Kinh tế Mỹ đứng trước nguy cơ suy thoái
Việc này dẫn đến một trong những đợt tăng lương lớn nhất của chính quyền các bang trong 15 năm qua. Giới chức nhiều thành phố, các hạt và khu học xá đang ra sức tăng lương để giữ chân và thu hút người lao động trước sự cạnh tranh từ các nhà tuyển dụng tư nhân.
Tại thành phố Kansas, bang Missouri, tình trạng thiếu nhân viên trực tổng đài 911 đã làm tăng gấp đôi thời gian giữ máy trung bình của những người gọi đến. Ở một hạt thuộc bang Florida, nhiều học sinh thường xuyên đi học muộn do thiếu tài xế xe buýt. Ở nhiều thành phố và bang khác nhau, các vết nứt và ổ gà trên đường phố cần nhiều thời gian hơn để sửa chữa do thiếu công nhân.
Tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động ngày càng tồi tệ hơn ở tất cả các lĩnh vực do làn sóng nghỉ hưu và thôi việc trong giai đoạn đại dịch COVID-19 hoành hành. Theo một thống kê trên cả nước Mỹ, tỷ lệ nghỉ việc tại các cơ quan chính quyền bang và địa phương nước này cao gấp đôi mức trung bình của 2 thập kỷ trước. Một cuộc khảo sát 249 nhà quản lý nhân sự của chính quyền địa phương và cấp bang, do Viện nghiên cứu MissionSquare tiến hành, cho thấy mức lương không cạnh tranh là lý do phổ biến nhất khiến người lao động nghỉ việc. Những việc làm khó tuyển dụng nhất bao gồm cảnh sát, nhân viên tư pháp, bác sĩ, y tá, kỹ sư và những công việc yêu cầu người làm có bằng lái xe dịch vụ.
Nhiều công ty, doanh nghiệp, nhà hàng, bệnh viện... đã nhanh chóng thích nghi với "hoàn cảnh mới" này bằng việc tăng lương khởi điểm và kèm theo các ưu đãi để thu hút nhân viên. Trong khi đó, các cơ quan công quyền hành động chậm hơn vì việc tăng lương phải trải qua một quy trình lập pháp có thể mất hàng tháng để được chấp nhận và thêm nhiều tháng nữa để có hiệu lực.
Hiện tại, nền kinh tế Mỹ đang được "neo giữ" nhờ thị trường lao động tiếp tục thắt chặt. Theo báo cáo được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 27/7, trên cơ sở điều chỉnh theo mùa, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của nước này đã giảm 7.000 đơn, xuống mức 221.000 đơn trong tuần tính đến ngày 27/7. Số đơn xin tiếp tục nhận trợ cấp sau một tuần thất nghiệp đầu tiên, chỉ số đại diện cho tình hình tuyển dụng, cũng giảm 59.000 đơn, xuống còn 1,690 triệu đơn trong tuần tính đến ngày 15/7.
Mặc dù có nhiều đợt sa thải nhân công trong lĩnh vực công nghệ và tài chính vào năm 2022 và đầu năm 2023, số lượng đơn xin tiếp tục nhận trợ cấp thất nghiệp vẫn ở mức thấp so với tiêu chuẩn lịch sử. Các công ty đang tích trữ công nhân sau khi gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lao động trong đại dịch COVID-19. Việc làm trong lĩnh vực giải trí và khách sạn vẫn ở dưới mức trước đại dịch.
Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ công bố số liệu cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong quý II/2023, nhờ vào khả năng phục hồi của thị trường lao động củng cố chi tiêu của người tiêu dùng, trong khi các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào thiết bị, có khả năng ngăn chặn suy thoái kinh tế. So với cùng kỳ năm ngoái, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ đã tăng 2,4% trong quý II/2023, cao hơn mức tăng trưởng 2% của quý I/2023 cũng như mức dự báo được các nhà kinh tế đưa ra trước đó là 1,8%.
Ngoài thị trường nhà đất và lĩnh vực sản xuất, phần lớn nền kinh tế Mỹ đang vượt qua được những khó khăn do chính sách tăng lãi suất mạnh mẽ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) mang lại. Kể từ cuối năm 2022, các nhà kinh tế đã dự báo về một cuộc suy thoái, song với việc áp lực giá cả đang hạ nhiệt, một số người hiện tin rằng kịch bản hạ cánh mềm đối với nền kinh tế do Fed dự tính là khả thi.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế vẫn tin rằng một cuộc suy thoái đang đến gần, dự báo chi phí đi vay cao hơn cuối cùng sẽ khiến người tiêu dùng gặp khó khăn hơn trong chi tiêu bằng tín dụng. Các nhà kinh tế cũng lưu ý rằng các ngân hàng đang thắt chặt tín dụng và tiền tiết kiệm tích lũy trong thời kỳ đại dịch tiếp tục cạn kiệt, trong khi tăng trưởng việc làm chậm lại được cho sẽ hạn chế tăng trưởng tiền lương.
Gregory Daco, nhà kinh tế trưởng tại EY-Parthenon, cho biết khi lạm phát hạ nhiệt, tăng trưởng tiền lương thực tế đang chuyển biến tích cực, tạo ra một cơn gió thuận lợi cho chi tiêu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, nền kinh tế "tiếp tục đối mặt với những trở ngại đáng kể do giá cả và chi phí liên tục tăng cao, các điều kiện tín dụng thắt chặt và lãi suất tăng. Ông Daco cảnh báo các cuộc đình công của công đoàn, trả nợ cho sinh viên và lỗ hổng nợ doanh nghiệp cũng là những rủi ro tiêu cực.
