Kinh tế Việt Nam: Giải pháp nào để tăng trưởng bền vững
Năm 2018, Chính phủ đặt mục tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,5 đến 6,7%; Tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7 đến 8%; Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) giảm 1 - 1,3%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%...
Bên lề phiên thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2018 và kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2018-2020, ngày 31/10, các đại biểu Quốc hội cho rằng để đạt được mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, đem lại hiệu quả thực chất, rất cần sự chỉ đạo điều hành và quyết tâm của Chính phủ.Bên cạnh đó, những khó khăn đang còn hiện hữu của năm 2017 cần được phân tích rõ, để có thể đưa ra mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế trong năm 2018 sát thực với điều kiện thực tế đất nước.
Phát triển kinh tế đi vào chiều sâu và chất lượng Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nhận định: Quyết tâm của Chính phủ trong năm 2018 là làm sao đạt được kế hoạch đề ra và mức tăng trưởng từ 6,5 đến 7%. Mức tăng trưởng này rất hợp lý. Để đạt được mục tiêu này cần quan tâm đến chất lượng, về hiệu quả của giá trị kinh tế, sẽ đảm bảo bền vững.Vấn đề quan trọng trong năm 2018 là làm sao giảm được khu vực công, tăng cường cho khu vực tư nhân và kêu gọi đầu tư trên tất cả mọi thành phần kinh tế, trong đó có kêu gọi đầu tư từ nước ngoài. Có như vậy, nền kinh tế nước ta sẽ phát triển tốt hơn.
Mặt khác, mức đầu tư công hiện nay đã tương đối cao, Chính phủ cần có lộ trình để tính toán tỷ mỷ, kể cả đầu tư công và những hạn chế để mức tăng trưởng đảm bảo ổn định và phát triển bền vững, tránh xáo trộn của nền kinh tế, sẽ hiệu quả hơn - đại biểu Hòa nêu rõ. Cùng quan điểm, đại biểu Đại biểu Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị) nêu Chính phủ cần giải trình một cách thấu đáo để hướng tới mục tiêu đưa nền kinh tế đi vào chiều sâu và chất lượng. Đại biểu đánh giá: Thời gian qua, thiệt hại kinh tế ở một số các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung đã xảy ra gây thiệt hại nhưng không ảnh hưởng nhiều so với sự tăng trưởng nền kinh tế. Vì vậy, các chỉ tiêu Chính phủ đặt ra hy vọng sẽ đạt được 6,7% là linh hoạt. Năm 2018, Chính phủ đã đưa ra một mục tiêu "mềm" chứ không "cứng" như mọi năm. Mục tiêu đặt ra như vậy, sẽ giúp Chính phủ điều hành một cách linh hoạt hơn. Bởi, trong năm 2017, mặc dù kinh tế có tăng trưởng nhưng tính bền vững chưa phải cao. Nền kinh tế muốn bền vững phải phát triển chính doanh nghiệp trong nước và đầu tư ra nước ngoài. Nghĩa là tiền của người Việt Nam, chủ là người Việt Nam, mang lại giá trị mới cho người Việt Nam đó mới là bền vững - đại biểu Sinh nói. Không để phát sinh những công trình gây thất thoát Quan tâm đến tình hình nợ công, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) nêu rõ: theo giải trình của Quốc hội và Bộ Tài chính, nợ công đang nằm trong thời kỳ kiểm soát.Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã đưa ra giải pháp: không ứng trước vốn. Những nơi nào ứng trước vốn phải giữ lại, hoặc thắt chặt chi tiêu rồi, phải dùng những giải pháp như: khoán lương, khoán xe... Đó là những giải pháp đang tập trung xử lý.
