Kinh tế 2016: Triển vọng sáng cho năm bản lề
Đây cũng là năm khởi đầu một tiến trình hội nhập mới khi hàng loạt các cam kết hội nhập có hiệu lực. Các chuyên gia đã đưa ra những dự báo lạc quan cho bước ngoặt mới của nền kinh tế. Để rõ hơn về vấn đề này, Phóng viên BNEWS/TTXVN đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia kinh tế trong nước về dự báo triển vọng nền kinh tế trong năm 2016.
* Tiến sĩ kinh tế Trần Du Lịch: Cần có động lực mới cho tăng trưởng
Từ năm 2016 trở đi, tôi cho rằng nền kinh tế nước ta có triển vọng sáng sủa. Tôi đồng tình với mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6,5 đến 7% cho năm 2016. Nhưng để đạt được mục tiêu trên, theo tôi cần có động lực mới, nếu không sẽ khó đạt được. Về chính sách tiền tệ, trong thời gian qua đã có những kết quả tích cực như góp phần ổn định vĩ mô, xử lý nợ xấu, giải quyết ngân hàng đổ vỡ…
Tuy nhiên, mục tiêu giảm lãi suất ngân hàng để hỗ trợ thêm cho nền kinh tế vẫn còn khó. Trong điều kiện hiện nay, tất cả các nguồn lực tín dụng kể cả nhà nước doanh nghiệp đều dựa vào ngân hàng thương mại là chưa thật bền vững.
Để ổn định hệ thống ngân hàng, cần tiếp tục tái cấu trúc, tạo lập cơ sở để nâng cao quản trị phát triển mới. Nếu như chúng ta không quyết liệt giải quyết những “điểm nghẽn” và không nâng cao kỹ năng quản trị sẽ khó thực hiện các mục tiêu ổn định hệ thống ngân hàng như đã đặt ra.
Tôi cũng cho rằng phải tái cơ cấu nợ công để giảm áp lực hàng năm cho vấn đề nợ công; trong đó kể cả phát hành trái phiếu. Bên cạnh đó, phải giải quyết đồng bộ giữa thị trường vốn, tức là thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm theo tinh thần tái cấu trúc.Hiện nay tất cả mọi gánh nặng đều đổ lên ngân hàng thương mại khi không thể nào giải quyết được bài toán về chính sách tài khóa, trọng tâm nhất là phải xem lại cân đối thu chi. Phải giảm cho được chi thường xuyên bằng các biện pháp; trong đó có cải cách hành chính.
* Phó hiệu trưởng Trường đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh - Trần Hoàng Ngân: Nâng cao chất lượng tăng trưởng
Việt
Cũng trong 5 năm qua, chúng ta đã dành thời gian, trí tuệ cho việc hoàn thiện thể chế cơ chế thị trường, tạo lập được nền móng của thể chế vững chắc. Cụ thể là Luật Đầu tư công, Luật Quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp, hoặc là Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư... Từ đó, giúp ta có cơ sở về thể chế thúc đẩy cho quá trình tăng trưởng kinh tế tốt hơn trong giai đoạn tới.
Theo kế hoạch đã được Quốc hội thông qua về các chỉ tiêu kinh tế xã hội; trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế là 6,7%; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 10%; tốc độ nhập siêu 5%. ... Các chỉ tiêu này là hoàn toàn khả thi; đồng thời Chính phủ đã đề ra 9 giải pháp mà phải triển khai quyết liệt.* Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội - Bùi Đức Thụ: Nhiều nhân tố mới mang tính chất ổn định
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với đà tăng trưởng như hiện nay, năm 2016 sẽ có nhiều nhân tố mới mang tính chất ổn định và phát triển hơn. Chính vì vậy, tăng trưởng GDP năm 2016 ở mức 6,7% theo tôi là khả thi.
Tôi cũng khẳng định rằng kinh tế - xã hội 2016 sẽ có những đường nét phát triển tốt hơn, ổn định hơn và có chiều hướng hiệu quả hơn./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam có bị ảnh hưởng bởi xu hướng tăng lãi suất?
09:12' - 31/12/2015
Ngoại trừ Mỹ đã bắt đầu từng bước tăng lãi suất, hầu hết các nước tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng làm đồng tiền nhiều nước mất giá so với USD. Việt Nam sẽ phần nào chịu tác động từ xu hướng này
-
Kinh tế & Xã hội
Năm 2015 du lịch Việt Nam đón gần 8 triệu lượt khách quốc tế
16:25' - 30/12/2015
Một kết quả nữa đáng ghi nhận trong năm 2015 là lượng khách quốc tế đến từ 6 thị trường châu Âu được miễn thị thực đều tăng trưởng, trong đó thị trường Tây Ban Nha và Italy tăng trưởng trên 10%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Không khí khẩn trương trên các công trình trọng điểm dịp nghỉ lễ
10:59'
Trong dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 năm nay, không khí thi công trên công trường các dự án giao thông trọng điểm vẫn rộn rã với tinh thần "vượt nắng thắng mưa", "3 ca 4 kíp", làm việc xuyên lễ, Tết.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – Kazakhstan: Hướng tới hợp tác thương mại bền vững
10:34'
Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Kazakhstan của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ tạo đà cho việc hợp tác thương mại giữa hai quốc gia hướng tới phát triển mạnh mẽ và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Hóa đón hơn 1,6 triệu lượt khách du lịch sau 5 ngày nghỉ lễ
10:01'
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cho biết, với hơn 1,6 triệu lượt khách sau 5 ngày nghỉ lễ (từ 30/4 đến 4/5), doanh thu toàn ngành đạt 4.170 tỉ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy công nghiệp xanh để phát triển bền vững
08:44'
Long An đang xây dựng kế hoạch đưa tỉnh trở thành một trung tâm phát triển kinh tế sôi động, bền vững của vùng dựa trên nền tảng công nghiệp xanh, tự động hóa và khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
08:44'
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật diễn ra như: SCIC công bố thoái vốn 31 doanh nghiệp trong đợt I/2025; sân bay Tân Sơn Nhất có xe buýt nội bộ miễn phí từ Nhà ga T3 sang Nhà ga T1 và T2...
-
Kinh tế Việt Nam
IFC Việt Nam cần chính sách vượt trội
08:34'
Để hiện thực mục tiêu xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, chính sách thuế cần được xem là “chìa khóa chiến lược” nhằm thu hút các nhà đầu tư quốc tế và nguồn nhân lực chất lượng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phát triển Côn Đảo sáng, xanh, sạch, đẹp, hiện đại tầm quốc tế
20:10' - 03/05/2025
Chiều 3/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu về tình hình kinh tế - xã hội và giải quyết các đề xuất nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp cho ý kiến về tiến độ sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp
15:25' - 03/05/2025
Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp, cho ý kiến về tình hình, tiến độ thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 khóa XIII, về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Cánh cửa mở ra chương phát triển mới cho “Hòn ngọc Viễn Đông”
13:11' - 03/05/2025
Với bề dày lịch sử hơn một thế kỷ trải qua nhiều lần chia tách, sáp nhập, Bình Dương đã khẳng định tinh thần tiên phong và khả năng thích ứng vượt bậc.