Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng âm trong quý I/2022
Cụ thể, trong kỳ báo cáo, GDP thực tế của Nhật Bản giảm 0,2% so với quý trước đó và giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, kinh tế Nhật Bản vẫn tiếp tục dao động theo đồ thị hình sin khi có tới 3 trong 5 quý gần nhất tăng trưởng âm, xen giữa ba quý đó là hai quý tăng trưởng dương.
Điều này cho thấy đà phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản vẫn hết sức mong manh và GDP của Nhật Bản chưa thể tăng trở lại mức trước đại dịch.
Nguyên nhân chủ yếu khiến Nhật Bản bị tăng trưởng âm trong quý I là do chính phủ nước này đã áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm ở 36 trong tổng số 47 tỉnh, thành để đối phó với làn sóng lây nhiễm thứ 6 của đại dịch COVID-19 và chỉ dỡ bỏ các biện pháp này trên toàn quốc từ ngày 22/3.Bên cạnh đó, việc giá cả thực phẩm, nhiên liệu và năng lượng leo thang, một phần do đồng yen mất giá, một phần do xung đột giữa Nga và Ukraine, cũng khiến nhiều hộ gia đình thắt chặt chi tiêu, từ đó ảnh hưởng tới chi tiêu dùng cá nhân - một trong hai trụ cột tăng trưởng chính của Nhật Bản.
Tuy nhiên, tính chung cả tài khóa 2021 (kết thúc vào cuối tháng 3/2022), nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 2,1%. Đây là lần đầu tiên kinh tế Nhật Bản tăng trưởng dương trong ba năm qua. Để giảm bớt tác động của tình trạng giá cả hàng hóa leo thang tới nền kinh tế, ngày 17/5, chính quyền của Thủ tướng Fumio Kishida đã thông qua dự thảo ngân sách bổ sung trong tài khóa 2022 trị giá 2.700 tỷ yen (khoảng 21 tỷ USD), trong đó 1.500 tỷ yen sẽ được chi để bổ sung cho các quỹ dự phòng của chính phủ để thực hiện một số biện pháp trong gói kích thích kinh tế khẩn cấp như trợ cấp cho các nhà nhập khẩu và bán buôn xăng dầu để giảm giá bán lẻ nhiên liệu trong nước và trợ cấp trực tiếp bằng tiền mặt cho các hộ gia đình thu nhập thấp có con chưa tới tuổi thành niên (bao gồm cả các gia đình cha mẹ đơn thân) với mức trợ cấp 50.000 yen/trẻ.Số tiền còn lại 1.200 tỷ yen sẽ được sử dụng để kéo dài thời gian thực hiện chương trình trợ giá xăng dầu cho tới cuối tháng 9/2022.
Về phần mình, Ngân hàng trung ương Nhật Bản vẫn giữ nguyên chính sách tiền tệ siêu lỏng để duy trì lãi suất các khoản vay ở mức thấp cho các hộ gia đình và doanh nghiệp. Trong quý II/2022, kết quả thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản cho thấy kinh tế nước này có thể đạt tốc độ tăng trưởng dương 1,3%, chủ yếu là nhờ việc dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch trọng điểm sau khi dịch COVID-19 đã tạm lắng. Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng đối với kinh tế Nhật Bản trong phần còn lại của năm nay vẫn khá bấp bênh do tác động của lạm phát, xung đột quân sự Nga-Ukraine và sự đứt gãy của nhiều chuỗi cung ứng sau khi Trung Quốc phong tỏa một số thành phố lớn để khống chế dịch COVID-19./.- Từ khóa :
- nhật bản
- kinh tế nhật bản
- xung đột nga ukraine
- covid 19
Tin liên quan
-
Tài chính
Nhật Bản tăng khoản vay dưới dạng hỗ trợ tài chính cho Ukraine
07:20' - 18/05/2022
Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết nước này và Ukraine đã ký một thỏa thuận về khoản vay trị giá 13 tỷ yen (100 triệu USD) nhằm hỗ trợ tài chính cho quốc gia Đông Âu này.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao Nhật Bản khó “dứt tình” với khí đốt Nga?
05:30' - 18/05/2022
Chính phủ Nhật Bản tuyên bố sẽ cùng với các thành viên G7 loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu của Nga, tuy nhiên, Nhật Bản khẳng định vẫn tham gia hai dự án dầu mỏ và LNG của Nga ở Sakhalin.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng lớn nhất Nhật Bản dự kiến lợi nhuận sụt giảm
20:36' - 17/05/2022
Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ (MUFG) ngày 16/5 dự báo lợi nhuận ròng sẽ giảm 12% do biến động của thị trường và triển vọng kinh tế không ổn định, sau khi đạt mức lợi nhuận kỷ lục trong năm trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu hàng hóa theo container đường biển từ Trung Quốc vào Mỹ vẫn giảm
20:38'
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa vận chuyển trong các container từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 6/2025 đã giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21'
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43'
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21'
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01'
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01'
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới đối với 14 quốc gia kể từ 1/8
06:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/7 tuyên bố ít nhất 14 quốc gia sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.