Trước đó ngày 26/7, Chủ tịch Fed Jerome Powell nói với các phóng viên rằng các thành viên của Fed không còn dự đoán kinh tế suy thoái mặc dù họ vẫn nhận thấy "sự tăng trưởng chậm lại đáng chú ý bắt đầu từ cuối năm nay". Điều này diễn ra sau khi Fed tăng lãi suất lần thứ 11 kể từ tháng 3/2022.
Còn theo số liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố mới đây, doanh số bán nhà mới dành cho một hộ gia đình ở Mỹ đã giảm trong tháng 6/2023, chấm dứt chuỗi ba tháng tăng liên tiếp, song nhu cầu vẫn mạnh do sự thiếu hụt trầm trọng những căn nhà đã qua sở hữu.
Trên cơ sở điều chỉnh theo mùa, doanh số bán nhà mới hàng năm của Mỹ đã giảm 2,5% trong tháng 6/2023, xuống mức 697.000 căn, thấp hơn mức dự báo 725.000 căn được các nhà kinh tế tham gia cuộc thăm dò ý kiến của hãng tin Reuters đưa ra trước đó. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái, doanh số bán nhà mới đã tăng 23,8% trong tháng Sáu. Doanh số bán hàng của tháng 5/2023 cũng được điều chỉnh thấp hơn xuống còn 715.000 căn, mức cao nhất kể từ tháng 2/2022, thay vì 763.000 căn được báo cáo trước đó.
Sự thiếu hụt nguồn cung cũng đang thúc đẩy giá nhà, vốn có xu hướng giảm vào đầu năm nay khi lãi suất thế chấp cao hơn khiến nhiều người mua nhà gặp khó khăn. Theo Hiệp hội Các nhà xây dựng quốc gia, hiện có ít nhà thầu xây dựng đưa ra các ưu đãi như giảm giá để tăng doanh số bán hàng. Giá nhà mới trung bình ở Mỹ trong tháng 6/2023 là 415.400 USD/căn, giảm 4,0% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá nhà trung bình nói chung là gần 500.000 USD/căn./.
- Từ khóa :
- Mỹ
- kinh tế Mỹ
- chính phủ Mỹ
- Bộ Thương mại Mỹ
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
"Nóng" cuộc đua tăng lương tại Mỹ
07:31' - 29/07/2023
Các cơ quan công quyền trên khắp nước Mỹ đang phải đối mặt với một cuộc đua tăng lương để tìm người lấp đầy những chỗ làm bị bỏ trống ngày càng nhiều sau đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
"Đại gia" bán lẻ Mỹ tạo ra cơn sốt mua sắm dịp cuối năm
16:14'
Hàng dài người xếp hàng chờ đợi trong tiết trời buốt giá để sở hữu các sản phẩm liên quan đến series sản phẩm “Eras Tour” của nữ ca sĩ nổi tiếng.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn nhất ASEAN sẽ tăng lương tối thiểu năm 2025
16:13'
Chính phủ nước này đã quyết định tăng lương tối thiểu thêm 6,5% vào năm 2025 để đảm bảo cuộc sống cho người lao động.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động mua sắm trực tuyến khởi sắc trong lễ Tạ ơn
15:58'
Người tiêu dùng toàn cầu đã chi 33,6 tỷ USD cho mua sắm trực tuyến, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023.
-
Kinh tế Thế giới
Botswana trở thành trung tâm chứng nhận kim cương để xuất khẩu sang G7
15:13'
Botswana đã được cấp phép thành lập một trung tâm xác minh sau các cuộc thảo luận "chuyên sâu" với Nhóm kỹ thuật kim cương G7.
-
Kinh tế Thế giới
Thụy Sĩ đặt mục tiêu về FTA mở rộng với Trung Quốc
14:20'
Nghị sĩ Thomas Aeschi, Chủ tịch phái đoàn EU-EFTA, ngày 29/11 cho biết thỏa thuận thương mại tự do mở rộng giữa Thụy Sĩ và Trung Quốc sẽ sớm được đưa vào triển khai.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Thái Lan khởi sắc trong tháng 10/2024
18:49' - 29/11/2024
Sản xuất công nghiệp Thái Lan tăng theo nhu cầu trong nước và xuất khẩu, ngoại trừ ô tô. Thặng dư tài khoản vãng lai là 0,7 tỷ USD vào tháng 10, tăng nhẹ so với mức 0,6 tỷ USD của tháng 9.
-
Kinh tế Thế giới
Những lo ngại xung quanh ngân sách bổ sung hơn 90 tỷ USD của Nhật Bản
18:45' - 29/11/2024
Chính phủ Nhật Bản hôm 29/11 thông qua khoản ngân sách bổ sung, trị giá 13.900 tỷ yen (92,6 tỷ USD), hỗ trợ gói kinh tế mới nhằm giảm bớt áp lực tài chính do lạm phát gây ra cho các hộ gia đình.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia hạn miễn trừ thuế một số hàng hóa của Mỹ
15:50' - 29/11/2024
Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc hôm nay ra thông báo cho biết sẽ tiếp tục miễn trừ một số mặt hàng của Mỹ không bị áp thuế bổ sung cho đến cuối tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Canada chọn địa điểm lưu trữ nhiên liệu hạt nhân vĩnh viễn dưới lòng đất
11:15' - 29/11/2024
Tổ chức Quản lý Chất thải Hạt nhân Canada (NWMO) ngày 28/11 cho biết, nước này đã quyết định chọn một địa điểm ở phía Bắc tỉnh Ontario để làm kho lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.