Kinh tế nhiều khu vực trên toàn cầu bị hạ mức tăng trưởng
Ngân hàng Goldman Sachs mới đây đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của châu Âu, trong khi Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo chính sách thuế quan đáp trả lẫn nhau có thể làm suy yếu triển vọng kinh tế của châu Á.
Một trong những nguyên nhân đưa đến các động thái này là việc cả châu Âu và châu Á đang phải đối mặt với sự chuyển dịch sang hướng bảo hộ thương mại do Mỹ dẫn đầu sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử vừa qua.
Goldman Sachs đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) xuống 0,8% trong năm tới, so với mức dự báo 1,1% trước đó. Ngân hàng này nhận định chính sách bảo hộ thương mại của ông Trump sẽ gây bất lợi cho nền kinh tế châu Âu, đặc biệt là Đức. Theo Goldman Sachs, căng thẳng thương mại mới với Mỹ, áp lực tăng chi tiêu quốc phòng lên châu Âu và niềm tin kinh doanh sụt giảm do rủi ro địa chính trị gia tăng sẽ là những trở lực lớn nhất đối với khu vực. Các nhà phân tích của ngân hàng này nhận định phần lớn lực kéo lùi tăng trưởng đến từ bất ổn chính sách thương mại. Nền kinh tế mở của châu Âu được coi là đặc biệt dễ bị tổn thương trước chính sách bảo hộ của ông Trump, với cam kết áp thuế cao đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu trong chiến dịch tranh cử. Goldman Sachs cho rằng thuế quan nhắm mục tiêu chủ yếu vào xuất khẩu ô tô của các nền kinh tế châu Âu. Điều này báo hiệu nhiều khó khăn hơn cho nền kinh tế trì trệ của Đức và nhà sản xuất lớn nhất nước này, Volkswagen (VW), vốn cũng đang gặp nhiều khó khăn. Ô tô là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Đức và Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước này. Mặc dù Mỹ chiếm chưa đến 10% tổng doanh số của tập đoàn, VW nhận thấy tiềm năng tăng trưởng rất lớn ở quốc gia này, đặc biệt trong lĩnh vực xe điện. Goldman Sachs dự báo nền kinh tế Đức sẽ chỉ tăng trưởng 0,5% trong năm tới do căng thẳng thương mại. Con số này chỉ bằng hơn một nửa so với dự báo tăng trưởng 0,9% trước đó. Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu, Mỹ chiếm 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của khối vào năm ngoái. Với 502 tỷ euro (538 tỷ USD), xuất khẩu của Liên minh châu Âu (EU) sang Mỹ lớn hơn 46% so với lượng hàng hóa xuất khẩu từ Mỹ sang EU. Trong khi đó, Giám đốc IMF khu vực châu Á - Thái Bình Dương Krishna Srinivasan cho rằng việc các nước áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu để đáp trả lẫn nhau có nguy cơ phá vỡ triển vọng tăng trưởng của châu Á, dẫn đến chuỗi cung ứng dài hơn và kém hiệu quả hơn, dù châu Á vẫn được kỳ vọng là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế toàn cầu. Ông Srinivasan nhận định châu Á đang chứng kiến một giai đoạn chuyển đổi quan trọng, đưa đến những diễn biến khó đoán định, trong đó có rủi ro từ căng thẳng thương mại leo thang giữa các đối tác thương mại lớn. Ông nói thêm rằng bất ổn xung quanh chính sách tiền tệ ở các nền kinh tế tiên tiến và kỳ vọng thị trường liên quan có thể ảnh hưởng đến các quyết định tiền tệ ở châu Á, tác động đến dòng vốn toàn cầu, tỷ giá hối đoái và các thị trường tài chính khác. Cảnh báo của ông Srinivasan được đưa ra trong bối cảnh có nhiều lo ngại về kế hoạch của ông Trump trong việc áp thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu. Ông cho rằng thuế quan có thể cản trở thương mại toàn cầu, hạn chế đà tăng trưởng ở các quốc gia xuất khẩu và có khả năng làm tăng lạm phát ở Mỹ, buộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ phải thắt chặt chính sách tiền tệ, dù triển vọng tăng trưởng toàn cầu ảm đạm. IMF dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng 3,2% cho cả năm 2024 và 2025, yếu hơn so với dự báo lạc quan hơn của IMF đối với châu Á, ở mức 4,6% cho năm nay và 4,4% cho năm tới. Viện nghiên cứu chính sách kinh tế đối ngoại Hàn Quốc (KIEP) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống 3% cho năm 2025, do quan ngại về tác động tiềm tàng của các chính sách thuế và thương mại mà ông Trump đề xuất. Con số trên giảm 0,2 điểm phần trăm so với dự báo được Viện này đưa ra hồi tháng Năm. KIEP cho rằng một số cam kết chính sách thuế của ông Trump có thể bắt đầu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là của