Kinh tế Hàn Quốc sẽ “cất cánh” trong năm 2019? (Phần 1)
Tuy nhiên, bước sang năm 2018, kinh tế Hàn Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức, ở cả trong và ngoài nước, như chế độ giờ làm việc tối đa 52 giờ/tuần hay cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Đài KBS của Hàn Quốc đã điểm lại bức tranh toàn cảnh kinh tế Hàn Quốc trong năm qua, đồng thời đánh giá triển vọng kinh tế trong năm 2019.
Theo Giáo sư Sung Tae-yun, Khoa Kinh tế trường Đại học Yonsei của Hàn Quốc, nhìn tổng thể, nền kinh tế Hàn Quốc năm 2018 đã tăng trưởng chậm lại. Trong nước, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp suy yếu, chi phí nhân công tăng. Bên ngoài, tình hình kinh tế thế giới cũng có nhiều biến động, như căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang, đã khiến tình hình trở nên ảm đạm hơn.
Mặc dù Chính phủ Hàn Quốc đã nỗ lực đưa ra các chính sách tài chính chủ động, nhưng thực trạng đầu tư ở các doanh nghiệp vẫn trì trệ, trong khi xuất khẩu lại phụ thuộc quá lớn vào một số ngành mũi nhọn như chíp bán dẫn.
Đặc biệt, nhiều người lo ngại sự bùng nổ của ngành công nghiệp bán dẫn đang đi đến hồi kết. Trong khi các ngành công nghiệp chủ lực đang mất dần khả năng cạnh tranh, Seoul vẫn chưa tìm ra ngành công nghiệp triển vọng thay thế. Có thể nói, nền kinh tế Hàn Quốc đang ở trong giai đoạn khó khăn, được phản ánh bởi các chỉ số kinh tế đang ngày càng xấu đi.
*Thực trạng kinh tế không mấy sáng sủa
Các tổ chức đánh giá kinh tế lớn ở cả trong và ngoài nước đều đã hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong năm 2018. Cụ thể, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính mức tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc năm 2018 là 2,8%, thấp hơn 0,1% so với dự báo của chính phủ.
Chưa hết, Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thậm chí dự báo tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc chỉ là 2,7%. Những động thái này đã phản ánh rõ rệt những yếu tố rủi ro trong và ngoài nước.
Các thể chế tài chính lớn như IMF đã bày tỏ lo lắng về tình hình việc làm ảm đạm tại Hàn Quốc. Theo đó, nếu tình trạng này tiếp tục xấu đi, thu nhập và tiêu dùng sẽ giảm, kéo theo đó là đầu tư của các doanh nghiệp cũng giảm.
Trên thực tế, tâm lý đầu tư giảm là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất của nền kinh tế Hàn Quốc kể từ năm ngoái. Đầu tư của doanh nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng, được xem là động lực của nền kinh tế, mà nếu mất đi, nền kinh tế sẽ đối mặt với nguy cơ suy thoái.
* Thách thức từ chế độ làm việc tối đa 52 giờ/tuần và tăng lương tối thiểu
Giáo sư Kim Gwang-seok chuyên ngành Quốc tế học hệ sau đại học, trường Đại học Hanyang của Hàn Quốc nhận định số liệu về việc làm là một trong những chỉ số đáng chú ý nhất phản ánh tình trạng trì trệ của nền kinh tế.
Theo báo cáo kinh tế của chính phủ công bố hồi tháng 12/2018, năm 2018 kinh tế nước này chỉ tạo thêm khoảng 100.000 việc làm, mức thấp nhất trong vòng 9 năm qua, kể từ năm 2009, tức là sau cuộc khủng khoảng tài chính thế giới. Tình hình càng trở nên trầm trọng hơn khi Chính phủ Hàn Quốc thực hiện chế độ giờ làm việc tối đa 52 giờ/tuần và quyết định tăng lương tối thiểu.
Sau khi đã tăng 16,4% trong năm 2018, mức lương tối thiểu sẽ tiếp tục tăng 10,9% trong năm 2019, tức là sẽ tăng gần 30% chỉ trong vòng hai năm. Rõ ràng là điều này đã gây tổn thất nghiêm trọng cho một số ngành công nghiệp.
