Kinh tế Nhật Bản trước vấn đề dân số già
Những giải pháp như mở rộng tiếp nhận lao động nước ngoài, nhóm các quận, huyện, thị xã đặt dưới một cơ quan hành chính quản lý chung, thay đổi linh hoạt cấp hành chính đối với mỗi địa phương, đã được tính đến.
Hệ lụy liên quan tới quản lý hành chính Theo “Yomiuri Shimbun”, tờ báo có lượng phát hành lớn nhất Nhật Bản, một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Bộ Nội vụ và Truyền thông nước này vừa công bố báo cáo tập hợp những vấn đề xã hội mà Nhật Bản từ nay đến năm 2040 phải đối mặt, cùng những chính sách ứng phó. Báo cáo cho biết gần một nửa số thành phố, quận, huyện, thị xã trên toàn Nhật Bản sẽ đối mặt với việc dân số giảm 30% so với năm 2015, cùng với đó là tình trạng thiếu lao động trầm trọng sau năm 2020.Trước tình trạng trên, các nhà nghiên cứu cảnh báo cơ quan hành chính địa phương của Nhật Bản sẽ không thể duy trì được chức năng hỗ trợ cuộc sống của người dân và hoạt động sản xuất. Gánh nặng đối với người dân các địa phương của Nhật Bản sẽ ngày càng tăng.
Các trường học nhiều khả năng phải gộp lại do không đủ lượng học sinh cần thiết, các tuyến đường sắt, xe buýt phải đóng cửa, nhiều gói chính sách miễn phí cũng phải giảm bớt.
Nhật Bản đang duy trì hai cấp hành chính quận, huyện thị xã và cấp tỉnh tại các địa phương. Tuy nhiên, nếu dân số giảm nhanh chóng, cấp hành chính này sẽ khó có thể duy trì tại tất cả các địa phương.Mô hình các khu vực liên kết gồm những quận, huyện, thị xã gần nhau, đặt trung tâm tại các đô thị có dân số trên 200.000 người đang là hướng đi được đề xuất tại Nhật Bản.
Hiện đã có 28 khu vực tại Nhật Bản bước đầu theo mô hình trên được hình thành với việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng công cộng.
Chính phủ Nhật Bản cũng đang nghiên cứu xem xét các yếu tố như ngân sách, thẩm quyền đối với khu vực liên kết nhằm quy định một cách rõ ràng về những chủ thể hành chính mới. Nhóm các nhà nghiên cứu cho rằng không dừng lại ở việc cải cách những vấn đề nhỏ, đối với các lĩnh vực lớn hơn như: đào tạo nguồn nhân lực, liên kết doanh nghiệp…, việc bỏ bớt cơ cấu hành chính theo hàng dọc là bộ và sở cũng đang được xem xét dưới góc nhìn đa chiều. Báo cáo của nhóm nghiên cứu thuộc Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản dự báo đến năm 2040, một số đơn vị hành chính địa phương, dân số có thể dưới 500 người và khả năng sẽ có hơn 28 vùng như vậy. Vì vậy những khu vực này sẽ buộc phải sát nhập với các khu vực lân cận. Trong hơn 10 năm qua, chính phủ Nhật Bản đã thúc đẩy sự hợp nhất giữa các đơn vị hành chính nhỏ. Tuy nhiên, quy định sát nhập giữa các đơn vị hành chính tại Nhật Bản sẽ hết hiệu lực vào tháng 3/2020. Vì vậy, nước này cần tiếp tục thảo luận để đưa vào những quy định mới phù hợp với thực tiễn. * Tình trạng thiếu lao động và giải pháp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm 5/6 đã công bố kế hoạch thu hút 500.000 lao động nước ngoài đến năm 2025 nhằm giải quyết tình trạng thiếu lao động thường xuyên trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng và chăm sóc người cao tuổi.Thành công của chính sách kinh tế Abenomics trong tương lai có thể nói đang phụ thuộc nhiều vào chính sách nhập cư. Không có chính sách nhập cư phù hợp, tình trạng thiếu lao động sẽ cản trở sự phát triển bền vững của kinh tế Nhật Bản.
Theo tạp chí “The Diplomat”, chính quyền ông Abe đang phải vật lộn với khả năng có thể thiếu hụt tới 7,9 triệu lao động vào năm 2030, cùng với chi phí an sinh xã hội gia tăng do tình trạng dân số già.Để duy trì dân số ở mức 100 triệu, theo lý thuyết, Nhật Bản phải chấp nhận một con số khổng lồ khoảng 200.000 người nhập cư mỗi năm, và tỷ lệ sinh phải nâng từ mức 1,42 thành 2,07 vào năm 2030.
