Kinh tế Mỹ: Mối đe dọa về lạm phát thực sự hiện hữu
Tại Mỹ, ngày càng có nhiều sự đồng thuận cho rằng những áp lực đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới như lạm phát và tăng trưởng đình trệ, phần lớn gây ra bởi tình trạng tắc nghẽn nguồn cung tạm thời, sẽ lắng dịu lại trong thời gian tới khi cán cân cung-cầu trở nên cân bằng hơn.
Tuy nhiên, theo bài viết của chuyên gia kinh tế Nouriel Roubini được đăng trên tạp chí Project Syndicate, những người mang tâm lý lạc quan này có khả năng sẽ phải thất vọng.* Kịch bản của những năm 1970 liệu có xảy ra?Chuyên gia kinh tế Nouriel Roubini cảnh báo rằng việc nới lỏng liên tục các chính sách tiền tệ, tín dụng và tài khóa sẽ kích thích tổng cầu quá mức và dẫn đến tình trạng lạm phát tăng nhanh và mạnh. Trong khi đó ở góc độ vĩ mô, các cú sốc tiêu cực về nguồn cung trong trung hạn sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế tiềm năng, đồng thời gia tăng chi phí sản xuất. Kết hợp lại, những động lực cung cầu này có thể tạo ra tình trạng lạm phát kèm suy thoái (stagflation) theo kiểu những năm 1970 (tức là lạm phát gia tăng trong bối cảnh kinh tế suy thoái) và cuối cùng dẫn đến một cuộc khủng hoảng nợ nghiêm trọng.Cho đến gần đây, những rủi ro trung hạn được tập trung phân tích nhiều hơn. Tuy nhiên, tại thời điểm này, giới phân tích có thể phần nào kết luận rằng rằng tình trạng lạm phát kèm suy thoái ở mức độ nhẹ đang diễn ra. Lạm phát đang tăng ở Mỹ và nhiều nền kinh tế tiên tiến, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại đáng kể, bất chấp các biện pháp kích thích tiền tệ, tín dụng và tài khóa lớn.Hiện đã có sự đồng thuận rằng suy giảm tăng trưởng ở Mỹ, Trung Quốc, châu Âu cùng các nền kinh tế lớn khác là kết quả của sự tắc nghẽn nguồn cung trên thị trường lao động và hàng hóa. Chính vì thế, đã xuất hiện tâm lý lạc quan từ các chuyên gia phân tích và hoạch định chính sách Phố Wall rằng tình trạng lạm phát kèm suy thoái mức độ nhẹ này chỉ là tạm thời và sẽ kết thúc khi nguồn cung thôi tắc nghẽn. Các chuyên gia có thể cho rằng sự xuất hiện của biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 đang tạm thời khiến sản xuất bị gián đoạn, làm gia tăng chi phí, giảm tốc độ tăng trưởng sản lượng và hạn chế nguồn cung lao động. Trong khi đó, người lao động đang cảm thấy miễn cưỡng với việc quay trở lại nơi làm việc vì lo ngại làn sóng lây nhiễm của biến thể Delta. Nhiều người trong số này vẫn đang nhận trợ cấp thất nghiệp của chính phủ, một chính sách dự kiến sẽ hết hạn vào tháng Chín tới. Ngoài ra, những người có con nhỏ có thể phải ở nhà vì trường học đóng cửa và không có dịch vụ chăm sóc trẻ em với giá cả phải chăng.Trong lĩnh vực sản xuất, biến thể Delta đang phá vỡ các kế hoạch tái mở cửa của nhiều lĩnh vực dịch vụ, đồng thời giáng một đòn mạnh vào các chuỗi cung ứng, hệ thống cảng biển và hậu cần toàn cầu. Việc thiếu hụt các nguyên liệu đầu vào quan trọng như chất bán dẫn đang tiếp tục cản trở hoạt động sản xuất ô tô, hàng điện tử và các đồ tiêu dùng khác, từ đó làm tăng lạm phát.Những người mang chủ nghĩa lạc quan cho rằng tất cả những biến số này chỉ là tạm thời. Một khi số ca nhiễm biến thể Delta giảm dần, mọi thứ sẽ trở nên tươi sáng hơn. Người lao động sẽ quay trở lại thị trường, các nút thắt sản xuất sẽ được gỡ, tăng trưởng sản lượng sẽ tăng tốc và lạm phát cơ bản - hiện đang ở mức gần 4% ở Mỹ - sẽ giảm về mức 2% như mục tiêu của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed).Trong khi đó, về phía cầu, người ta cho rằng Fed và các ngân hàng trung ương khác sẽ bắt đầu siết chặt các chính sách nới lỏng tiền tệ. Kết hợp với một số tác động tài khóa trong năm tới (khi mức thâm hụt có thể thấp hơn), điều này được cho là sẽ giúp duy trì môi trường lạm phát thấp. Kết quả là, tình trạng lạm phát kèm suy thoái hiện nay sẽ nhường chỗ cho một tương lai tươi sáng, với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và môi trường lạm phát thấp hơn vào năm tới.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát của Eurozone tăng lên mức cao nhất trong thập kỷ
19:22' - 31/08/2021
Theo ước tính sơ bộ được công bố ngày 31/8, giá tiêu dùng ở Eurozone trong tháng Tám đã tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 2,2% trong tháng Bảy.
-
Kinh tế Thế giới
EU áp dụng trở lại hạn chế đi lại không thiết yếu từ Mỹ và một số nước khác
12:26' - 31/08/2021
EU khuyến nghị các nước thành viên đưa 6 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Mỹ, ra khỏi danh sách miễn trừ quy định hạn chế hoạt động đi lại không thiết yếu.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Mỹ phần lớn tăng điểm sau diễn biến mới ở Afghanistan
08:03' - 31/08/2021
Trong phiên giao dịch ngày 30/8, phần lớn chứng khoán Mỹ tăng điểm sau diễn biến mới ở Afghanistan.
-
Kinh tế tổng hợp
Mỹ tái diễn tình trạng thiếu tài xế xe buýt nghiêm trọng
16:08' - 30/08/2021
Mỹ tái diễn tình trạng thiếu vắng những chiếc xe buýt sơn màu vàng chuyên chở học sinh đi học khi năm học mới bắt đầu do thiếu nghiêm trọng lái xe.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát của Mỹ tháng Bảy tiếp tục tăng
21:49' - 27/08/2021
Bộ Thương mại Mỹ ngày 27/8 công bố số liệu cho thấy chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), một thước đo lạm phát quan trọng của Mỹ, đã tiếp tục tăng lên trong tháng Bảy.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu hàng hóa theo container đường biển từ Trung Quốc vào Mỹ vẫn giảm
20:38' - 08/07/2025
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa vận chuyển trong các container từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 6/2025 đã giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21' - 08/07/2025
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43' - 08/07/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21' - 08/07/2025
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới đối với 14 quốc gia kể từ 1/8
06:55' - 08/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/7 tuyên bố ít nhất 14 quốc gia sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.