Kinh tế Thụy Sĩ sẽ mất nhiều năm mới có thể phục hồi
Theo Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) Thomas Jordan, đại dịch COVID-19 gây thiệt hại từ 11-17 tỷ CHF mỗi tháng, tạo áp lực lên nền kinh tế Thụy Sĩ đến mức phải mất nhiều năm để phục hồi.
Các chuyên gia kinh tế của chính phủ đã dự đoán sự sụt giảm sản lượng kinh tế là -6,7% trong năm nay, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng. Đây sẽ là mức suy giảm tồi tệ nhất kể từ những năm 1930. Trả lời phỏng vấn tờ SonntagsZeitung ngày 10/5, ông Jordan đã cảnh báo về tình trạng mất việc làm đáng kể và sự xói mòn của sự thịnh vượng sau đại dịch. Nền kinh tế Thụy Sĩ hiện đang hoạt động ở mức từ 70-80% mức bình thường. Chi phí bảo lãnh cho nền kinh tế bằng nguồn tài trợ của người nộp thuế đã đạt tới 57 tỷ CHF (59 tỷ USD), nhưng con số cuối cùng có thể lên tới 100 tỷ CHF. Điều này sẽ xếp hạng gói cứu trợ Thụy Sĩ là một trong số 20 gói lớn nhất thế giới. Suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến cho các nhà đầu tư tìm tới đồng CHF làm nơi trú ẩn an toàn, gây áp lực lên ngân hàng trung ương Thụy Sĩ để ngăn chặn đồng CHF tăng giá quá nhanh so với các loại tiền tệ khác. Đồng CHF mạnh cho thấy những khó khăn lớn hơn đối với các nhà xuất khẩu Thụy Sĩ và ngành du lịch trong nước. SNB đã áp đặt lãi suất âm và liên tục can thiệp vào thị trường ngoại hối để kìm hãm đồng CHF tăng giá. Nhưng một số người lo ngại rằng 800 tỷ CHF (811 tỷ USD) chi cho hoạt động này có thể quay trở lại ám ảnh ngân hàng trung ương. Giáo sư Michael Graff, người đứng đầu dự báo kinh tế vĩ mô tại Viện Kinh tế Thụy Sĩ, nhận thấy rằng đồng CHF đã mạnh lên từ 1,085 CHF/euro vào đầu năm lên mức 1,05 CHF/euro vào giữa tháng Tư.Ông nói thêm: “SNB sẽ tiếp tục mua ngoại tệ nhiều nhất có thể để giữ đồng CHF ở mức giá thoải mái". Tuy nhiên, SNB nên cẩn thận để không đánh mất uy tín của mình với thị trường.
Phát biểu với tờ Tribune de Genève, ông Jordan cho rằng "nếu không có chính sách tiền tệ của SNB, chúng ta sẽ thấy tỷ giá hối đoái hoàn toàn khác trong tình hình hiện tại".Nhưng ông Jordan khẳng định ngân hàng trung ương vẫn còn chỗ cho các hoạt động trong cuộc chiến chống giảm phát. SNB đã tăng cường can thiệp ngoại hối và có thể cắt giảm lãi suất hơn nữa khi đại dịch gây áp lực rất lớn lên đồng CHF.
SNB đã chịu tổn thất nặng nề trong quý I/2020 với khoản lỗ 38,2 tỷ CHF (39,2 tỷ USD) - mức tồi tệ nhất kể từ khi thành lập vào năm 1907. Giống như nhiều nền kinh tế phát triển khác, Thụy Sĩ sẽ phải chung sống với những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong một thời gian./.>>Dịch COVID-19: Thụy Sĩ cam kết viện trợ 410 triệu USD cho các nước đang phát triển
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thụy Sĩ huy động quân đội với quy mô lớn nhất chống dịch COVID-19
11:10' - 08/04/2020
Thụy Sĩ đã huy động quân đội với quy mô lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 nhằm hỗ trợ cuộc chiến chống dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Thụy Sĩ ghi nhận hơn 3.880 ca nhiễm SARS-CoV-2
20:38' - 19/03/2020
Giới chức y tế Thụy Sĩ ngày 19/3 thông báo, số ca nhiễm virus corona chủng mới SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Thụy Sĩ và Liechtenstein đã tăng lên thành 3.888 người.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump thông báo áp thuế 30% đối với EU và Mexico
20:19' - 12/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/7 đã thông báo quyết định áp thuế nhập khẩu 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore vẫn là trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới
18:09' - 12/07/2025
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới khi dẫn đầu Chỉ số Phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (ISCDI) trong năm thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29' - 12/07/2025
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46' - 12/07/2025
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10' - 12/07/2025
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.