Kinh tế toàn cầu phục hồi sẽ kiểm tra khả năng ứng phó của các ngân hàng trung ương
Những lo ngại bắt đầu diễn ra trong nhiều tháng trước từ Washington đến Frankfurt, đã biến thành một điệp khúc khi các quan chức đặt câu hỏi liệu khả năng chấp nhận rủi ro trên nhiều thị trường tài sản có thể dự đoán một lộ trình bất ổn khiến nền kinh tế toàn cầu có thể đi chệch hướng hay không.
Cuối tuần vừa qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng trung ương Canada cho rằng các mối đe dọa ngày càng tăng, nhận thức rõ về tình trạng ngừng hoạt động sản xuất như sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2018.Trong khi đó, sự biến động giảm mạnh mẽ của đồng Bitcoin sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (ngân hàng trung ương) thông báo cấm giao dịch tiền điện tử, cho thấy nhiều thị trường tài chính nhạy cảm thế nào.
Những người theo chủ nghĩa bi quan tại các tổ chức tiền tệ quốc tế có thể nhìn thấy tình trạng bong bóng ở bất cứ đâu, từ cổ phiếu đến bất động sản, trong khi nhiều quan chức như Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho rằng mối đe dọa vẫn ở mức kiềm chế. Các ngân hàng trung ương chịu một số trách nhiệm đối với sự nhiệt tình của thị trường tài chính sau một loạt biện pháp kích thích và thanh khoản khổng lồ để giúp các nền kinh tế phát triển. Đầu cơ trên thị trường đã dẫn đến sự biến động lớn vào cuối năm ngoái, bao gồm cả sự tăng “phi mã” của đồng bitcoin lên mức cao nhất từ trước tới nay trên 60.000 USD/bitcoin vào tháng 4/2021. Ngoài ra, các loại tài sản truyền thống cũng gặp tình trạng đầu cơ trên, như lợi suất trái phiếu của Đức tăng khoảng 50 điểm cơ bản trong năm nay để lần đầu tiên trong hai năm qua mức tăng trưởng dương. Ba tuần trước, một cuộc họp chính sách của Fed đã xoay quanh cuộc tranh luận về sự ổn định bởi nhiều quan chức cảm giác thấy sự rủi ro “tăng cao” cũng như những vấn đề xung quanh hoạt động của các quỹ đầu cơ. Tại Trung Quốc, với đà phục hồi kinh tế cao hơn Mỹ, những người đứng đầu quản lý ngân hàng trong tháng Ba cho biết rằng họ “rất lo lắng” về tình trạng bong bóng, đặc biệt đầu tư vào bất động sản là “rất nguy hiểm”. Dù xuất hiện nhiều dấu hiệu cảnh báo đáng lo ngại, một số quan chức cấp cao của các ngân hàng trung ương vẫn đang cố gắng tỏ ra lạc quan.Sau quyết định của Fed trong tháng Tư, ông Powell nhấn mạnh rằng “bức tranh ổn định tài chính tổng thể là biến động trái chiều nhưng xét trên sự cân bằng thì nó vẫn có thể kiểm soát được”. Phó Chủ tịch ECB Luis De Guindos đã giảm bớt sự lo lắng trong tuần qua khi cho rằng các rủi ro kinh tế “cân bằng hơn nhiều so với trước đây”./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Fed cảnh báo bảo biểm tín dụng đang mất dần “quyền lực” sau COVID-19
13:46' - 20/05/2021
Theo một phân tích mới của chi nhánh Fed tại New York, điểm số của mỗi hộ gia đình, mà tận dụng việc chậm thanh toán các khoản thế chấp đã tăng trung bình 14 điểm trong suốt thời gian đại dịch xảy ra.
-
Ý kiến và Bình luận
Diễn đàn Delphi 2021: Mất ít nhất hai năm để phục hồi kinh tế thế giới hậu COVID-19
09:40' - 14/05/2021
Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Delphi được tổ chức trực tuyến tại Athens (Hy Lạp), các quan chức và chuyên gia nhận định phải mất ít nhất hai năm kinh tế toàn cầu mới phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này