Mục tiêu thu hút 500.000 lao động nước ngoài vào năm 2025 được ông Abe đưa ra, đồng nghĩa với việc trong vòng 7 năm, mỗi năm Nhật Bản sẽ tiếp nhận trung bình 71.430 lao động.
Thực hiện mục tiêu trên, ông Abe đã có hai điều chỉnh lớn trong quy định về lao động nước ngoài. Thứ nhất, đó là việc bổ sung thị thực lao động mới cho năm lĩnh vực như nông nghiệp, xây dựng, chăm sóc người cao tuổi..., dự kiến có hiệu lực từ tháng 4/2019. Ông Abe đã đưa ra gợi ý về chính sách mới này vào tháng Hai năm nay. Thứ hai, cho phép gia hạn thị thực của lao động nước ngoài thêm 2 năm, sau khi kết thúc thời gian lao động 3 năm. Như vậy, một lao động nước ngoài tại Nhật Bản có thể kéo dài thời gian lên tới 5 năm.Các nhà kinh tế Nhật Bản từ lâu đã tìm cách đẩy mạnh thu hút lao động nhập cư vào nước này. Tuy nhiên, điều này đã gặp nhiều trở ngại bởi đây là vấn đề chính trị nhạy cảm xuất phát từ các nỗi sợ hãi như tội phạm gia tăng, sự phản ứng dữ dội của người dân giống như ở các nước châu Âu.
Kế hoạch thu hút lao động mới nhất mà ông Abe tuyên bố là một sự thay đổi đáng kể cách thức tiếp nhận lao động nước ngoài của Nhật Bản.
Tuy nhiên, rõ ràng đây chỉ là giải pháp tạm thời bởi những lao động dù được gia hạn thị thực lên tới 5 năm, nhưng cuối cùng họ vẫn phải trở về nhà.Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào năm 2014, ông Abe cho biết Nhật Bản không chấp nhận chính sách nhập cư giống như Mỹ, tức lao động được ở lâu dài.
Giáo sư Toru Shinoda, một chuyên gia về lao động tại Đại học Waseda ở Tokyo, cho rằng đề xuất mở rộng lực lượng lao động nước ngoài là một hướng đi đúng trong việc đảm bảo tương lai của đất nước, nhưng chính sách đã bị hiểu sai bởi một nguyên tắc huyền thoại của nước này đó là tính đồng nhất dân tộc.Ông Shinoda cho biết trước Chiến tranh thế giới thứ II, trong lịch sử, Nhật Bản đã từng chấp nhận khoảng 1 triệu người nhập cư và đưa 100.000 người nước này định cư khắp thế giới.
Do đó, việc Nhật Bản mở cửa cho người nhập cư sẽ không có gì bất thường, song để đạt được một xã hội đồng nhất cần mất thêm nhiều bước đi hơn nữa.
Dù bị đánh giá là một người bảo thủ, nhưng ông Abe đã phải ủng hộ chính sách mở rộng nhập cư đầu tiên của Nhật Bản và giải quyết các vấn đề kinh tế thông qua những cải cách chế độ lao động trong nước như khuyến khích phụ nữ lao động, ủng hộ việc những người nghỉ hưu tái ra nhập lực lượng lao động...Sáng kiến về “Phụ nữ” được ông Abe công bố vào năm 2015 với mục tiêu ban đầu đầy tham vọng là đưa tỷ lệ nữ chiếm 30% các vị trí lãnh đạo trong mọi lĩnh vực vào năm 2020.
Tuy nhiên, tại các doanh nghiệp đây là mục tiêu không thực tế, vì vậy đã phải giảm xuống còn 15% vào năm 2025.
Giáo sư đại học Waseda cũng cho rằng cùng với sự nổi lên của Trung Quốc và Đông Nam Á, Nhật Bản phải thực tế hơn và nhìn nhận thẳng thắn vấn đề là nước này cần lao động nước ngoài hơn là lao động nước ngoài cần Nhật Bản.Đây là vấn đề sống còn và Nhật Bản phải học tập cách chấp nhận việc lao động nước ngoài nhập cư vĩnh viễn, nếu không nước này có nguy cơ bị cô lập và bỏ lại phía sau.
