Kinh tế Việt Nam với sức ép 6 tháng cuối năm tăng trưởng 7,6%
Tại buổi họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2016 vào sáng 28/6, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm nay ước tăng 5,52% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,12%; khu vực dịch vụ tăng 6,35%. Riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm 0,18%.
Đáng chú ý, tăng trưởng 6 tháng đầu năm nay tuy cao hơn tốc độ cùng kỳ các năm 2012-2014 nhưng có dấu hiệu chững lại so với tốc độ tăng 6,32% trong 6 tháng đầu năm 2015.
Ông Nguyễn Bích Lâm phân tích, GDP 6 tháng đầu năm đặt trong bối cảnh năm 2016 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 2016-2020. Cùng với đó, tăng trưởng GDP trong 6 tháng đầu năm có dấu hiệu chững lại là do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động nên kinh tế trong nước cũng chịu nhiều ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, tình hình khí hậu diễn biến bất thường như rét buốt ở các tỉnh phía Bắc; hạn hán, xâm nhập mặn ở các tỉnh phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và xuất nhập khẩu. Đây là lý do khiến cho khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản giảm so với cùng kỳ năm trước.
Theo đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm trước nguyên nhân do sản lượng lúa Đông Xuân năm nay chỉ đạt 19,4 triệu tấn (giảm 6,4%) so với vụ Đông Xuân 2015.
Ông Lâm nhìn nhận, đây là lần đầu tiên khu vực này giảm tăng trưởng (ở mức 0,78%) sau nhiều năm là điểm tựa cho tăng trưởng GDP, ngay cả trong những năm kinh tế khó khăn nhất.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 6,82%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,66% của cùng kỳ năm trước, chủ yếu do ngành khai khoáng giảm 2,2%. Trong khi đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng hơn 10%, tương đương với mức tăng của cùng kỳ năm trước; ngành xây dựng 6 tháng đầu năm tăng 8,8%.Phân tích về chỉ số ngành khai khoáng giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước, ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp cho biết, đây là dấu hiệu không tốt cho nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng của ngành này giảm do nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt. Chính vì vậy, xu hướng ngành khai khoáng ngày càng giảm trong những năm tiếp theo sẽ là tất yếu.
Mặt khác, quá trình khai thác của ngành này còn khó khăn và giá dầu thế giới cũng giảm làm cho nguồn thu của nguồn khai khoáng, đặc biệt là dầu thô ngày càng giảm theo. Trong 6 tháng qua, bối cảnh giá dầu thô thế giới giảm thấp nhất là 27 USD/thùng vào ngày 20/1/2016 và thoát đáy tăng lên 52,5 USD/thùng vào tháng 6.
Điểm nhấn đáng chú ý đóng góp chung cho GDP 6 tháng đầu năm 2016, khu vực dịch vụ đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2012 đến nay; trong đó, một số ngành tăng khá so với cùng kỳ năm trước như bán buôn, bán lẻ tăng hơn 8%, hoạt động tài chính ngân hàng, bảo hiểm xã hội tăng trên 6%.
Đặc biệt, hoạt động kinh doanh bất động sản đạt mức tăng 3,77% là mức cao nhất kể từ năm 2011 đến nay.
Với GDP 6 tháng đầu năm nay tăng 5,52% thì 6 tháng cuối năm, GDP phải đạt mức tăng trưởng 7,6% để GDP cả năm 2016 đạt mục tiêu tăng 6,7% như Quốc hội đề ra. Về vấn đề này, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm nhìn nhận, đây là mức tăng trưởng cao nhất trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn.
Theo ông Nguyễn Bích Lâm, mặc dù môi trường đầu tư đã được Chính phủ quan tâm và có chính sách thông thoáng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tuy nhiên, kinh tế thế giới năm 2016 theo dự báo vẫn gặp khó khăn và tăng trưởng chậm lại. Trong khi đó, tình hình tài chính tiền tệ và giá dầu có diễn biến phức tạp nên kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng.
Do đó, trước mắt, Tổng cục Thống kê đề nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các ngành, địa phương cần đề ra các giải pháp để ngành nông lâm nghiệp và thủy sản khẩn trương thực hiện, khắc phục những khó khăn, có mức tăng trưởng khá trong những tháng cuối năm.
Bên cạnh đó, các cấp các ngành tiếp tục triển khai nghiêm túc những giải pháp, chính sách hỗ trợ các vùng thiên tai bị hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường đã được Chính phủ ban hành.
Đối với sản xuất công nghiệp, cần phân tích, đánh giá và làm rõ nguyên nhân tốc độ tăng trưởng thấp đối với ngành công nghiệp chế biến chế tạo, từ đó có giải pháp pháp khắc phục, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến.
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh các ngành dịch vụ có lợi thế, có giá trị gia tăng cao như ngành du lịch, ngành viễn thông, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng…
Cùng với đó, các bộ, ngành ở Trung ương và địa phương cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn đầu tư, đầu tư công theo kế hoạch của năm 2016 về vốn FDI, vốn ODA để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Mặt khác có giải pháp thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng dưới hình thức hợp tác công tư.
