Kinh tế Đức hồi phục trong quý III
Ngày 30/10, Cơ quan thống kê liên bang Đức (Destatis) cho biết nền kinh tế nước này đã tăng trưởng 8,2% trong quý III, trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã phục hồi một phần sau khi rơi vào suy thoái nghiêm trọng do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Đây là mức tăng lớn nhất kể từ khi Destatis bắt đầu thu thập dữ liệu tăng trưởng vào năm 1970 và cao hơn mức dự báo 7,3% của các chuyên gia kinh tế.
Trước đó, tăng trưởng kinh tế Đức trong quý II đã giảm gần 10% do tiêu dùng hộ gia đình, đầu tư doanh nghiệp và thương mại sụt giảm trong làn sóng dịch COVID-19 đầu tiên.
Xu hướng tăng mạnh của tiêu dùng cá nhân, đầu tư vào thiết bị và xuất khẩu là những nhân tố thúc đẩy kinh tế Đức phục hồi nhanh trong quý III.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier cho biết chính phủ đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay, theo đó GDP sẽ giảm 5,5% trong năm 2020, thay vì giảm 5,8% như dự báo trước đó. Dự báo nền kinh tế sẽ phục hồi ở mức 4,4% trong năm 2021.
Cùng ngày, theo số liệu do Viện thống kê quốc gia (INE) của Tây Ban Nha công bố, kinh tế Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ 4 trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã phục hồi mạnh trong quý III.
Cụ thể, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Tây Ban Nha trong quý III đã tăng 16,7% so với quý trước, thấp hơn 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong quý II vừa qua, các biện pháp phong tỏa nhằm khống chế dịch đã khiến GDP giảm 17,8%.
Ngành du lịch, một trong những trụ cột chính của kinh tế Tây Ban Nha, nằm trong số những lĩnh vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất, với số du khách nước ngoài giảm tới 75% trong mùa Hè.
INE thận trọng cho rằng dữ liệu sơ bộ trong quý III vẫn có thể được điều chỉnh nhiều hơn mức bình thường do khó khăn trong việc đối chiếu dữ liệu vào thời điểm kinh tế bị gián đoạn nghiêm trọng.
Trong khi đại dịch COVID-19 khiến kinh tế giảm tốc trên khắp châu Âu trong quý II, thì các biện pháp phong tỏa rất nghiêm ngặt của Tây Ban Nha trong cùng kỳ đã khiến nước này rơi tình trạng vào suy thoái tồi tệ nhất.
Sau khi các biện pháp nghiêm ngặt nhất được dỡ bỏ vào giữa tháng 6, với nhiều doanh nghiệp mở lại, thời gian du lịch mùa Hè lại bị cắt ngắn do các biện pháp hạn chế mới vào tháng 7, khiến đà phục hồi bị chậm lại.
Nếu tính cả năm nay, Chính phủ Tây Ban Nha dự báo GDP sẽ giảm 11,2%, trong khi Quỹ Tiền tệ quốc tế Tây Ban Nha dự báo sẽ giảm tới 12,8%.
Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha Nadia Calvino cảnh báo nước này đang đối mặt với rủi ro lớn cả ở cấp độ khu vực châu Âu lẫn toàn cầu. Nhiều nước đã áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn trong những tuần qua nhằm kiểm soát làn sóng lây nhiễm thứ hai.
Tại quốc gia láng giềng Pháp, sau khi tăng trưởng kinh tế giảm nhẹ trong quý II, GDP đã phục hồi ở mức 18,2%./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Bundesbank lạc quan về đà phục hồi của kinh tế Đức
06:30' - 19/08/2020
Bundesbank ngày 17/8 cho biết nền kinh tế Đức đang trên đà phục hồi sau khoảng thời gian sụt giảm do khủng hoảng COVID-19 và được dự báo tăng trưởng mạnh trong quý III/2020.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thống đốc ngân hàng TW Đức: Kinh tế Đức đang trên đà phục hồi
07:30' - 23/06/2020
Đức đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra và hiện đang trên đà phục hồi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này