Kinh tế Mỹ chưa ở ngưỡng suy thoái
Tuy nhiên, theo bài phân tích trên tờ Wall Street Journal (WSJ) số ra mới đây, nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn chưa ở ngưỡng suy thoái, dù nguy cơ có tăng lên. Điều này có ý nghĩa quan trọng, bởi vẫn còn chưa quá muộn để nước Mỹ tránh được chu kỳ suy giảm.
WSJ lưu ý, thể trạng nền kinh tế Mỹ sẽ phụ thuộc vào Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (Fed), cùng tâm lý khó đoán định của nhà đầu tư, người tiêu dùng và người lao động.
Có hai biến cố thúc đẩy nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ. Đầu tiên là đà bán tháo trên thị trường chứng khoán Phố Wall. Các chuyên gia kinh tế nhận định diễn biến trên các thị trường không khởi phát từ vấn đề nội tại kinh tế Mỹ, mà đến từ quyết định của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) ngày 31/7 về việc nâng lãi suất và thắt chặt chính sách tiền tệ.
Hai ngày sau, số liệu do Bộ Lao động Mỹ công bố cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tại nước này trong tháng Bảy đã tăng lên mức 4,3%, cao hơn 0,2% so với tháng trước đó và lên tới 0,9% so với tháng 12/2023. Dữ liệu việc làm xấu kích hoạt nguyên tắc phổ biến (nguyên tắc Sahm) với suy luận rằng kinh tế Mỹ đã rơi vào suy thoái.
Tuy nhiên, suy thoái không phải là cú thay đổi bất chợt, mà là một tiến trình: Một chu kỳ tự tích tụ của suy yếu tiêu dùng, việc làm và thu nhập. Những yếu tố này thường khởi phát từ việc điều kiện tài chính thắt chặt như lãi suất cao hay khan hiếm tín dụng, hoặc là do một cú sốc lớn như giá dầu tăng cao, hay bị tác động bởi đại dịch COVID-19.
Nguyên tắc Sahm do nhà kinh tế Claudia Sahm phát minh ra đề cập đến mối liên hệ giữa tăng tỉ lệ thất nghiệp với suy thoái. Trong quá khứ, nguyên tắc này chỉ được viện dẫn trong các kỳ suy thoái. Nguyên tắc Sahm cho rằng nếu tỷ lệ thất nghiệp trung bình trong ba tháng cao hơn 0,5 điểm phần trăm so với mức thấp nhất trong 12 tháng trước đó, nền kinh tế đã rơi vào suy thoái.
Mặc dù vậy, đây không phải là định nghĩa cho suy thoái. Thất nghiệp tăng thậm chí không phải là chỉ báo hàng đầu của suy thoái như đường cong lợi suất. Thay vào đó, nguyên tắc Sahm có liên quan đến điều kiện chỉ báo khi Văn phòng Nghiên cứu kinh tế Quốc gia (NBER) công bố Mỹ rơi vào suy thoái kinh tế.
Có hai chỉ báo trước (caveat) về suy thoái. Một là, dữ liệu thường được điều chỉnh quanh kỳ suy thoái yếu đi so với công bố ban đầu và đây là điều có thể ứng với kịch bản hiện tạ của nền kinh tế Mỹ. Thứ hai và cũng là nhân tố quan trọng hơn, đó chính là xu thế. Thị trường lao động đến nay đã bớt nóng, đủ để quay trở lại trạng thái cân bằng lành mạnh. Tuy nhiên, nếu tác nhân gây nguội thị trường lao động vẫn còn hoạt động, tăng trưởng chậm sẽ trở thành tăng trưởng âm hoàn toàn.
Một trong những tác nhân đứng sau chính là hiệu ứng độ trễ từ chính sách tăng lãi suất của Fed? Liệu hiệu ứng trễ này đã ở mức đủ lớn để đẩy nền kinh tế Mỹ tiến vào suy thoái? Đó là lúc thị trường chứng khoán lên tiếng phản ánh.
Mức giảm 8,4% của chỉ số chứng khoán S&P 500 trong phiên giao dịch ngày 5/8 so với mức đỉnh không lớn. Và ngay lập tức S&P 500 đã phục hồi trở lại trong phiên giao dịch tiếp theo. Các đợt suy thoái thường nối tiếp một kỳ suy giảm trên thị trường chứng khoán, dù không phải đợt suy giảm chứng khoán nào cũng ghi nhận một đợt suy thoái kinh tế.