Song song đó, các bộ, ngành ở Trung ương và địa phương tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh và bảo vệ hợp pháp của nhà đầu tư, tuyệt đối không đặt ra các rào cản, các điều kiện đầu tư kinh doanh bất hợp lý gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp; quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc chính phủ kiến tạo, lấy doanh nghiệp làm động lực để thúc đẩy nền kinh tế.
Ngoài ra, các bộ, ngành ở Trung ương và địa phương cũng cần tập trung thực hiện tổng thể Đề án tái cơ cấu nến kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế giai đoạn 2013 – 2020 theo đúng tinh thần Quyết định số 339 ngày 19/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ./.
Xem thêm:
CPI 6 tháng đầu năm bình quân chỉ tăng 1,72%
Lập Tổ công tác chỉ đạo đẩy nhanh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
CPI 6 tháng đầu năm bình quân chỉ tăng 1,72%
13:54' - 24/06/2016
Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa họp báo công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2016.
-
Kinh tế Việt Nam
HSBC: Kinh tế Việt Nam trên đà phục hồi mạnh mẽ
22:02' - 03/06/2016
HSBC cho rằng kinh tế Việt Nam vẫn trong thời khắc thử thách nhưng các chỉ số quý II cho thấy nền kinh tế này đang trên đà phục hồi mạnh mẽ.
-
Kinh tế Việt Nam
IMF đánh giá cao các chuyển biến tích cực của nền kinh tế Việt Nam
17:15' - 21/04/2016
Chuyên gia IMF đánh giá cao các chuyển biến tích cực của nền kinh tế Việt Nam, nhất là trong việc điều hành chính sách tiền tệ, cơ chế điều hành tỷ giá và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng.
-
Kinh tế Thế giới
ADB: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ duy trì mức 6,7% năm 2016
11:27' - 30/03/2016
Theo ADB, kinh tế Việt Nam dự báo tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng 6,7% trong năm 2016, sau đó giảm dần 6,5% trong năm 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm yếu cơ cấu kinh tế Việt Nam
06:38' - 18/03/2016
Điểm bất cập, hạn chế cơ bản của nền kinh tế hiện nay là mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, dựa vào gia tăng các nhân tố đầu vào truyền thống (vốn, lao động, tài nguyên).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phương tiện nào đang được phép tạm dừng thu phí BOT?
12:06'
Hiện bão và ảnh hưởng của hoàn lưu bão đã làm hư hỏng các công trình hạ tầng công cộng, đặc biệt nhiều công trình cầu, tuyến đường huyết mạch tại khu vực phía Bắc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sáu điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử thách
07:55'
Phát biểu tại chương trình truyền hình đặc biệt “Điểm tựa Việt Nam” tối 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ về 6 điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử thách sau qua bão lũ.
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN tham dự lễ kỷ niệm 120 năm thành lập TASS và Diễn đàn cấp cao Truyền thông BRICS
18:33' - 15/09/2024
Đoàn đại biểu TTXVN do Phó Tổng giám đốc Đoàn Thị Tuyết Nhung dẫn đầu tham dự sự kiện lễ kỷ niệm 120 năm thành lập hãng thống tấn TASS của Liên bang Nga.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%
15:50' - 15/09/2024
Thủ tướng Chính phủ quán triệt mục tiêu: không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, bị đói rét, thiếu nước uống, không có chỗ ở; khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 có hiệu quả; nhanh chóng...
-
Kinh tế Việt Nam
Ba đột phá chiến lược của cơ quan Thông tấn
15:39' - 15/09/2024
TTXVN với vai trò cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện, cơ quan báo chí đối ngoại chủ lực quốc gia sẽ tiếp tục truyền thông điệp về những nỗ lực và thành tựu đất nước sau gần 40 năm đổi mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thiệt hại do bão số 3 gây ra ước khoảng 40 nghìn tỷ đồng
12:07' - 15/09/2024
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, ước tính sơ bộ, chưa đầy đủ, thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra khoảng 40 nghìn tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
GDP cả năm 2024 có thể giảm 0,15% do ảnh hưởng cơn bão số 3
12:05' - 15/09/2024
Tăng trưởng GDP Quý III/2024 của cả nước có thể giảm 0,35%; Quý IV/2024 giảm 0,22% so với kịch bản không có bão số 3.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp cấp bách khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão lũ
11:20' - 15/09/2024
Một số thiệt hại của nông nghiệp thống kê đến 6h00 ngày 15/9/2024 cụ thể: 190.358 ha lúa bị ngập úng, thiệt hại; 48.727 ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại; 31.745 ha cây ăn quả bị hư hại...
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải thông tin về khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng bão số 3
10:06' - 15/09/2024
Bộ Giao thông Vận tải vừa có báo cáo trình Chính phủ về kết quả công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và mưa, lũ sau bão gây ra đối với lĩnh vực giao thông vận tải.