Korea Times: Seoul cần tăng cường hiện diện tại ASEAN
Nhật báo “The Korea Times” (Thời báo Hàn Quốc) gần đây đăng bài viết của tác giả Kim Jae-kyoung từ Singapore hối thúc Chính phủ Hàn Quốc nhanh chóng gia tăng sự hiện diện và ảnh hưởng, kể cả chính trị của nước này tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để tận dụng các cơ hội mới đang được tạo ra tại đây trong bối cảnh hiện nay. Sau đây là nội dung bài viết:
ASEAN đang thu hút sự chú ý của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là sau sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm ngoái. Khu vực này không chỉ giàu về tài nguyên thiên nhiên và đông dân mà còn có những cơ hội phát triển hết sức to lớn.Tuy nhiên, Hàn Quốc dường như đang chậm chân trong cuộc đua toàn cầu giành lợi thế tại thị trường đầy hứa hẹn này. Điều này không phải là do Hàn Quốc thiếu các thương hiệu được biết đến trên toàn cầu hay một nền văn hóa mạnh mẽ mà là do sự hiện diện chính trị của Seoul tại khu vực này còn quá yếu.
Nhiều chuyên gia ASEAN nhận định rằng sự hiện diện về kinh tế và văn hóa của Hàn Quốc đang gia tăng rõ rệt tại đây nhờ sự bùng nổ của hiện tượng “làn sóng Hàn Quốc”, nhưng họ cũng chỉ ra rằng các mối quan hệ ngoại giao và chính trị của Hàn Quốc với ASEAN chưa được chặt chẽ.
Một nhà phân tích chính trị tại Singapore, nói: “Hàn Quốc đã đạt được sự gia tăng mạnh mẽ trong việc mở rộng sự hiện diện về mặt kinh tế và văn hóa tại Singapore và các nước khác của ASEAN.Tuy nhiên, tôi không cho rằng các nhà lãnh đạo ASEAN có được cảm giác rằng Hàn Quốc có mối quan hệ chặt chẽ với họ như Nhật Bản và Trung Quốc đang có”.
Điều này cần phải được coi là một vấn đề nghiêm trọng bởi một thực tế như vậy có thể dẫn đến tình trạng Hàn Quốc đánh mất các cơ hội trong khu vực, như để tuột mất các hợp đồng trị giá nhiều tỷ USD trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng cơ sở - một việc rất cần đến ảnh hưởng chính trị và khả năng vận động hành lang.
Nhiều người nhận định rằng chính sách đối ngoại của Tổng thống Park Geun-hye có thể là nguyên nhân của tình trạng trên và cho rằng bà chưa cho thấy sự cam kết đối với việc tăng cường các mối quan hệ với ASEAN, trong khi lại chú trọng hơn đến bốn nước lớn xung quanh Bán đảo Triều Tiên là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga.Lâu nay Nhật Bản và Trung Quốc vẫn đang theo đuổi một chiến lược lấy ASEAN làm trọng tâm, còn Nhật Bản thì đã trở thành một nhân tố lớn trong khu vực trong khi Mỹ cũng đang chú ý nhiều đến các nước ASEAN.
So với chính sách đối ngoại của các nước Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ, người ta có thể nói rằng chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đã tạo ra một ấn tượng là bà Park ít quan tâm tới ASEAN hơn các khu vực khác.Một ví dụ cho thực trạng trên là kể từ khi lên làm Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe đã đi thăm gần như tất cả các nước thành viên ASEAN còn bà Park thì chỉ mới thăm rất ít trong số các nước này, trong đó một số chuyến thậm chí không phải là thăm cấp nhà nước mà chỉ là để dự các sự kiện đặc biệt như lễ tang của cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu.
Chính phủ Hàn Quốc cần nhận thức được vai trò của mình là đặt nền móng giúp các công ty nước này giành được những thỏa thuận lớn của AEC bằng cách xây dựng các mối quan hệ và cải thiện hình ảnh của Hàn Quốc tại thị trường nhiều tiềm năng này.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Giảm tỷ lệ lao động cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc
06:38' - 18/05/2016
Hạn ngạch tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc phụ thuộc vào việc giảm số lao động Việt Nam bất hợp pháp tại nước này.
-
Kinh tế Thế giới
OECD hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc
08:21' - 17/05/2016
Ngày 16/5, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc trong năm 2016, đồng thời cho rằng nước này có lý do để tiếp tục cắt giảm lãi suất trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc ghi nhận thặng dư thương mại 51 tháng liên tiếp
10:43' - 16/05/2016
Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc công bố ngày 16/5, ghi nhận tình trạng thặng dư thương mại tháng thứ 51 liên tiếp trong tháng 4/2016, do hoạt động nhập khẩu giảm mạnh hơn so với xuất khẩu.
-
Ngân hàng
Hàn Quốc tiếp tục duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục
11:10' - 13/05/2016
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) ngày 13/5 vẫn quyết định duy trì tỷ lệ lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục 1,5%.
-
Chuyển động DN
Hàn Quốc: Doanh nghiệp kiện chính phủ về vụ đóng cửa KCN Kaesong
18:13' - 09/05/2016
Trong đơn kiện gửi tòa án, các doanh nghiệp hoạt động tại khu công nghiệp chung Kaesong cho rằng Chính phủ Hàn Quốc đã vượt quá quyền hạn khi rút toàn bộ doanh nghiệp của nước này khỏi đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giá hàng xuất xưởng của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong sáu tháng
15:44'
Giá hàng hóa xuất xưởng của Trung Quốc trong tháng 4/2025 đã giảm mạnh nhất trong vòng sáu tháng, trong khi giá tiêu dùng cũng ghi nhận tháng giảm thứ ba liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Pakistan mở lại toàn bộ không phận
10:38'
Ngày 10/5, Chính phủ Pakistan thông báo sẽ mở lại toàn bộ không phận cho tất cả các chuyến bay.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
10:37'
Bnews điểm lại nhiều sự kiện kinh tế nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Danh sách các nước được ưu tiên trong đàm phán thương mại với Mỹ
09:15'
Theo các nguồn thạo tin, nhóm của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lập danh sách khoảng 20 đối tác làm trọng tâm cho những cuộc đàm phán ban đầu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Mỹ - Trung khởi động đàm phán thương mại
19:27' - 10/05/2025
Ngày 10/5, Mỹ và Trung Quốc đã khởi động cuộc họp cấp cao về các vấn đề kinh tế và thương mại tại Geneva, Thụy Sĩ
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ đồng ý tăng thuế người giàu
18:31' - 10/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/5 (theo giờ địa phương) tuyên bố ông ủng hộ việc tăng thuế đối với nhóm người giàu có, đồng thời cảnh báo những hậu quả chính trị của việc này.
-
Kinh tế Thế giới
S&P tiếp tục đánh giá triển vọng tiêu cực đối với nền kinh tế Israel
16:21' - 10/05/2025
Hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) ngày 10/5 công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm A/A-1 đối với Israel– mức đã bị hạ hai lần trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Mỹ-Trung: Bước đầu cho đình chiến thương mại
13:50' - 10/05/2025
Ngày 10/5, Trung Quốc và Mỹ khởi động cuộc họp quan trọng đầu tiên nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại tiềm năng tại Thụy Sỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ duy trì mức thuế quan cơ bản 10% dù đạt thỏa thuận thương mại
10:10' - 10/05/2025
Ông Trump cũng cho biết thêm rằng các nước có thể được miễn trừ khi đưa ra các điều khoản thương mại quan trọng.