Trung Quốc, ngay từ năm 2025. KIEP hạ dự báo tăng trưởng cho nhiều nền kinh tế lớn, trong đó có Trung Quốc. Kinh tế nước này được dự báo tăng trưởng 4,1% trong năm 2025, giảm 0,4 điểm phần trăm so với dự báo trước đó, chủ yếu do nhu cầu nội địa yếu. KIEP cũng hạ dự báo tăng trưởng của EU trong năm 2025 từ 1,6% xuống 1,3%. Đối với các đối tác thương mại của Mỹ, viễn cảnh trước mắt là một đợt bất ổn gia tăng kéo dài khi nền kinh tế quan trọng nhất thế giới trải qua sự thay đổi mang tính lịch sử. Mặc dù vậy, nhiều nhà phân tích kỳ vọng tuyên bố của ông Trump về việc kéo dài vĩnh viễn Đạo luật Giảm thuế năm 2017 đối với các tập đoàn và người giàu sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Theo ông Innes McFee tại tổ chức nghiên cứu và dự báo kinh tế Oxford Economics (Anh), các biện pháp kích thích tài khóa có thể chiếm ưu thế và là một điểm tích cực nhỏ trong tương lai gần. Ông McFee nhận định tác động tới phần còn lại của thế giới sẽ phụ thuộc vào quyết định cuối cùng về chế độ thuế quan của Mỹ.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Tác động của khủng hoảng kinh tế Đức đối với tam giác công nghiệp châu Âu
05:30' - 30/11/2024
Nước Đức thời kỳ hậu Thủ tướng Angela Merkel đang gặp nhiều khó khăn và sẽ sớm phải tổ chức cuộc bầu cử mới. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới hai quốc gia láng giềng Pháp và Italy.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Thái Lan khởi sắc trong tháng 10/2024
18:49' - 29/11/2024
Sản xuất công nghiệp Thái Lan tăng theo nhu cầu trong nước và xuất khẩu, ngoại trừ ô tô. Thặng dư tài khoản vãng lai là 0,7 tỷ USD vào tháng 10, tăng nhẹ so với mức 0,6 tỷ USD của tháng 9.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia tại Singapore đánh giá tính đúng thời điểm trong chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
14:07'
Phó Giáo sư Vũ Minh Khương- Giảng viên Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu đã đánh giá tính đúng thời điểm trong chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
-
Ý kiến và Bình luận
Tranh cãi về dự thảo cắt giảm ngân sách 2025 tại Hàn Quốc
08:43'
Dự thảo ngân sách đề xuất tổng ngân sách năm tới đạt 677,4 triệu won (tương đương 485,3 tỷ USD), giảm 4,1 triệu won so với kế hoạch ban đầu của chính phủ.
-
Ý kiến và Bình luận
Người dân Australia được cảnh báo về thời tiết “bất thường” trong 4 tháng tới
09:38' - 01/12/2024
Từ tháng 12/2024 - 2/2025, người dân Australia được cảnh báo sẽ phải trải qua một số ngày và đêm oi bức hơn bình thường ở nhiều khu vực.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Canada khuyến nghị về tác động kinh tế từ thuế quan của Mỹ
16:13' - 30/11/2024
Thủ tướng Canada cho rằng những quyết định thuế quan này không chỉ tác động tiêu cực đến người dân Canada mà còn gây ra ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế Mỹ...
-
Ý kiến và Bình luận
Canada xem xét thận trọng các mức thuế quan mới của Mỹ
14:00' - 30/11/2024
Ngày 29/11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau nhấn mạnh rằng các tuyên bố về thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cần được đánh giá một cách nghiêm túc và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch ECB: EU cần tránh chiến tranh thương mại với Mỹ
07:00' - 29/11/2024
Chủ tịch ECB cho biết hợp tác tốt hơn so với chiến lược trả đũa thuần túy, vốn có thể dẫn đến quá trình ăn miếng trả miếng mà không bên nào thực sự là người chiến thắng.
-
Ý kiến và Bình luận
JPMorgan: Các thị trường mới nổi đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2025
08:11' - 28/11/2024
Theo JPMorgan, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các thị trường mới nổi bị kẹt giữa hai “gã khổng lồ” Trung Quốc và Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Moody's hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mexico trong năm 2025
08:11' - 27/11/2024
Dự báo về sức tăng GDP năm 2025 được điều chỉnh giảm do Mexico sẽ phải đối mặt với các tác động kinh tế từ các chính sách thuế trên của Tổng thống đắc cử Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Tác động kéo dài của COVID-19 đối với tim mạch
06:00' - 27/11/2024
Một người từng mắc COVID-19 sẽ tăng gấp đôi nguy cơ gặp phải các triệu chứng tim mạch nghiêm trọng trong vòng 3 năm sau khi khỏi bệnh.