Xem thêm:>>>Walmart dự định bán lại chuỗi siêu thị Seiyu tại Nhật Bản
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Nhật Bản thị sát khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lớn
12:03' - 11/07/2018
Ngày 11/7, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đến thị sát tỉnh Okayama, miền Tây nước này nhằm đánh giá mức độ thiệt hại và tìm hiểu về tình hình sơ tán trong đợt mưa lớn vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Nhật Bản hủy chuyến công du nước ngoài để xử lý thiên tai trong nước
16:48' - 09/07/2018
Ngày 9/7 Thủ tướng Nhật Bản đã hủy chuyến công du tới châu Âu và Trung Đông trong bối cảnh chính phủ nước này đang đẩy mạnh chiến dịch cứu hộ sau đợt mưa lớn gây nhiều thiệt hại ở miền Tây nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản đạt thặng dư tài khoản vãng lai 47 tháng liên tiếp
15:38' - 09/07/2018
Thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản trong tháng 5/2018 đạt 1.940 tỷ yen (17,6 tỷ USD), đánh dấu tháng thứ 47 liên tiếp nước này ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản dốc toàn lực tìm kiếm và cứu hộ các nạn nhân do mưa lũ
14:13' - 08/07/2018
Theo số liệu mới nhất, ít nhất 64 người đã thiệt mạng và 44 người khác bị mất tích do mưa lớn chưa từng thấy tại Nhật Bản khiến nước ở các sông tràn bờ và buộc hàng triệu người phải đi sơ tán.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản sơ tán hàng trăm nghìn người dân tránh trận mưa lớn nhất trong lịch sử
18:21' - 06/07/2018
Hàng trăm nghìn người tại miền Tây và miền Trung Nhật Bản đã được sơ tán trong ngày 6/7 sau khi những trận mưa lớn làm nước sông tràn qua bờ đê và gây ra những vụ lở đất gần khu vực họ sinh sống.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Cảnh báo nguy cơ xảy ra cháy rừng tại Đà Nẵng
10:19'
Thời tiết tại thành phố Đà Nẵng xảy ra nắng nóng trên diện rộng, nhiều ngày khô hạn liên tục, nguy cơ xảy ra cháy rừng từ ngày 19 - 22/5, báo động cấp III (Cấp cao, có khả năng dễ cháy).
-
Kinh tế & Xã hội
Nâng tầm để sản phẩm OCOP Hà Nội vươn xa hơn
09:03'
Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu, đưa sản phẩm OCOP vươn xa để du khách đến Hà Nội càng thêm yêu quý con người, văn hóa và sản vật Thủ đô.
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ hạn chế thị thực đối với một số công ty lữ hành Ấn Độ
08:08'
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 19/5 thông báo áp dụng các biện pháp hạn chế thị thực đối với một số cá nhân liên quan đến các công ty lữ hành, có trụ sở tại Ấn Độ.
-
Kinh tế & Xã hội
Khởi tố hình sự đối tượng sản xuất 60 tấn giá đỗ “ngậm” chất kích thích
07:57'
Ngày 19/5, Công an tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Nguyễn Văn Tân do sản xuất và bán ra khoảng 60 tấn giá đỗ “ngậm” chất kích thích tăng trưởng 6-Benzylaminopurine.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 20/5/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/5, sáng mai 21/5 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
Tạm đình chỉ công tác cán bộ cửa khẩu vì xé thẻ lên máy bay của khách
21:08' - 19/05/2025
Ngày 19/5, Bộ Công an thông tin, lãnh đạo Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã ban hành Quyết định tạm đình chỉ đối với các cán bộ liên quan việc có hành vi xé thẻ lên tàu bay của một du khách.
-
Kinh tế & Xã hội
Công bố khung quy đổi giữa các phương thức xét tuyển đại học
21:06' - 19/05/2025
Ngày 19/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các cơ sở đào tạo xây dựng quy tắc quy đổi tương đương điểm trúng tuyển, ngưỡng đầu vào giữa các phương thức xét tuyển đại học.
-
Kinh tế & Xã hội
Tạo thuận lợi nhất để xây dựng Đại học Y Hà Nội tại Bắc Ninh
20:22' - 19/05/2025
Chủ tịch UBND tỉnh Vương Quốc Tuấn đã khẳng định, tỉnh ủng hộ, mong muốn dự án Trường Đại học Y Hà Nội sớm được triển khai, tỉnh tạo điều kiện thuận lợi nhất để triển khai dự án.
-
Kinh tế & Xã hội
Tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2025: Đăng ký xét tuyển từ ngày 16/7
20:05' - 19/05/2025
Theo quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng năm 2025, thời gian đăng ký nguyện vọng xét tuyển trực tuyến trên Hệ thống từ ngày 16/7 đến 17 giờ ngày 28/7.