Kinh tế châu Âu có khả năng “lội ngược dòng” trong năm nay?
Sau 15 năm trải qua những cú sốc về kinh tế, từ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đến đại dịch COVID-19 và căng thẳng giữa Nga và Ukraine, nền kinh tế châu Âu dường như sẽ không mấy khả quan trong năm 2024. Nhưng liệu còn cơ hội nào để châu Âu đảo ngược tình thế hay không?
Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đã bị ảnh hưởng nặng nề do giá năng lượng tăng mạnh và sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc. Hơn nữa, Đức còn tự làm trầm trọng hơn những khó khăn kinh tế trong nước khi giảm hay hủy nhiều cải cách mang định hướng thị trường thời cựu Thủ tướng Gerhard Schröder, yếu tố đã từng làm nòng cốt cho đà tăng trưởng mạnh mẽ của nước này.
Dù các chuyên gia hàng đầu dự đoán Đức sẽ tránh được một đợt suy thoái trong năm 2024, nhưng triển vọng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu này vẫn còn rất bấp bênh.
Tình hình ở Pháp tỏ ra khả quan hơn. Nhưng với mức thâm hụt tài khóa 5,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2023 và lãi suất thực tế đang tăng lên trên toàn cầu, Chính phủ Pháp vẫn đang chịu áp lực thắt chặt chính sách.
Trong khi đó, sau nhiều năm năng suất lao động sụt giảm và các vấn đề về nợ vẫn kéo dài dai dẳng, Italy đang tăng trưởng trở lại với một đà tăng tích cực. Còn Hy Lạp, nền kinh tế ngầm lớn nhất tại Liên minh châu Âu (EU), vẫn đang gặp khó khăn, chủ yếu do nạn trốn thuế. Tuy nhiên, vẫn có nhiều lý do để kỳ vọng. Đầu tiên, các nền kinh tế Trung và Đông Âu đang có phần lấn lướt so với khu vực Tây Âu. Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), Ba Lan đã vượt cả Hy Lạp và Bồ Đào Nha về GDP thực tế bình quân đầu người. Bên cạnh đó, những nước như Romania đang trên đà đạt được những cột mốc tương tự trong 5 năm tới.Trong khi Hungary đang vật lộn với những biến động về tỷ giá và mức tăng trưởng âm 0,8% trong năm 2023, nước này vẫn được dự đoán sẽ lấy lại đà tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024 và 2025.
Ngoài ra, các nước Trung và Đông Âu cũng đang già hóa nhanh, giống với các nước Tây Âu. Mặc dù vậy, ở thời điểm này, khu vực Tây Âu phát triển nhanh chóng sẽ tiếp tục nâng đỡ đà tăng trưởng chung của châu Âu. Dù với nhiều người, tiến bộ của những nước này là không đáng kể, nhưng khả năng của EU trong việc giúp các nước thành viên mới vượt qua nạn tham nhũng và những vấn đề muôn thuở về mặt thể chế và là điều cần được ghi nhận.
Thứ hai, khu vực Nam Âu cũng đang phát triển nhanh hơn khu vực Bắc Âu, khi Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và kể cả Hy Lạp đều tăng trưởng nhanh hơn Đức khá nhiều kể từ năm 2020. Với ngành du lịch phát triển mạnh mẽ và nền kinh tế ít phụ thuộc vào sản xuất hơn của những nước này, sự vượt trội nói trên có thể còn tiếp diễn. Thứ ba, về dài hạn, nền kinh tế Đức có thể bừng tỉnh sau đợt "ngủ đông" và lấy lại đà tăng trưởng. Thứ tư, có thể kỳ vọng vào lứa lãnh đạo mới hiệu quả hơn bước ra từ các cuộc bầu cử sắp tới trên khắp châu Âu, sau khi giới lãnh đạo hiện tại chưa gặt hái được nhiều thành công. Tất cả những điều này cho thấy châu Âu vẫn có thể đảo ngược tình thế. Các thị trường chứng khoán châu Âu có thể lặp lại thành tựu rực rỡ của năm ngoái, khi mà các mức định giá, được đo bằng chỉ số P/E (chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu với thu nhập trên một cổ phiếu), vẫn còn thấp hơn nhiều so với ở Mỹ. Dù thị trường chứng khoán Mỹ đã vượt trội hơn châu Âu trong nhiều năm qua, nhưng tình hình có thể sẽ khác trong năm nay. Dù các nền kinh tế châu Âu đã diễn biến kém khả quan suốt một thời gian dài, nhưng không một xu hướng nào sẽ kéo dài mãi. Nền kinh tế đang suy yếu của Đức cho thấy sự giảm tốc trong dài hạn của EU có thể sẽ không sớm dừng lại.Nhưng khi những nước từng được xem là tụt hậu trong khu vực như Italy và Pháp lại đang có dấu hiệu phục hồi, và các nước Trung và Đông Âu đang thể hiện tốt, thì nền kinh tế của EU vẫn có khả năng “lội ngược dòng”.
