Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh trở lại quỹ đạo tăng trưởng - Bài 2: Tạo bước đi vững chắc
Phát huy nội lực
Tình hình phục hồi và phát triển kinh tế thành phố trong 4 tháng đầu năm có nhiều bước khởi sắc khá toàn diện với nhiều tín hiệu tốt. Việc phòng chống, kiểm soát dịch COVID-19 hiệu quả, tạo đà tâm lý và tin tưởng của người dân, doanh nghiệp. Tình hình phục hồi và phát triển kinh tế Thành phố có bước khởi sắc với nhiều điểm sáng.Đánh giá điều này, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh khẳng định, nội lực kinh tế TP. Hồ Chí Minh khá vững và còn nhiều dư địa để thúc đẩy phát triển. Thời điểm này Tp. Hồ Chí Minh đang tập trung, quyết liệt thực hiện Nghị quyết 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù phát triển Tp. Hồ Chí Minh bằng việc cụ thể hóa Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2025 với 2 giai đoạn.
Theo Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi, UBND Tp. Hồ Chí Minh đã trình HĐND thành phố thông qua 32 dự án có chuyển mục đích sử dụng trên 10 ha (tổng diện tích dự án hơn 1.840 ha); quyết định chủ trương đầu tư 5 dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách với tổng mức đầu tư hơn 12.950 tỷ đồng. Tp. Hồ Chí Minh cũng xây dựng, trình đề án tăng tỷ lệ điều tiết cho ngân sách Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025, 2026 - 2030.
Theo đó, năm 2022 tỷ lệ ngân sách để lại cho Tp. Hồ Chí Minh được điều chỉnh từ 18% lên 21%, tăng 3% so với năm 2021. Như vậy, sau nhiều năm tỷ lệ điều tiết liên tục giảm dần thì đây là thời kỳ ổn định ngân sách đầu tiên tỷ lệ điều tiết cho Tp.Hồ Chí Minh tăng 3%. Việc này giúp tăng thêm nguồn lực chi đầu tư phát triển năm 2022, góp phần giảm bớt áp lực cho Tp. Hồ Chí Minh trong cân đối ngân sách, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến khó lường.
Thành phố xác định, năm 2022 tập trung phục hồi kinh tế, tạo đà tăng tốc phát triển trong năm 2023 và những năm tiếp theo; trong đó, đặt doanh nghiệp là trung tâm của sự tăng trưởng kinh tế. Với những tín hiệu chuyển biến tích cực trong thời gian vừa qua, tình hình sản xuất tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp tục có xu hướng chuyển biến tích cực.
Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã hoạt động sản xuất trở lại sau thời gian gián đoạn do dịch bệnh. Nhiều doanh nghiệp và nhà bán lẻ trên địa bàn Thành phố đã có kế hoạch phối hợp nhà sản xuất, nhà cung cấp tăng cường lượng hàng thiết yếu để chuẩn bị nguồn hàng phục vụ thị trường. Nhiều doanh nghiệp sản xuất đã đi vào ổn định sản xuất, nhất là các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu, may mặc, hóa phẩm, thực phẩm công nghệ… kích cầu tiêu dùng.
Hoạch định kế hoạch dài hơi
Để tạo dựng các bước đi vững chắc sau một thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, Tp.Hồ Chí Minh đã chủ động xây dựng và ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 -2025 nhằm đưa ra giải pháp cấp bách và trọng tâm khôi phục đứt gẫy; vực dậy nền kinh tế, khôi phục hoạt động văn hoá – xã hội với 2 giai đoạn.
Theo đó, giai đoạn phục hồi năm 2022, khắc phục các hệ lụy, khôi phục những đứt gãy chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng; giúp những doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động tái gia nhập thị trường, phục hồi sản xuất, kinh doanh; tạo việc làm, chăm lo an sinh xã hội và các hoạt động văn hóa - xã hội trên cơ sở thích ứng an toàn, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19.
Giai đoạn phát triển năm 2023 - 2025, Tp. Hồ Chí Minh xác định tiếp tục kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh; giải quyết các điểm nghẽn đối với sự phát triển nhanh và bền vững. Thành phố tập trung mọi nguồn lực để phát huy các thế mạnh như trung tâm kinh tế, tài chính; trung tâm thương mại - mua sắm; trung tâm dịch vụ Logistics; du lịch; trung tâm về đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ; trung tâm dịch vụ chất lượng cao về y tế, giáo dục; trung tâm văn hóa của cả nước và khu vực Đông Nam Á.