Theo đại biểu, năm 2018, giải pháp quyết liệt nhất trong vấn đề nợ công là không để phát sinh những công trình Nhà nước đầu tư mà thất thoát, đặc biệt là 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả vừa qua đã được Quốc hội, báo chí nêu nhiều.Đầu tư phải hiệu quả, có trọng điểm, không giàn trải, mới thu hồi vốn nhanh. Bên cạnh đó, phải phòng, chống tham nhũng, lãng phí và tránh đầu tư một cách thiếu hiệu quả, tránh để tham nhũng tràn lan, gây ảnh hưởng đến ngân sách của quốc gia.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đề nghị, trong thực hiện các dự án thua lỗ kéo dài nên xử lý giải quyết trách nhiệm. Dự án nào phục hồi, phát triển được, cần khơi gợi cho doanh nghiệp đó tổ chức thực hiện. Những doanh nghiệp được xem xét là không có khả năng phục hồi, để xảy ra lỗ nhiều, cần thiết phải giải thể hoặc đóng băng doanh nghiệp đó./.Tin liên quan
-
Chứng khoán
Kênh huy động vốn nào quan trọng nhất đối với nền kinh tế Việt Nam?
17:43' - 25/10/2017
Nhiều chuyên gia đã đưa ra những đánh giá, nhận đinh về các kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam ngày càng gắn kết với nền kinh tế thế giới
14:46' - 20/10/2017
Việt Nam cần tìm những giải pháp, công cụ chính sách phù hợp và hiệu quả nhất để tái cơ cấu nền kinh tế nhằm khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
ADB: Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt nhiều kết quả khả quan
15:02' - 26/09/2017
Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam Eric Sidgwick khẳng định nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt nhiều kết quả khả quan bất chấp sự sụt giảm sản lượng khai khoáng và dầu thô.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiềm năng và thế mạnh trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Myanmar còn rất lớn
12:08' - 26/08/2017
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng, tiềm năng và thế mạnh trong hợp tác kinh tế của hai nước còn rất lớn, nhất là các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh
-
Kinh tế Việt Nam
Báo Anh: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực
20:45' - 04/08/2017
Dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ tăng nhẹ lên mức 6,5% trong năm 2018.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam phục hồi sau biến động từ TPP
10:34' - 04/08/2017
Việt Nam từng kỳ vọng Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ là một đột phá cho nền kinh tế. Nhưng khi Mỹ rút khỏi TPP, Việt Nam phải tìm phương cách khác để thu hút đầu tư nước ngoài.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Lạc Đạo (Hưng Yên): khuyến kích phát triển công nghiệp xanh, sạch
17:29'
Để giải quyết tồn đọng trong quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn, xã Lạc Đạo tỉnh Hưng Yên kiên quyết đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi các dự án chậm tiến độ, sử dụng đất không hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Phấn đấu từ ngày 27/7 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát
17:21'
Trưa 9/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội cho ngành xây dựng, nội thất mở rộng không gian phát triển
17:02'
Sau hợp nhất Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh mới có không gian phát triển rộng lớn với nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, giao thông, nhà ở… tăng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An bố trí tái định cư gần 2.000 hộ dân dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
16:28'
Để thuận lợi cho việc thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, tỉnh Nghệ An đang khẩn trương triển khai các khu tái định cư phục vụ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn qua địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạ tầng nhiều cảng cá ở TP. Hồ Chí Minh chưa được đầu tư đồng bộ
16:28'
Nhiều ngư dân mong mỏi, thành phố sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế để tàu cá của bà con ngư dân có thể thuận lợi ra, vào cảng, không phải di chuyển tàu cá đi qua cảng cá của địa phương khác.
-
Kinh tế Việt Nam
HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định chính sách ưu đãi miễn tiền thuê đất
16:14'
HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách ưu đãi miễn tiền thuê đất đối với dự án sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh...
-
Kinh tế Việt Nam
Giải quyết các vướng mắc Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng
15:50'
Ngày 9/7, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng, tỉnh Phú Thọ.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguy cơ chậm tiến độ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột
14:55'
Dự án thành phần 3, cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột do UBND tỉnh Đắk Lắk làm đơn vị chủ quản đang đứng trước nguy cơ chậm tiến độ so với cam kết hoàn thành trước ngày 30/8/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp "chạy nước rút" với cầu Rạch Miễu 2
14:33'
Tính đến đầu tháng 7/2025, tiến độ tổng thể đã hoàn thành được trên 96,5% khối lượng công việc được giao của Dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.