Kinh tế phi chính thức: Một góc nhìn khác (Phần 1)
Tuy nhiên, chưa quản lý được không có nghĩa là bất hợp pháp. Thậm chí trong một số trường hợp đặc biệt, đằng sau bức màn chưa vén ấy là một nền tảng vô hình giúp đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế thế giới.
Khi nhắc đến kinh tế phi chính thức (hay còn gọi là kinh tế chưa quan sát được) người ta thường nghĩ ngay đến những hoạt động trái pháp luật như sản xuất hay buôn bán ma túy… Tuy nhiên, khái niệm này thực ra lại rộng lớn hơn thế.Nó bao gồm cả những hoạt động kinh tế tuy hợp pháp nhưng cố tình giấu diếm nhằm tránh phải nộp thuế và thực hiện các quy định khác của Nhà nước, hoặc là những đơn vị sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ tham gia quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ với mục tiêu cơ bản là tạo thu nhập.
Điều đáng ngạc nhiên là dù khó quản lý nhưng những hoạt động kinh tế “ngầm” lại đóng vai trò rất quan trọng đối với các nền kinh tế, không chỉ là một động lực vô hình giúp duy trì các hoạt động vĩ mô mà còn góp phần cải thiện tình trạng thất nghiệp, từ đó ngăn ngừa những biến động kinh tế, chính trị.Theo ước tính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), kinh tế phi chính thức đóng góp trung bình từ 1% cho đến 20% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia trên thế giới.
Báo cáo do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố ngày 30/4 cho thấy hơn 61% số dân có việc làm của thế giới, tương đương 2 tỷ người, đang làm việc tại khu vực kinh tế phi chính thức, trong đó chủ yếu là người dân tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Ở Đông Nam Á, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tỷ lệ người lao động làm trong khu vực kinh tế phi chính thức cao.Tương tự, tại Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, thị trường việc làm vẫn diễn biến tích cực mặc dù tăng trưởng GDP không mấy ấn tượng.Lý giải hiện tượng này, các chuyên gia kinh tế cho rằng nhờ lĩnh vực kinh tế không chính thức đã tiếp nhận lượng lớn người lao động bị sa thải khỏi các khu vực kinh tế chính thức của nước này, từ đó làm nhẹ đi sự mất cân bằng trên thị trường lao động mỗi khi có biến động xảy ra. Theo con số thống kê mới nhất, khoảng 60% nền kinh tế Indonesia phụ thuộc vào khu vực kinh tế không chính thức.
Trong khi đó, kinh tế phi chính thức đóng góp tới 55% GDP khu vực châu Phi phía Nam Sahara. Những công việc tuy không có tên gọi chính thức song lại đóng vai trò như một “chiếc chân chống” đối với nền kinh tế khu vực bởi sức chứa lên tới hàng triệu đơn vị kinh tế và cung cấp việc làm cho hàng triệu người dân - trong đó có cả những cá nhân có nền tảng giáo dục thấp, tay nghề không cao, vốn có rất ít cơ hội được tuyển dụng trong những hoạt động kinh tế chính thức truyền thống. Dù đóng vai trò không thể thiếu trong thời kỳ khó khăn, những người lao động tự do luôn phải chịu nhiều thiệt thòi. Họ không những không được hưởng phúc lợi cố định như bảo hiểm sức khoẻ hay bảo hiểm lao động mà thậm chí những còn được trả lương thấp và ít có khả năng thăng tiến.Bên cạnh đó, đây cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn thu thuế lên tới hàng triệu USD mỗi năm. Theo nghiên cứu của Giáo sư Friedrich Scheneider thuộc trường đại học Linz của Áo, Liên minh châu Âu (EU) mỗi năm đã để thất thoát khoảng 454 tỷ euro, tương đương 8,6% tổng số doanh thu thuế nhận về, vì sự tồn tại của các hoạt động kinh tế chưa được giám sát.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Công cụ đo lường đầy đủ quy mô nền kinh tế
09:02' - 05/08/2018
Hiện nay, các hoạt động của kinh tế ngầm tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng, nhưng đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có một nghiên cứu bài bản tính toán kết quả hoạt động của toàn bộ khu vực này.
-
Kinh tế Việt Nam
Lao động phi chính thức chịu nhiều thiệt thòi
07:30' - 11/10/2017
Mặc dù chiếm tới 57,2% lực lượng lao động cả nước, nhưng hầu hết lao động phi chính thức không có hợp đồng lao động, không được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hay được bảo vệ quyền lợi...
-
Kinh tế Việt Nam
Khuyến nghị chính sách khắc phục sự yếu thế đối với lao động phi chính thức
12:19' - 04/10/2017
Việc nghiên cứu khu vực kinh tế phi chính thức cũng như việc làm phi chính thức ở Việt Nam là cần thiết, nhất là trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Anh nới lỏng các quy định về xe điện trước tác động từ thuế quan của Mỹ
18:11'
Động thái này được đưa ra sau khi chính phủ thực hiện cuộc tham vấn kéo dài hai tháng với ngành ô tô về mục tiêu xe không phát thải của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Thủ tướng tương lai kêu gọi phản ứng nhanh chóng trước thuế quan của Mỹ
18:08'
Là một quốc gia xuất khẩu lớn, Đức đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi thuế quan, báo hiệu thêm rắc rối cho nền kinh tế Đức vốn đã trì trệ.
-
Kinh tế Thế giới
"Bóng ma" suy thoái rình rập: Mỹ có “gánh” nổi hệ quả chính sách?
13:51'
Trong tuần qua, giá trị cổ phiếu chu kỳ toàn cầu kém hơn cổ phiếu phòng thủ toàn cầu khoảng 8 điểm phần trăm - khoảng cách lớn nhất kể từ khi bắt đầu lệnh phong tỏa do đại dịch COVID-19 vào năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng sang Mỹ đàm phán
13:49'
Thủ tướng Ishiba mô tả việc Tổng thống Trump áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, ngành công nghiệp trọng yếu của Nhật Bản, là điều “rất đáng thất vọng”.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Malaysia kêu gọi thiết lập thỏa thuận chung cho ASEAN
13:46'
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho rằng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần cùng nhau thiết lập một thỏa thuận chung để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Anh công bố gói hỗ trợ ngành ô tô
12:22'
Ngày 6/4, Chính phủ Anh đã công bố gói hỗ trợ toàn diện cho ngành ô tô của nước này trước áp lực ngày càng tăng từ các mức thuế cao của Mỹ và xu hướng chuyển dịch toàn cầu sang xe điện (EV).
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Hơn 50 quốc gia liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán
06:00'
Ngày 6/4, trả lời phỏng vấn trên chương trình "This Week" của ABC News, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ Kevin Hassett cho biết hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia và Indonesia không áp thuế trả đũa Mỹ
21:59' - 06/04/2025
Malaysia và Indonesia khẳng định sẽ không trả đũa quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế quan thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Nga, Mỹ có thể nối lại tiếp xúc song phương vào tuần tới
20:55' - 06/04/2025
Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Channel One của Nga, khi được hỏi khi nào diễn ra các cuộc tiếp xúc tiếp theo giữa Nga và Mỹ, ông Dmitriev nói rằng: "Ngay trong tuần tới".