Kinh tế Eurozone tăng trưởng khả quan
Sau khi Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu (EU) - Eurostat công bố số liệu sơ bộ cho hay kinh tế khu vực này trong quý I/2019 tăng trưởng 0,4% so với quý trước đó, gấp đôi con số của quý IV/2018, nhiều nước thành viên cũng lần lượt công bố kết quả tăng trưởng khả quan, qua đó cho thấy sự giảm tốc của kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có dấu hiệu ngừng lại.
Theo Cơ quan Thống kê Liên bang Đức (Destatis), kinh tế Đức đã tăng trưởng trở lại với mức tăng 0,4% trong quý I/2019.Nhà phân tích Jens-Oliver Niklasch thuộc ngân hàng LBBW lưu ý rằng số liệu tích cực của quý đầu năm cho thấy năm 2019 có thể không yếu kém như các dự báo mới nhất.
Nền kinh tế đầu tàu châu Âu đã tránh được suy thoái kỹ thuật trong năm ngoái, khi giảm 0,2% trong quý III/2018 và không tăng trưởng trong quý cuối năm.Trong cả năm 2018, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Đức chậm lại mức 1,4%, so với mức tăng trưởng 2,2% của năm trước đó. Kinh tế Đức năm 2019 được đánh giá đang đối mặt với những rủi ro tăng trưởng mới.
Tháng trước, dữ liệu chính thức cũng cho thấy nền kinh tế Pháp tăng trưởng 0,3% trong quý I/2019, đánh dấu quý tăng trưởng ở mức này thứ ba liên tiếp.Ngân hàng trung ương Pháp mới đây dự đoán kinh tế nước này sẽ duy trì mức tăng trưởng này trong quý II/2019 giữa bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone này giữ được nhịp độ tăng trưởng khá ổn định bất chấp tình hình bất ổn trong nước.
Cũng trong tháng trước Ngân hàng trung ương Italy cũng thông báo kinh tế nước này đã thoát khỏi tình trạng suy thoái về mặt kỹ thuật, với mức tăng trưởng nhẹ trong quý I/2019.Theo Ngân hàng trung ương Italy, kinh tế nước này tăng trưởng "khiêm tốn" 0,1% trong ba tháng đầu năm nay.
Đà tăng trưởng tích cực trong tháng Hai và tháng Ba đủ giúp bù đắp cho tăng trưởng suy giảm trong tháng Một, qua đó đưa kinh tế nước này ra khỏi tình trạng suy thoái về mặt kỹ thuật đã bắt đầu sau khi số liệu cho thấy kinh tế Italy suy giảm trong nửa cuối năm 2018.
Ngân hàng trung ương Italy cho biết sản lượng công nghiệp của nước này đã tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I và là lực đẩy chính giúp Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng mạnh hơn.Diễn biến trên là thông tin tốt lành đối với Chính phủ Italy trong bối cảnh các chuyên gia kinh tế đã từng lo ngại rằng kinh tế Italy sẽ suy giảm và giảm tốc tới nửa cuối năm 2019. Hầu hết giới quan sát đều dự đoán nền kinh tế nước này sẽ phục hồi nhẹ.
Ngân hàng trung ương Italy viện dẫn kết quả khảo sát các chuyên gia phân tích do Consensus Economics thực hiện, trong đó dự báo nền kinh tế sẽ tăng trưởng trong khoảng từ mức - 0,1% tới 0,2% cả năm nay. Tuy nhiên, bất chấp những số liệu tăng trưởng kinh tế khả quan tính theo quý nói trên, kinh tế Eurozone vẫn tăng trưởng yếu hơn so với thời điểm trước khi bắt đầu tăng trưởng chậm lại từ giữa năm ngoái.Theo số liệu của Eurostat, tính ở mức hàng năm, kinh tế Eurozone gồm 19 thành viên trong quý I/2019 tăng trưởng ở mức 1,2%.
Sau khi số liệu quý I được công bố, các nhà kinh tế cảnh báo đà đi lên tích cực của kinh tế Eurozone trong quý đầu năm có thể không kéo dài.Chuyên gia Jack Allen, thuộc Capital Economics, cho rằng không loại trừ khả năng kinh tế khu vực này sẽ tăng trưởng chậm đi trong quý II/2019.
Giống với nhiều khu vực khác trên toàn cầu, kinh tế Eurozone đã “loạng choạng” hồi năm ngoái, trước tình hình căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, nguy cơ Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô tô và phụ tùng của EU, bất ổn liên quan đến tiến trình đàm phán rời EU của Vương quốc Anh. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã giảm mạnh mức dự báo tăng trưởng ở Eurozone trong năm 2019 xuống chỉ còn 1,3%, thấp hơn 0,3% so với con số mà thể chế tài chính này đưa ra trước đó.Sau đó, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi cũng cảnh báo các nguy cơ đối với tăng trưởng tại Eurozone, cho rằng các chỉ số kinh tế hiện nay đều "thấp". Tuy nhiên, ông cho rằng ít có nguy cơ xảy ra suy thoái ở khu vực này.
Tháng trước, ECB cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2019 của Eurozone xuống còn 1,1%. ECB cho biết sự bất ổn do Brexit và cuộc chiến thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc và EU là lý do khiến cơ quan này đưa ra quyết định như vậy./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Áo: Nợ công của Italy có thể gây rủi ro với Eurozone
21:52' - 06/05/2019
Thủ tướng Áo Sebastian Kurz nói rằng Italy có thể khiến toàn bộ Khu vực Eurozone gặp rủi ro nếu EU không có những quy định khắt khe hơn đối với tình trạng nợ công vượt quá mức cho phép.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC: Cải cách Eurozone vấp phải trở ngại
14:20' - 03/05/2019
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Jean-Claude Juncker, ngày 2/5 cho hay Hà Lan, Áo và nhiều lần là Đức đã phản đối việc tăng cường hội nhập ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Eurozone có dấu hiệu ngừng giảm tốc trong quý I/2019
05:30' - 01/05/2019
Theo số liệu của Eurostat, tính ở mức hàng năm, kinh tế Eurozone gồm 19 thành viên trong quý I/2019 tăng trưởng ở mức 1,2%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Thái Lan làm rõ việc hoãn phát tiền số, dồn ngân sách cho kích thích kinh tế
21:57' - 20/05/2025
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho biết chương trình phát tiền số tạm hoãn, ngân sách chuyển sang kế hoạch kích thích kinh tế mới trị giá 4,75 tỷ USD do tác động thuế quan Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Pháp công bố hàng chục tỷ USD đầu tư mới
11:18' - 20/05/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố khoảng 20 tỷ euro (22,49 tỷ USD) được đầu tư mới vào quốc gia này.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm kiểm tra hải quan với nhiều hàng hóa giữa Anh-EU
21:09' - 19/05/2025
Chính phủ Anh cho biết, thỏa thuận kinh tế mới với Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm bớt việc kiểm tra hải quan đối với các sản phẩm thực phẩm và thực vật để "cho phép hàng hóa lưu thông tự do trở lại".
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc du khách miễn thị thực từ năm 2028
20:25' - 19/05/2025
Chính phủ Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc trước khi nhập cảnh đối với du khách đến từ các quốc gia được miễn thị thực từ năm tài chính 2028 nhằm thúc đẩy ngành du lịch đang phát triển mạnh.