Nguyên nhân khiến thị trường yếu đi là vấn đề quan trọng nhất. Đôi khi, những chủ thể tham gia thị trường chứng khoán sử dụng đòn bẩy quá lớn phải thực hiện hành động bán tháo chứng khoán, mà chẳng có liên quan gì đến trạng thái của nền kinh tế.
Việc BoJ tăng lãi suất thúc đẩy đồng yen lên giá, kích thích làn sóng bán tháo từ nhóm nhà đầu tư trước đó đã đặt cược vào kịch bản đồng tiền này sẽ còn yếu trong thời gian dài.
Giảm đòn bẩy có dẫn đến suy thoái hay không phụ thuộc vào liệu hệ thống tài chính cũng bắt đầu rạn nứt, đứt gãy, như trường hợp năm 2008 hay không. Ở thời điểm hiện tại, chưa có dấu hiệu nào về bất ổn hệ thống. Đường cong lợi suất trái phiếu Mỹ gần như không thay đổi trong phiên giao dịch bán tháo ngày 5/8. Đường cong này sẽ đi xuống mạnh nếu những nhà đầu tư hoảng loạn tháo chạy khỏi thị trường để tìm đến kênh trú ẩn an toàn hơn.
Cuối cùng, chứng khoán sụt giảm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu, khi giảm mức tài sản hộ gia đình. Nó cũng tạo ra hiệu ứng tâm lý: Doanh nghiệp, những công ty đã thu hẹp quy mô tuyển dụng, có thể sẽ bị thôi thúc khởi động việc sa thải nhân công. Thực tế này có thể phản ánh trở lại vào giá cổ phiếu và các điều kiện tài chính khác theo chu kỳ tự gia cố.
Fed có thể sẽ cắt ngắn chu trình kiểu như vậy bằng cách giảm lãi suất - một bước đi giúp phục hồi nhu cầu về mua sắm nhà ở, ô tô và các mặt hàng nhạy cảm với lãi suất, từ đó thúc đẩy đầu tư và khiến cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn.
Sau phiên họp chính sách ngày 31/7, các nhà hoạch định chính sách của Fed đã “bắn tín hiệu” sẵn sàng giảm lãi suất vào tháng 9 tới, ngay lập tức làm đường cong lợi suất trái phiếu sụt giảm. Nhưng đường cong lợi suất hiện cũng đã thấp hơn mức lãi suất ngắn hạn vốn chịu ảnh hưởng của Fed mạnh hơn. Một kiểu “lệch pha nghịch” như vậy của đường cong lợi suất thường dẫn đến kỳ suy thoái kinh tế sau đó.
Trên thực tế, thị trường kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất nhanh hơn và mạnh hơn. Tuy nhiên, cơ quan này đã tuyên bố chỉ làm vậy nếu lạm phát giảm nhiệt trong vài tháng tới. Điều gì sẽ xảy ra nếu lạm phát không giảm như dự báo? Kịch bản đó sẽ không tồn tại, xét trong bối cảnh thu nhập tiền lương theo giờ tăng chậm lại, tỷ lệ thất nghiệp tăng, giá dầu giảm.
Tuy nhiên, nếu không tin vào một dự báo kiểu như vậy, Fed có thể vẫn trì hoãn và chấp nhận những hệ lụy suy thoái.
Tin liên quan
-
Thị trường
Dữ liệu kinh tế Mỹ tích cực tạo lực đẩy trên thị trường châu Á
16:25' - 16/08/2024
Dữ liệu kinh tế Mỹ trong tuần này đã loại bỏ lo ngại về suy thoái, nhưng các nhà giao dịch tin rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9 tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Kết quả bầu cử Mỹ có thể tác động lớn đến nền kinh tế Canada
12:10' - 16/08/2024
Kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới là yếu tố rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế Canada.
-
Chứng khoán
Các chỉ số chứng khoán Mỹ tìm được động lực đi lên
07:33' - 16/08/2024
Chốt phiên 15/8, chỉ số S&P 500 tăng 1,61%, lên 5.543,22 điểm, chỉ số Dow Jones tăng 1,4%, lên 40.563,06 điểm và chỉ số Nasdaq Composite tăng 2,34%, lên 17.594,5 điểm.
-
Tài chính
Mỹ xử phạt hàng trăm triệu USD đối với hơn 20 công ty tài chính
07:07' - 16/08/2024
Trong số các công ty vi phạm, có một chi nhánh của Ngân hàng Hoàng gia Canada (RBC) sẽ phải nộp phạt 45 triệu USD và Ngân hàng New York Mellon Corporation sẽ phải trả 40 triệu USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.