Kinh tế Canada đã rơi vào suy thoái?
Theo mạng tin CTV News, các ngân hàng lớn như TD Bank, BMO, National Bank, và Deloitte nhận định Canada có thể đối mặt với suy thoái, chịu tác động từ bất ổn thương mại quốc tế và áp lực nội tại. Tuy nhiên, một số ý kiến khác cho rằng đây chỉ là giai đoạn giảm tốc kinh tế, không phải suy thoái sâu.
Các tổ chức tài chính này dự đoán rằng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Canada sẽ giảm trong quý II và III/2025. Trên lý thuyết, hai quý hoặc sáu tháng tăng trưởng kinh tế âm, đồng nghĩa với việc nền kinh tế đã rơi vào suy thoái danh nghĩa. Về cơ bản, giai đoạn suy thoái kinh tế tạm thời được đặc trưng bởi chi tiêu giảm, hoạt động kinh doanh giảm và tình trạng mất việc làm gia tăng.Ông Lars Osberg, Giáo sư kinh tế tại Đại học Dalhousie nhận định rằng chỉ số GDP không phản ánh toàn diện tình hình kinh tế và Canada có thể đã ở giữa giai đoạn suy thoái. Ông cho biết: “Tỷ lệ thất nghiệp liên tục tăng, trong khi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và thu nhập bình quân đầu người đang giảm dần. Chúng ta đã ở trong trạng thái này một thời gian. Chiến tranh thương mại càng làm tình hình trầm trọng hơn”.Theo dự báo của TD, GDP của Canada sẽ giảm 1% trong quý II/2025 và 0,2% trong quý III/2025. Còn BMO dự báo mức giảm của cả hai quý sẽ đều là 1%. Trong khi đó, National Bank dự báo mức giảm tương ứng là 1,1% và 1%. Deloitte cũng có dự báo tương tự là 1,1% và 0,9%.
Tuy nhiên, không phải tất cả tổ chức đều bi quan. Ngân hàng Hoàng gia (RBC) và Scotiabank dự báo tăng trưởng kinh tế Canada sẽ duy trì tích cực, dù ở mức thấp, trong cả hai quý II và III/2025.
Ông Moshe Lander, giảng viên kinh tế cao cấp tại Đại học Concordia, cho rằng Canada không đối mặt với suy thoái sâu, mà chỉ là đang trải qua “suy thoái kinh tế”. Ông giải thích: “Suy thoái kinh tế không đòi hỏi hai quý GDP âm liên tiếp. Nó chỉ là giai đoạn tăng trưởng chậm hơn tiềm năng. Thị trường chứng khoán, nhà ở, và lao động có thể suy yếu. Nhiều người sẽ gặp khó khăn tài chính do mất việc hoặc thu nhập không tăng kịp chi phí sinh hoạt”.
Ông Lander nhấn mạnh rằng các vấn đề của kinh tế Canada không bắt nguồn từ chính quyền Tổng thống Trump. Ông nhận định: “Chúng ta có thể đã rơi vào suy thoái kinh tế từ trước, nhưng thuế quan làm tình hình nghiêm trọng và đột ngột hơn. Đây là yếu tố quan trọng, nhưng nền kinh tế đã có dấu hiệu căng thẳng từ trước”. Trong khi đó, ông George Georgopoulos, Giáo sư kinh tế tại Đại học York, lạc quan hơn.
Ông đề cập đến thỏa thuận thương mại gần đây mà Mỹ đã ký với Vương quốc Anh. Thoả thuận này cho thấy căng thẳng thương mại của Mỹ với các quốc gia khác có thể đang tan băng. Ông dự đoán: “Mặc dù tăng trưởng GDP của Canada sẽ chậm lại trong quý II và quý III/2025, tôi không cho rằng GDP sẽ âm trong cả hai quý. Môi trường thương mại đang cởi mở hơn, tạo cơ hội thảo luận về giảm thuế suất”.
Trong một động thái nhằm ổn định chi phí hoạt động, tránh rơi vào khủng hoảng, Cơ quan Thuế vụ Canada (CRA) mới đây đã thông báo sẽ cắt giảm tới 280 vị trí việc làm. CRA cho biết: "Trong những năm gần đây, một số yếu tố đã tác động đến ngân sách của CRA, bao gồm việc ngừng tài trợ cho chương trình COVID-19, điều này đòi hỏi CRA phải xem xét lại quy mô lực lượng lao động.
Những điều chỉnh này sẽ khiến tới 280 nhân viên buộc phải rời khỏi cơ quan. Chúng tôi sẽ kích hoạt các chương trình tự nguyện nghỉ việc. Những đợt cắt giảm này chủ yếu ảnh hưởng đến các dịch vụ nội bộ và chủ yếu nằm ở Vùng thủ đô quốc gia". Việc điều chỉnh lực lượng lao động tại CRA sẽ tác động đến một số chi nhánh, bao gồm chi nhánh kháng cáo, nguồn nhân lực, dịch vụ pháp lý, chi nhánh dịch vụ, đổi mới và tích hợp,...
