Kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng chậm nhất trong nhiều thập kỷ
Theo một cuộc khảo sát của hãng tin Pháp AFP, nền kinh tế Trung Quốc có thể phải chứng kiến mức tăng trưởng chậm nhất trong nhiều thập kỷ vào năm nay, giữa bối cảnh các nhà chức trách nước này vẫn đang vật lộn để vực dậy hoạt động tiêu dùng trong vòng xoáy của cuộc khủng hoảng bất động sản.
Những tuần gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã công bố một loạt biện pháp nhằm "kích hoạt lại" nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và chấm dứt nhiều năm hoạt động kinh doanh trì trệ, hướng tới mục tiêu đạt được tăng trưởng kinh tế 5%/năm.
Tuy nhiên, sau một đợt dậy sóng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, được thúc đẩy bởi hy vọng về một "chương trình kích thích lớn", tâm lý lạc quan đã giảm sút khi các nhà chức trách vẫn chưa công bố con số cụ thể cho gói cứu trợ. Trung Quốc sẽ công bố báo cáo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý III/2024 vào cuối tuần này. Các nhà phân tích tham gia khảo sát của AFP dự đoán kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 4,5% trong quý III/2024, sau khi tăng 4,7% trong quý trước đó và 5,3% trong quý I/2024. Ông Harry Murphy Cruise, nhà kinh tế tại Moody's Analytics, cho biết nền kinh tế Trung Quốc đã được tiếp thêm sức mạnh nhờ thông báo về các gói kích thích kinh tế. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đã thất vọng khi thiếu các thông báo tiếp theo liên quan tới gói kích thích này. Hồi tháng 9/2024, Chính phủ Trung Quốc đã tiết lộ một loạt biện pháp để bơm tiền vào nền kinh tế, bao gồm các đợt cắt giảm lãi suất và nới lỏng các hạn chế về mua nhà. Tuy nhiên, những hỗ trợ đó sẽ không đủ để khắc phục những khó khăn trên thị trường bất động sản - vốn từng là động lực chính của nền kinh tế Trung Quốc. Các nhà phân tích tham gia khảo sát của AFP dự đoán tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong cả năm nay chỉ đạt 4,9% - mức tăng trưởng yếu nhất trong nhiều thập kỷ, ngoại trừ thời kỳ diễn ra đại dịch COVID-19. Chính phủ Trung Quốc từng tuyên bố "hoàn toàn tin tưởng" rằng nước này sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng trong năm nay và hồi sinh nền kinh tế, nhưng các nhà phân tích nhận định rằng chính phủ phải hành động nhiều hơn và bơm thêm tiền trước khi kết thúc năm nay. Nhu cầu cần cứu trợ của nền kinh tế ngày càng rõ nét sau một loạt dữ liệu được công bố cho thấy hoạt động tiêu dùng của Trung Quốc trì trệ, lạm phát ảm đạm, tăng trưởng nhập khẩu thấp và tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên tăng vọt. Cuối tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lam Phật An cho biết Bắc Kinh sẽ phát hành trái phiếu đặc biệt để thúc đẩy chi tiêu, song không đưa ra con số cụ thể. Các nhà phân tích cảnh báo rằng nếu không có những cải cách lớn đối với nền kinh tế để giải quyết các vấn đề sâu xa về bất bình đẳng thu nhập và an sinh xã hội, sự bất ổn kinh tế sẽ tiếp tục thúc đẩy một vòng luẩn quẩn đã khiến tiêu dùng trì trệ. Thúc đẩy nhu cầu, đặc biệt là đối với nhà ở, là vô cùng cần thiết cho sự phục hồi bền vững của kinh tế Trung Quốc.Một số thành phố lớn đã nới lỏng các hạn chế về mua nhà - gần đây nhất là Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên và thành phố cảng Thiên Tân. Mặc dù giai đoạn căng thẳng nhất của cuộc khủng hoảng nhà ở có lẽ đã kết thúc, các chính sách của Trung Quốc hiện vẫn quá tập trung vào việc giải quyết cung mà không giải quyết cầu.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Dự trữ vàng: "Điểm tựa" của kinh tế Nga
18:09' - 15/10/2024
Bất chấp lệnh trừng phạt dẫn đến việc tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga (BoR) bị đóng băng, nước này vẫn giữ được hàng trăm tỷ USD ngoài tầm với của phương Tây nhờ nỗ lực cao trong dự trữ vàng.
-
Phân tích - Dự báo
WB dự báo tình hình kinh tế của các quốc đảo ở Thái Bình Dương
15:21' - 15/10/2024
Theo WB, trong 7 năm qua, đầu tư tại các quốc đảo ở Thái Bình Dương đã giảm ở mức trung bình.
-
Kinh tế Thế giới
Goldman Sachs nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc
10:24' - 15/10/2024
Ngân hàng Goldman Sachs vừa nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2024 và 2025 dựa trên các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng gần đây của nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hoàn thành sớm mục tiêu thu hút FDI giai đoạn 2021-2025
20:37' - 18/07/2025
Trung Quốc đã hoàn thành sớm mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan dự kiến chịu mức thuế quan Mỹ tương đương các nước trong khu vực
16:08' - 18/07/2025
Thái Lan dự kiến sẽ nhận được mức thuế quan của Mỹ gần bằng mức thuế áp dụng cho các quốc gia khác trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phát hiện loại đất hiếm mới
15:37' - 18/07/2025
Các nhà địa chất Trung Quốc vừa phát hiện một mỏ lớn chứa khoáng vật đất hiếm chưa từng được biết đến trước đây tại khu tự trị Nội Mông, miền Bắc nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đang làm chao đảo các công xưởng tại Trung Quốc
14:57' - 18/07/2025
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất Trung Quốc đang phải chạy đua để thích ứng.
-
Kinh tế Thế giới
EU thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
14:52' - 18/07/2025
EU đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Đây được đánh giá là một trong những gói biện pháp cứng rắn nhất từng được EU áp dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Larry Ellison trở thành người giàu thứ hai thế giới
11:02' - 18/07/2025
Nhà sáng lập Oracle, ông Larry Ellison đã “soán ngôi” Giám đốc điều hành (CEO) Meta của ông Mark Zuckerberg và trở thành người giàu thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba ứng phó với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm
10:11' - 18/07/2025
Trong phiên họp thứ 5 Quốc hội khóa X diễn ra trong ngày 16-17/7, Chính phủ Cuba đã công bố hàng loạt biện pháp nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Giá thực phẩm tăng cao do biến đổi khí hậu
09:34' - 18/07/2025
Tháng Sáu vừa qua, lạm phát tại Bỉ đã trở lại mức gần như bình thường, khoảng 2%. Với cơ chế điều chỉnh lương theo chỉ số giá tiêu dùng, người tiêu dùng lẽ ra không phải chịu tác động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mỹ Latinh tăng 7,1% trong năm 2024
08:15' - 18/07/2025
Theo báo cáo mới công bố của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này đã đạt 188,962 tỷ USD trong năm 2024, tăng 7,1% so với năm 2023.