nhiên liệu mới: các kim loại hiếm. Nhiều chiến lược gia gọi đây là “dầu mỏ” của thế kỷ 21.
Tại sao gọi kim loại hiếm là “nguyên liệu” của thế kỷ 21?Sau động cơ chạy bằng hơi nước, rồi động cơ nhiệt điện, các công nghệ “xanh” đang đưa nhân loại bước vào cuộc cách mạng năng lượng lần thứ ba. Giống như hai lần trước (dựa vào than đá và dầu mỏ), cuộc cách mạng công nghiệp lần này cũng phải dựa vào một nguồn tài nguyên thiết yếu - các kim loại hiếm.“Từ trà đến dầu mỏ, từ hạt nhục đậu khấu đến hoa tuy líp, từ nitrat đến than đá, các nguyên liệu khi nào cũng đi kèm với các khai thác quy mô lớn, các đế chế và chiến tranh. Chúng thường xuyên ngăn trở dòng chảy lịch sử. Giờ đây, đến lượt mình, các kim loại hiếm đang làm biến đổi thế giới.Không chỉ làm ô nhiễm môi trường, các kim loại hiếm còn đặt các cân bằng kinh tế và nền an ninh toàn cầu trong tình trạng nguy hiểm. Chính các kim loại hiếm đã giúp Trung Quốc củng cố vị thế hàng đầu thế giới ở thời điểm bước sang thiên niên kỷ mới, đồng thời đẩy mạnh đà suy yếu của phương Tây”.
Kim loại hiếm được khai thác khi nào và sử dụng thế nào?Theo Guillaume Pitron, “trong một thời gian dài, con người khai thác các kim loại phổ biến, như sắt, vàng, bạc, đồng, chì hay nhôm… Tuy nhiên, từ những năm 1970, người ta bắt đầu biết cách sử dụng các phẩm chất kỳ diệu về hóa học, về điện từ của hàng loạt kim loại hiếm, vốn ẩn chứa trong các loại quặng, với tỉ lệ hết sức nhỏ”.Các kim loại hiếm với những tên gọi bí ẩn như “graphite, vanadium, germanium, platinoïdes, tungstène, antimoine, béryllium, fluorine, rhénium, prométhium…” trong tự nhiên thường trộn lẫn với các quặng kim loại phổ biến nhất.
“Để chiết ra được một kg vanadium cần đến 8,5 tấn quặng, phải 16 tấn mới có được một kg cerium, 50 tấn cho một kg gallium, và phải 1.200 tấn mới có được một kg lutécium”.
Tương tự như “tinh dầu hoa hồng”, được chiết ra rất khó khăn từ hàng núi cánh hoa, để cho ra mùi hương kỳ diệu, với các tác dụng trị liệu lớn, các kim loại hiếm với trữ lượng vô cùng nhỏ, trở thành hy vọng của nền kinh tế thế kỷ 21, khi chúng không chỉ là nguyên liệu cho nền công nghệ tin học hay các công nghệ mới, mà còn là “nguồn năng lượng điện từ” quan trọng.Tác giả ghi nhận, “chúng ta đang đa dạng hóa việc sử dụng các kim loại hiếm trong hai lĩnh vực chủ chốt của cuộc chuyển đổi mô hình năng lượng: các công nghệ mà chúng ta gọi là “xanh” và kỹ thuật số.
Các công nghệ như điện gió, pin Mặt trời, xe chạy điện - sử dụng rộng rãi các kim loại hiếm - tạo ra một nguồn năng lượng không thải ra các bon, được đồng thời tải đi qua các mạng lưới điện được ca ngợi là “siêu hoàn hảo” có thể cho phép tiết kiệm đáng kể năng lượng.
Các hệ thống này được điều khiển bởi các công nghệ số - chính là các công nghệ sử dụng rất nhiều kim loại hiếm”. Tốc độ phát triển các công nghệ mới là cực kỳ mau lẹ.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Doanh nghiệp nhà nước hoàn thành mục tiêu cắt giảm sản lượng thép và than đá
11:25' - 18/01/2018
Năm 2017, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trực thuộc trung ương của Trung Quốc đã hoàn thành mục tiêu cắt giảm sản lượng thép và than đá.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản xuất kim loại tăng cao nhất trong toàn ngành công nghiệp tháng 8
14:54' - 03/09/2017
Tổng cục Thống kê vừa công bố, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 8 ước tính tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước.
-
Thị trường
Các kim loại hiếm để sản xuất nam châm vĩnh cửu tăng giá
11:33' - 22/08/2017
Các kim loại hiếm chủ yếu được khai thác ở Trung Quốc để sản xuất nam châm vĩnh cửu đang tăng giá đột biến từ đầu năm đến nay.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Bốn thách thức đối với ngành khai khoáng
11:42' - 10/05/2017
Ngành công nghiệp khai khoáng trong khu vực APEC đang phải đối mặt với 4 thách thức lớn trong quá trình hoạt động.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29'
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Brussels tìm giải pháp nâng cao khả năng tự chủ chiến lược của EU
09:42'
Diễn đàn Kinh tế Brussels lần thứ 25 tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đổi mới sáng tạo và khả năng tự chủ chiến lược của EU.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng cà phê năm nay của Colombia sẽ cao kỷ lục trong hơn 30 năm
09:39'
Ngày 22/5, Giám đốc Liên đoàn người trồng cà phê Colombia, Germán Bahamón, dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 của nước này sẽ đạt khoảng 15 triệu bao loại 60 kg, mức kỷ lục kể từ năm 1992.
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33' - 22/05/2025
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15' - 22/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13' - 22/05/2025
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16' - 22/05/2025
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...