Kinh tế xanh: Giải pháp an toàn cho các quốc gia Đông Nam Á
Khí hậu trên Trái Đất đang thay đổi và nhân loại đang phải hứng chịu hậu quả của sự thay đổi này. Lũ lụt và hạn hán, giông bão và cuồng phong đang xảy ra ngày một thường xuyên hơn và lan tới các vùng lãnh thổ mới. Dự báo của các nhà khoa học là không mấy lạc quan.
Báo cáo của McKinsey nói gì?
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey, trong thời gian tới, khu vực Đông Nam Á có thể chịu ảnh hưởng bởi tác động của biến đổi khí hậu nhiều hơn các khu vực khác trên thế giới.
Báo cáo của Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey cho biết tới năm 2050, ngoại trừ Singapore và Brunei, trung bình mỗi năm có 8-13% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước Đông Nam Á có thể bị đe dọa bởi tình trạng nhiệt độ và độ ẩm tăng cao. Lũ lụt và mực nước biển dâng cao sẽ gây thiệt hại đối với hàng nghìn tỷ USD cho khu vực có đường bờ biển dài và các vùng trũng đông dân cư. Ngoài ra, biến đổi khí hậu sẽ gây ảnh hưởng đến các lĩnh vực chính như nông nghiệp, du lịch, thủy sản và sức khỏe con người.Kể từ năm 1960, nhiệt độ trung bình ở khu vực Đông Nam Á đã tăng lên sau mỗi thập kỷ. Việt Nam, Myanmar, Philippines và Thái Lan nằm trong số 10 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu trong 20 năm qua.
Các nhà phân tích cho rằng một trong những lợi thế của Đông Nam Á là cơ sở hạ tầng và các khu đô thị vẫn đang được xây dựng. Điều này mang lại cho các quốc gia cơ hội xây dựng nền tảng hạ tầng có khả năng chống chịu tốt hơn để đối phó với biến đổi khí hậu khắc nghiệt.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng chứng minh rằng khí hậu thay đổi do các hoạt động của con người. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, các nước Đông Nam Á có thể đóng góp đáng kể vào việc giảm phát thải khí nhà kính và giảm thiểu hiện tượng ấm lên toàn cầu. Từ năm 1990 đến 2010, lượng khí thải carbon dioxide ở Đông Nam Á đã tăng nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác.
Nhu cầu năng lượng sẽ đi về đâu?
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán nhu cầu năng lượng sẽ tăng 66% vào năm 2040, với gần 40% mức tăng là từ than. Điều này gây nguy hiểm cho mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, là hạn chế mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu lên 2 độ C so với mức tiền công nghiệp.
Tất cả 10 nước ASEAN đã ký Hiệp định Paris. Do đó, chính phủ các nước này phải nhanh chóng hành động, nếu không họ có nguy cơ mất đi sự cải thiện mức sống đạt được trong nhiều thập kỷ tăng trưởng nhờ xuất khẩu.
Bà Natalya Rogozhina, Trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, bình luận về báo cáo của McKinsey: “Lũ lụt, bão, sóng thần đang xảy ra ở Đông Nam Á ngày càng thường xuyên hơn. Indonesia là một trong những quốc gia có đường bờ biển dài nhất thế giới, lên tới 54.700 km.
Thủ đô ven biển của Indonesia là Jakarta, có thể bị chìm 1/3 dưới nước vào năm 2050. Do đó, chính phủ quyết định dời thủ đô đến đảo Kalimantan, ở trung tâm đất nước. Trong khi đó, với đường bờ biển dài 36.300 km, Philippines trung bình hàng năm có khoảng 20 cơn bão đổ bộ vào đất liền, với sức tàn phá ngày càng lớn”.