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Europol: Mạng lưới tội phạm Italy nguy hiểm nhất châu Âu
07:00' - 19/04/2024
Các tổ chức kiểu mafia Italy đã mở rộng đáng kể hoạt động ra nước ngoài, thâm nhập hơn 45 quốc gia trên toàn thế giới. Trong EU, các tổ chức này có phạm vi hoạt động rộng rãi.
-
Tài chính
Lạm phát duy trì ở mức thấp tại nền kinh tế lớn thứ ba châu Âu
06:50' - 19/04/2024
Mặc dù tỷ lệ lạm phát ở Italy vẫn tăng hàng năm, nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với mức năm ngoái. Điều này có nghĩa là giá cả tại Italy nhìn chung vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm hơn.
-
Chứng khoán
Phố Wall giảm điểm, thị trường chứng khoán châu Âu phục hồi mạnh mẽ
11:05' - 18/04/2024
Thị trường chứng khoán Phố Wall giảm điểm, châu Âu phục hồi mạnh mẽ trong phần lớn thời gian phiên giao dịch 17/4 sau khi các quan chức Fed từ chối đưa ra thời điểm có thể cắt giảm lãi suất.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Financial Times: Châu Âu sẽ siết thuế với doanh nghiệp lớn
17:12'
Theo Financial Times, Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch đánh thuế đối với các công ty lớn hoạt động tại châu Âu, trong nỗ lực tạo ra các nguồn thu mới cho ngân sách chung của khối.
-
Ý kiến và Bình luận
Ngoại trưởng Mỹ Rubio ca ngợi "hành trình phi thường" trong quan hệ Việt-Mỹ
08:15'
Cách đây 30 năm, đêm 11/7/1995 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Mỹ: Fed nên hạ lãi suất sau thành công của Nvidia
11:26' - 11/07/2025
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, thành công của Nvidia trên thị trường chứng khoán, cùng với đà tăng chung của thị trường, là bằng chứng cho thấy ông Powell nên hạ lãi suất.
-
Ý kiến và Bình luận
Căng thẳng ở Trung Đông: Israel nêu điều kiện để đàm phán ngừng bắn vĩnh viễn
08:59' - 11/07/2025
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết Israel sẵn sàng đàm phán về một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn tại Gaza trong thời gian ngừng bắn 60 ngày được đề xuất.
-
Ý kiến và Bình luận
30 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ: Lòng tin thúc đẩy quan hệ song phương
08:17' - 10/07/2025
Sự phát triển của kinh tế Việt Nam có sự gắn kết với kinh tế Mỹ, trong khi với Mỹ, Việt Nam là thị trường lớn đầy tiềm năng với 100 triệu dân.
-
Ý kiến và Bình luận
Quan hệ Việt - Mỹ: Chuyên gia đánh giá tích cực triển vọng mở rộng hợp tác trong tương lai
09:00' - 09/07/2025
Trong suốt 30 năm, hai nước đã chuyển từ cựu thù sang đối tác và đó là công sức của chính phủ và nhiều cá nhân tại Việt Nam và Mỹ trong 3 thập kỷ qua.
-
Ý kiến và Bình luận
Giám đốc ITC của Liên hợp quốc cảnh báo bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ
20:24' - 08/07/2025
Theo Giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc, quyết định của Mỹ về gia hạn đàm phán thuế quan có thể kéo dài tình trạng bất ổn và khó lường cho các nước trên thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
Nước cờ thuế quan mới của Mỹ
17:40' - 08/07/2025
Tổng thống Mỹ đã chính thức công bố mức thuế 25% với hàng hóa từ Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng cũng để ngỏ khả năng tiếp tục đàm phán và trì hoãn thời điểm áp thuế. Đây là nước cờ mới của Tổng thống Mỹ?
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc hy vọng tổ chức sớm hội nghị thượng đỉnh Hàn - Mỹ
09:04' - 08/07/2025
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 8/7 cho biết phía Hàn Quốc hy vọng sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa hai tổng thống sớm nhất nhằm thúc đẩy một kết quả có lợi cho cả hai bên.