Kinh nghiệm kinh doanh và tiêu thụ nông sản thời dịch COVID-19
Ngày 27/2, tại Tp. Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp – BSA và Công ty cổ phần Vinamit đã tổ chức tọa đàm "Kinh nghiệm xử lý tình huống kinh doanh thời dịch bệnh trong chế biến và tiêu thụ nông sản".
Bà Vũ Kim Anh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ sáng tạo khởi nghiệp cho biết, tọa đàm là một trong những hoạt động thuộc khuôn khổ chương trình liên kết hoạt động bốn tỉnh ABCD (gồm: An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp và Cần Thơ), nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp.Đặc biệt, hiện nay nhiều doanh nghiệp mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm xử lý kinh doanh thời dịch bệnh, nâng cao giá trị nông sản từ giá trị thấp đến cao.
Theo bà Vũ Kim Anh, trong tình hình dịch bệnh COVID-19, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu của doanh nghiệp, rất cần sự tư vấn, hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm của những doanh nghiệp đầu ngành trong nâng cao năng lực kinh doanh theo chuẩn hội nhập và nhận diện cơ hội mới.Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần được cập nhật những tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, nhu cầu của người tiêu dùng... để mở rộng và khai thác hiệu quả thị trường trong nước và quốc tế.
Trước tình hình biến động thị trường như hiện nay, một số doanh nghiệp chia sẻ, đây là vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho ngành sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm định vị lại chiến lược sản xuất, chủng loại sản phẩm, thị trường tiềm năng...Đối với ngành nông sản, thực phẩm, những sản phẩm tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe dự báo sẽ có cơ hội thị trường thuận lợi, với sức mua tăng cao.
Cùng với đó, người tiêu dùng có xu hướng tăng cường những sản phẩm, thực phẩm lên men hay tăng sức đề kháng tự nhiên... nhằm tăng cường sức khỏe, phòng chống dịch bệnh.Vì vậy, các doanh nghiệp ngành nông sản, thực phẩm tìm ra những sản phẩm có giá trị trong chất lượng, đảm bảo bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và ứng dụng công nghệ an toàn sẽ có điều kiện thuận lợi phát triển sản phẩm, cũng như thành công trên thị trường.
Theo ông Nguyễn Lâm Viên - Tổng giám đốc Vinamit, là doanh nghiệp phải có tâm thế chủ động ứng phó với diễn biến thị trường và giải bài toán "khủng hoảng" về thị trường, cũng như linh hoạt trong quản trị doanh nghiệp.Song song đó, nếu doanh nghiệp đảm bảo cập nhật thông tin, bám sát diễn biến thị trường sẽ có những giải pháp phù hợp trong hoạt động quản trị doanh nghiệp khi xuất hiện những nguy cơ, rủi ro bởi thị trường biến động.
Phân tích cụ thể, ông Nguyễn Lâm Viên cho hay, trong thời điểm hiện nay, doanh nghiệp không nên chỉ quan tâm đến vấn đề "lợi nhuận nhiều hay ít", mà phải tập trung đẩy mạnh doanh số, tăng thu và giảm chi.Theo đó, doanh nghiệp chú trọng cân đối thu - chi, nhất là biến chuyển những chi phí hàng ngày như lương công nhân, điện, nước... bằng một số hình thức khoán doanh số bán hàng, tạo động lực kích cầu tiêu dùng.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên lựa chọn chiến lược sản xuất, kinh doanh, phương thức bán hàng theo hướng tăng doanh số, bảo tồn vốn.
"Ghi nhận thực tế trong thời gian gần đây, doanh số bán các mặt hàng rau củ, quả... của Vinamit tăng 30% so với thời điểm trước dịch bệnh COVID-19 do người tiêu dùng có nhu cầu cao, nhưng Vinamit vẫn chạy chương trình khuyến mãi để tăng doanh số, giữ chân khách hàng...Đây được xem là một trong những phương thức để Vinamit đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn biến động và diễn biến thị trường phức tạp", ông Nguyễn Lâm Viên cho biết thêm.
Riêng đối với vấn đề liên kết ngành sẽ là một trong những giải pháp hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì ổn định thị trường và không dẫm chân lên nhau. Đặc biệt, muốn giữ chân khách hàng, doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực đảm bảo sự ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu ra cho sản phẩm. Mặt khác, các chuyên gia cho rằng, liên kết ngành giúp doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững hơn trong chuỗi cung - cầu, từ nguồn nguyên vật liệu cho đến kỹ thuật, công nghệ tuân thủ quy trình kiểm soát chất lượng trước khi đưa ra thị trường tiêu thu.Doanh nghiệp tham gia liên kết sẽ thống nhất vai trò của từng đối tượng ở từng khâu, tránh cạnh tranh không lành mạnh. Trên cơ sở này, doanh nghiệp có thể xây dựng thương hiệu và uy tín với người tiêu dùng đối với sản phẩm, cũng như đối với từng đơn vị tham gia liên kết./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Giải pháp hữu hiệu cho tiêu thụ nông sản
09:19' - 27/02/2020
Do ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19, xuất khẩu thanh long ở Long An gặp nhiều khó khăn, tồn đọng hàng chục nghìn tấn, giá giảm từ 30.000 - 40.000 đồng/kg xuống còn 7.000 đồng/kg.
-
Hàng hoá
Dịch COVID-19: Nông sản vẫn đang chờ làm thủ tục tại các cửa khẩu
17:37' - 25/02/2020
Bộ Công Thương cho biết, tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đã xuất 243 xe nông sản, hoa quả, linh kiện điện tử, hàng may mặc.
-
DN cần biết
Dịch COVID-19: Hàn Quốc chi 380 tỷ won hỗ trợ xuất khẩu nông sản
15:39' - 25/02/2020
Hàn Quốc sẽ chi 380 tỷ won (311 triệu USD) để hỗ trợ các nhà xuất khẩu sản do lo ngại sự lây lan của dịch COVID-19 trên toàn cầu sẽ tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu trong năm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Dịch COVID-19: Giải tỏa ách tắc cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản
11:21' - 25/02/2020
Bộ Công Thương đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai đảm bảo chống dịch ở các cửa khẩu đường bộ, đường sắt, cảng biển theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
-
Thị trường
Vẫn còn nhiều nông sản chờ thông quan qua cửa khẩu
09:40' - 25/02/2020
Bộ Công Thương đề nghị doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân tiếp tục theo dõi, có thông tin, trao đổi với cơ quan hữu quan để cập nhật diễn biến tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền với Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21'
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20'
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09'
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07'
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03'
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04'
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39'
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38'
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
11:13'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.