Kinh tế Trung Quốc giảm tốc không phải là một điều “đáng lo”
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tuần này đã viết trên twitter rằng việc kinh tế Trung Quốc năm 2018 tăng trưởng thấp nhất (6,6%) trong gần 3 thập niên qua, điều khiến nước này cần nhanh chóng đạt được một “thỏa thuận thực sự” về thương mại với Mỹ.
Trong khi đó, với nền kinh tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1990, Trung Quốc cũng rất muốn kết thúc một cuộc chiến thương mại với Mỹ. Nhưng các số liệu thống kê mới đây cho thấy lý do mà các nhà lãnh đạo nước này ít lo ngại hơn so với những gì Tổng thống Mỹ đã nghĩ.
Đầu tiên, quy mô của nền kinh tế Trung Quốc có nghĩa là mức tăng trưởng kinh tế 6,6% trong năm 2018 đã tạo ra con số kỷ lục mới về sản lượng kinh tế.Tổng sản phẩm trong nước (GDP) danh nghĩa của Trung Quốc trong năm 2018 đã tăng thêm 8.000 tỷ NDT (1.200 tỷ USD), cao hơn mức 5.100 tỷ NDT năm 2007 - khi nước này đạt nhịp độ tăng trưởng 14,2%, mức tăng cao nhất trong những thập niên gần đây.
Điều đáng chú ý là kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng với quy mô lớn hơn nhiều song các phương tiện truyền thông đã đưa tin đậm nét về sự giảm tốc của nền kinh tế nước này.
Bên cạnh đó, sự thay đổi "bản chất" tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc cũng giúp nước này giảm thiểu phần nào những tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại với Mỹ.Các mức thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đang gây khó cho các doanh nghiệp Trung Quốc, khi họ đã thông báo số đơn đặt hàng xuất khẩu giảm mạnh.
Tuy vậy, đối với nền kinh tế có quy mô rộng lớn hơn thì doanh thu xuất khẩu có vai trò ít quan trọng hơn so với trước đây.
Thặng dư thương mại sụt giảm đã "lấy đi" 0,5 điểm phần trăm của mức tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2018, song nhu cầu nội địa của nước này giúp bù đắp nhiều hơn con số đó.
Chi tiêu tiêu dùng đã đóng góp 3/4 mức tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2018, cao nhất kể từ năm 2000.
Cuối cùng, Trung Quốc đã đạt được những thành quả vừa phải trong việc làm “lành mạnh hóa” hệ thống tài chính trong nước. Chính phủ Trung Quốc đã tìm cách hạn chế mức nợ vay, đã tăng mạnh trong thập niên vừa qua.Những ý kiến chỉ trích cho rằng Trung Quốc đã không giảm được nợ vay một cách thực sự do tỷ lệ nợ tính trên GDP của nước này vẫn tiếp tục tăng.
Tuy vậy, bình ổn mới là mục tiêu thực sự của Trung Quốc. Nước này đã đạt được một số thành công khi mức độ tăng nợ đã chậm lại đáng kể.
Năm 2015, cứ 4 đồng NDT tín dụng mới sẽ tạo ra 1 đồng NDT trong GDP của Trung Quốc. Tỷ lệ tương ứng của năm 2018 đã giảm còn 2,5/1 và đây cũng là mức trung bình trong 15 năm qua.
Dĩ nhiên là Trung Quốc muốn thuyết phục Tổng thống Mỹ Donald Trump rút lại quyết định áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc.Tổng thống Trump ngày 23/1 khẳng định các cuộc đàm phán thương mại giữa nước này và Trung Quốc vẫn đang diễn tiến tốt đẹp. Trước đó cùng ngày, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kevin Hassett bày tỏ tin tưởng rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ đạt được một thỏa thuận trước ngày 1/3.
Theo kế hoạch, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ gặp Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer tại Washington vào tuần tới, trong bối cảnh hai bên nỗ lực giải quyết tranh chấp thương mại trước ngày 1/3 - thời điểm "đình chiến thương mại" 90 ngày kết thúc.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc "sải bước" vào thị trường cho thuê máy bay toàn cầu
14:56' - 24/01/2019
Trung Quốc đang là "người chơi lớn" trên thị trường cho thuê máy bay toàn cầu dù mới chỉ tham gia một thời gian không lâu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2030
21:30' - 23/01/2019
Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2025 và sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030.
-
Tài chính
Trung Quốc sẽ tăng chi ngân sách để hỗ trợ nền kinh tế
18:52' - 23/01/2019
Các quan chức Bộ Tài chính Trung Quốc ngày 23/1 cho biết năm 2019, Trung Quốc sẽ gia tăng chi tiêu ngân sách để hỗ trợ nền kinh tế, cùng với việc tập trung cắt giảm thuế và phí cho doanh nghiệp nhỏ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27'
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11'
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47'
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31'
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47'
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.