Thêm vào đó, chế độ tuần làm việc đối đa 52 giờ cũng sẽ là gánh nặng lớn cho các doanh nghiệp, vì nếu vi phạm, các doanh nghiệp sẽ bị phạt rất nặng. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp có thể sẽ chọn việc tự động hóa cơ sở sản xuất thay vì bỏ chi phí tuyển dụng thêm nhân công.
Điều này chắc chắn sẽ khiến tình trạng việc làm trở nên tồi tệ hơn. Có thể nói, cùng với những chỉ số kinh tế không mấy khả quan khác, tình trạng việc làm trong năm 2018 là tồi tệ nhất trong lịch sử.
Theo quy định mới, các doanh nghiệp có từ 300 nhân viên trở lên sẽ phải giảm số giờ làm tối đa xuống còn 52 giờ/tuần kể từ tháng 7/2018. Với mục tiêu cải thiện đời sống người lao động, cân bằng giữa công việc và cuộc sống, quy định mới này được coi là tiến bộ lớn trong xã hội Hàn Quốc, nơi vốn coi việc làm thêm giờ là điều hiển nhiên.
Tuy nhiên, quy định này cũng tạo ra cả hiệu ứng tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực, người lao động có thể rời văn phòng sớm hơn và không phải làm thêm giờ. Thế nhưng đối với chủ sử dụng lao động, thời gian làm việc ngắn hơn trong thời kỳ kinh tế khó khăn chỉ gây ra thêm gánh nặng.
Cùng với đó, việc mức lương tối thiểu tăng mạnh tới 16,4% đã buộc các doanh nghiệp nhỏ và các hộ kinh doanh phải sa thải nhân công hay thậm chí phải đóng cửa. Bên cạnh đó, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung nổ ra đã như đổ thêm "dầu vào lửa"./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Người dân Hàn Quốc giảm chi tiêu các bữa ăn tại nhà hàng
12:29' - 07/01/2019
Tình hình kinh tế suy giảm đã khiến người dân Hàn Quốc thắt chặt chi tiêu trong năm 2018, theo đó giảm chi tiêu cho các bữa ăn tại nhà hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc: Doanh số bán xe SUV lần đầu chạm mốc 500.000 chiếc
07:28' - 07/01/2019
Doanh số bán xe thể thao đa dụng (SUV) tại nước này trong năm 2018 đã chạm mốc cao kỷ lục là 519.883 chiếc.
-
Kinh tế Thế giới
Thị trường cửa hàng tiện lợi Hàn Quốc đã bão hòa?
16:18' - 06/01/2019
Theo dữ liệu ngành tại Hàn Quốc được công bố ngày 6/1, số lượng cửa hàng tiện lợi mới mở tại nước này năm 2018 giảm so với năm 2017 chủ yếu do chi phí lao động tăng và thị trường bão hòa.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Hàn Quốc mong chính phủ tái tham gia dự án đường sắt Nga - Triều
13:48' - 04/01/2019
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, doanh nghiệp điều hành dự án Rajin-Khasan bày tỏ hy vọng Chính phủ Hàn Quốc sẽ tái tham gia dự án này.
-
Đời sống
Hàn Quốc chính thức cấm siêu thị cung cấp túi ni lông cho khách hàng
16:56' - 03/01/2019
Kể từ ngày 1/1/2019, theo quy định mới, khoảng 2.000 cửa hàng bán lẻ và 11.000 siêu thị ở Hàn Quốc sẽ không được cung cấp túi ni lông cho khách hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Hàn Quốc cao thứ 6 trên thế giới
16:35' - 01/01/2019
Năm 2018, xuất khẩu của Hàn Quốc đã vượt qua ngưỡng 600 tỷ USD, đưa đất nước Đông Bắc Á này trở thành quốc gia xuất khẩu lớn thứ sáu trên thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27' - 25/04/2025
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11' - 25/04/2025
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47' - 25/04/2025
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31' - 25/04/2025
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47' - 25/04/2025
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47' - 25/04/2025
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15' - 25/04/2025
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31' - 25/04/2025
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58' - 25/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.