Liên đoàn lao động trong ngành thuế đang kêu gọi Thủ tướng Mark Carney áp dụng "lệnh hoãn ngay lập tức đối với việc cắt giảm việc làm" tại Cơ quan Thuế vụ Canada. Trong một tuyên bố, liên đoàn cho biết việc điều chỉnh lực lượng lao động tại CRA là "một đòn giáng nữa trong một loạt các đợt cắt giảm việc làm liên tục. Kể từ mùa Thu năm 2024, CRA đã cắt giảm hơn 3.000 việc làm".
Ông Marc Brière, đại diện của liên đoàn trên toàn quốc, nhấn mạnh: “Những đợt cắt giảm liên tiếp không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến nhân viên thuế, mà còn tác động lớn đến người dân và doanh nghiệp Canada. Thời gian xử lý hồ sơ kéo dài, cuộc gọi không được trả lời, và người dân rơi vào bất ổn. Nhân viên còn lại phải làm nhiều hơn với nguồn lực ít hơn, dưới áp lực và bất ổn ngày càng tăng”.
Liên đoàn cho biết đây là thông báo cắt giảm thứ năm tại CRA kể từ tháng 12/2024, bao gồm 600 hợp đồng không gia hạn vào tháng 11/2025 và 450 vị trí bị cắt vào tháng 4/2025, ngoài ra còn có 1.300 hợp đồng tại trung tâm cuộc gọi không gia hạn vào tháng 5/2025.
Đầu tuần này, Thủ tướng Mark Carney đã công bố thư ủy nhiệm cho các bộ, ngành của Canada, nêu bảy ưu tiên, trong đó ưu tiên thứ bảy là “giảm chi tiêu chính phủ để đầu tư xây dựng nền kinh tế Canada mạnh nhất trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7)”. Tuy nhiên, Cương lĩnh của đảng Tự do, trong chiến dịch tranh cử vừa qua, đã cam kết rằng “sẽ giới hạn, không cắt giảm việc làm trong dịch vụ công” và “xem xét toàn diện chi tiêu để tăng năng suất chính phủ liên bang”, tạo mâu thuẫn với các động thái cắt giảm hiện tại.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thời kỳ suy thoái ở Đức sắp qua?
06:30'
Thế giới đang trở nên phức tạp và phân mảnh hơn, giữa bối cảnh cạnh tranh ngày càng nhiều. Tuy nhiên, Đức có nhiều cơ hội để vươn lên mạnh mẽ từ những thay đổi này.
-
Phân tích - Dự báo
Cách tiếp cận chiến lược của Nhật Bản đối với đồng yen kỹ thuật số
05:30'
Kể từ đại dịch COVID-19, những người tiêu dùng Nhật Bản trẻ tuổi, am hiểu công nghệ đang dần chuyển từ tiêu dùng bằng tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt.
-
Phân tích - Dự báo
Những đánh đổi trong cuộc đua năng lượng xanh
06:30' - 26/07/2025
Báo The Guardian dẫn số liệu từ Chính phủ Anh cho biết, hiện có khoảng 1,5 triệu hộ gia đình ở nước này đã lắp đặt pin Mặt Trời, và con số này đang tăng lên.
-
Phân tích - Dự báo
Vì sao Nga vượt Đức, Nhật Bản trong bảng xếp hạng kinh tế toàn cầu?
05:30' - 26/07/2025
Theo dự báo do Ngân hàng Thế giới (WB) vừa phát hành, ước tính Nga vẫn giữ vị trí thứ tư trong danh sách các nền kinh tế lớn nhất thế giới về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
-
Phân tích - Dự báo
Đàm phán thương mại Hàn Quốc – Mỹ: Áp lực đang gia tăng
06:30' - 25/07/2025
Hàn Quốc đang đứng trước sức ép lớn sau khi Nhật Bản đạt được thỏa thuận thuế quan với Mỹ. Nhiều chuyên gia cho rằng, tình hình hiện nay đòi hỏi nước này cần sớm điều chỉnh "lá bài đàm phán".
-
Phân tích - Dự báo
EU sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất trong đàm phán thương mại với Mỹ
06:30' - 25/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) từng kỳ vọng sớm đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ để giữ mức thuế quan trong tầm kiểm soát, song giờ đây khối này đang chuẩn bị cho một kịch bản đáp trả.
-
Phân tích - Dự báo
Đằng sau “cuộc phiêu lưu tiền điện tử” của Tổng thống Trump
05:30' - 25/07/2025
Tổng thống Trump vừa công bố dự luật “Đạo luật Hướng dẫn và Thiết lập Đổi mới Quốc gia về stablecoin của Mỹ”, có khả năng sẽ tác động sâu rộng đến ngành tài chính toàn cầu và kinh tế Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Từ nghiên cứu đến thị trường: Nhật Bản chậm bước trong cuộc đua lượng tử
06:30' - 24/07/2025
Với một thị trường tiềm năng khổng lồ và kỳ vọng thương mại hóa trong vòng 5 năm tới, cạnh tranh toàn cầu trong ngành công nghệ lượng tử đang ngày càng gay gắt.
-
Phân tích - Dự báo
Trung tâm chuỗi cung ứng: Sẽ lại là châu Á?
05:30' - 24/07/2025
Các tập đoàn đa quốc gia ngày càng lo ngại thị trường Mỹ có thể trở nên bất ổn và khó tiếp cận. Nếu chi phí vận hành hoặc xuất khẩu vào Mỹ tăng đáng kể, một số công ty có thể chuyển hướng sang châu Á.