Cũng theo bà Rogozhina, khoảng 70% người Việt Nam sống dọc theo 3.200 km bờ biển và ở vùng đồng bằng trũng thấp. Mực nước biển dâng cao cùng với những đợt khô hạn kéo dài đã gây ra nguy cơ nhiễm mặn đất và gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long màu mỡ, một trong những khu vực đông dân nhất thế giới.
Các nước Đông Nam Á đã thải một phần đáng kể lượng khí carbon dioxide vào khí quyển. Nguyên nhân là do việc gia tăng xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới để đáp ứng nhu cầu điện, nạn phá rừng để làm nông trại nuôi dân ngày càng tăng, cũng như để sản xuất bột giấy, giấy và dầu cọ, những nguồn thu nhập xuất khẩu chính và giao thông đô thị”.
Trong bối cảnh đó, Tiến sỹ Khoa học Chính trị Natalya Rogozhina cho hay: “Chỉ có nền kinh tế xanh mới có thể giải quyết được vấn đề biến đổi khí hậu và tác động đối với các nước Đông Nam Á. Việc sử dụng năng lượng sạch và tái tạo, phát triển 'sản xuất xanh', 'lối sống xanh' và tiêu dùng bền vững - là những gì cần chi tiêu và những gì cần đặt lên hàng đầu.
Chỉ điều này mới giúp các nước Đông Nam Á thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Việc tạo ra năng lượng thay thế còn giúp mang lại không khí sạch và sức khỏe của người dân, hàng triệu việc làm mới và lao động năng suất cao".
Theo Tiến sỹ Rogozhina, các nhà lãnh đạo ASEAN tán thành kế hoạch đến năm 2025 đạt 23% thị phần năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng của khu vực. Kể từ đầu thế kỷ này, các nước Đông Nam Á đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong đầu tư vào sản xuất năng lượng tái tạo, khu vực này có tiềm năng trở thành một thị trường khổng lồ cho các sản phẩm như vậy./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
McKinsey Global Institute: Châu Á sẽ chịu tác động nghiêm trọng nhất từ biến đổi khí hậu
13:20' - 16/08/2020
Một nghiên cứu mới đây của McKinsey Global Institute (MGI) cho thấy, các tác động của biến đổi khí hậu tại khu vực châu Á có thể nghiêm trọng hơn nhiều so với các khu vực khác trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tạo "miễn dịch" cho Trái Đất trước "virus" biến đổi khí hậu
18:20' - 15/06/2020
Những nhà máy đóng cửa, phương tiện giao thông “ngủ đông”, các hãng hàng không ngừng hoạt động, hàng tỷ người hạn chế ra ngoài...
-
Ngân hàng
WB hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu
10:37' - 06/06/2020
Ngày 6/6, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, Ban Giám đốc Ngân hàng Thế giới đã phê duyệt khoản vay từ Hiệp hội phát triển quốc tế với tổng mức cam kết 84,4 triệu USD hỗ trợ Chính phủ Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Australia có thể thiệt hại gần 20 tỷ USD mỗi năm do biến đổi khí hậu
14:52' - 13/02/2020
Nghiên cứu của WWF cho hay, trong vòng 30 năm tới, kinh tế Australia sẽ bị ảnh hưởng lớn thứ năm trên thế giới do biến đổi khí hậu, sau Mỹ, Nhật Bản, Anh và Ấn Độ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27' - 04/07/2025
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23' - 04/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng đạt "thỏa thuận nguyên tắc" trước hạn chót của Mỹ
08:17' - 04/07/2025
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 3/7 tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) đã "sẵn sàng cho một thỏa thuận" với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật 4.500 tỷ USD của Mỹ đang chờ Tổng thống ký phê chuẩn
07:59' - 04/07/2025
Ngày 3/7, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện của Tổng thống Donald Trump, trị giá 4.500 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Nguy cơ hỗn loạn hàng không do đình công
21:04' - 03/07/2025
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy, đặc biệt tại sân bay lớn thứ ba của Pháp là Nice, một nửa số chuyến bay đã bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.