Trong giai đoạn này, Tp. Hồ Chí Minh tập trung triển khai nhiều nhóm giải pháp huy động hiệu quả mọi nguồn lực trên cơ sở tiếp tục chủ động đề xuất Trung ương hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp ủy quyền, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, tính toán khoa học, khơi thông nguồn lực phát triển.
Các nguồn lực từ vốn đầu tư công được tập trung khai thác. Nhiều đề án được ưu tiên triển khai thực hiện; trong đó có chính sách phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp có giá trị gia tăng, thay đổi công nghệ theo hướng thâm dụng lao động kỹ năng và áp dụng quản trị tiên tiến; tập trung phát triển đi vào chiều sâu của các phân ngành công nghiệp ưu tiên thuộc 4 ngành công nghiệp trọng yếu.
Theo ông Phan Văn Mãi, khi xây dựng Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế thành phố giai đoạn 2022-2025, Thành phố đã đề ra mục tiêu và quyết sách: Thúc đẩy quá trình phục hồi tăng trưởng gắn tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng cạnh tranh, tăng tỷ trọng các sản phẩm hàng hóa- dịch vụ có hàm lượng giá trị gia tăng cao, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Đồng thời, biến thách thức thành cơ hội để phát triển nhanh nền kinh tế số; hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội đô thị; tạo sự đột phá trong việc xây dựng nền hành chính kiến tạo phát triển; giữ vững và phát huy vai trò là động lực tăng trưởng kinh tế của khu vực phía Nam và cả nước./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm 1,28 tỷ USD vốn FDI được “rót” vào Tp.Hồ Chí Minh
15:47' - 27/04/2022
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh, trong 4 tháng đầu năm 2022, Tp. Hồ Chí Minh thu hút được 1,28 tỷ USD, tăng 12,18% tổng vốn đầu tư so với cùng kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh tiếp tục khởi sắc
20:22' - 26/04/2022
Kinh tế thành phố tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ, tạo tâm lý và tin tưởng cho người dân và doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Sumitomo đầu tư các dự án hạ tầng quy mô lớn tại Việt Nam
19:12' - 22/07/2025
Thủ tướng Chính phủ đề nghị với có uy tín, tiềm lực tài chính, Tập đoàn Sumitomo tiếp tục mở rộng các hoạt động đầu tư tại Việt Nam với tiến độ triển khai nhanh và hiệu quả hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ra công điện hỏa tốc ứng phó khẩn cấp với hoàn lưu bão số 3
18:58' - 22/07/2025
Chiều 22/7, Bộ Công Thương ban hành Công điện hỏa tốc 5444/CĐ-BCT về tiếp tục triển khai ứng phó khẩn cấp với bão và hoàn lưu bão số 3 (WIPHA).
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ muốn thu hút 4 dự án đầu tư vào Khu công nghiệp VSIP
18:34' - 22/07/2025
Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ là dự án quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của thành phố mà còn của cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Trị gỡ khó giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao
18:10' - 22/07/2025
Ngày 22/7, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức buổi làm việc với các ngành, đơn vị và địa phương liên quan tới giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao, đoạn đi qua địa phận tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Phà Đình Khao tăng tần suất, đảm bảo lưu thông tuyến quốc lộ 57
18:09' - 22/07/2025
Bắt đầu từ 1/7/2025 đến nay, lưu lượng qua phà Đình Khao vượt sông Cổ Chiên tăng trên 10% (đặc biệt là các phương tiện ô tô con), thường tập trung vào các khung giờ cao điểm.
-
Kinh tế Việt Nam
Công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao dẫn dắt hút FDI đổ về Đồng Nai
15:57' - 22/07/2025
Nhờ có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, Đồng Nai đang trở thành là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Senegal, Maroc: Triển vọng hợp tác sâu rộng và hiệu quả
15:02' - 22/07/2025
Senegal và Maroc đều là cửa ngõ lý tưởng để hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường Tây Phi, Bắc Phi, EU cũng như tiếp cận thị trường toàn lục địa châu Phi.
-
Kinh tế Việt Nam
Thi công sân bay Long Thành “vướng” chủng loại đá
14:56' - 22/07/2025
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Đồng Nai, từ nay đến cuối năm 2025, sân bay Long Thành cần khoảng 3,9 triệu m3 đá với 9 chủng loại khác nhau.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Đưa người dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn
13:34' - 22/07/2025
Ngày 22/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại các xã Xuân Lập, xã Thường Xuân của tỉnh Thanh Hóa.