Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV: Đảm bảo quyền tự do kinh doanh của người dân
Đề xuất 226 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục 4 Luật Đầu tư về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nêu rõ:Dự án Luật được xây dựng trên cơ sở yêu cầu cắt giảm một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, thiếu tính khả thi nhằm xóa bỏ rào cản gia nhập thị trường, giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp, bảo đảm thực hiện đầy đủ, nhất quán quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong những ngành, nghề mà Luật này không cấm.
Bổ sung một số ngành, nghề cần thiết phải quy định là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhằm bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, đáp ứng yêu cầu mới phát sinh trong thực tiễn quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh.
Qua đó, hệ thống hóa, cập nhật một số ngành, nghề nhằm nâng cao tính minh bạch, khả thi, tạo thuận lợi cho việc áp dụng và thực thi pháp luật của người dân, doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý nhà nước.
Những nội dung sửa đổi, bổ sung Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật cũng như công tác quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;Tránh tạo ra khoảng trống pháp lý, gây xáo trộn hoạt động đầu tư kinh doanh; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, nhưng vẫn phải tiếp tục duy trì, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Dự thảo luật này gồm những nội dung chủ yếu: Bãi bỏ 27 ngành, nghề không cần thiết phải quy định là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện do không đáp ứng các tiêu chí và mục đích quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư hoặc thiếu tính khả thi, không còn phù hợp với thực tiễn hoạt động đầu tư kinh doanh cũng như yêu cầu quản lý nhà nước.Bổ sung 15 ngành, nghề đã được quy định tại các luật hiện hành hoặc ngành, nghề mới phát sinh cần áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh phù hợp với các tiêu chí, mục đích quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư.
Hệ thống hóa một số ngành, nghề có cùng mục tiêu, tính chất và cơ quan quản lý để tránh trùng lặp, phân tán trong công tác quản lý nhà nước đối với các ngành, nghề này.
Theo đó, 29 ngành, nghề có nội dung trùng lặp đã được hợp nhất vào 19 ngành, nghề; cập nhật, chuẩn xác hóa tên 18 ngành, nghề nhằm phản ánh chính xác, đầy đủ, minh bạch điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các ngành, nghề này phù hợp với quy định tại các luật có liên quan cũng như thực tiễn quản lý nhà nước.
Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhất trí với Tờ trình số 508/TTr-CP ngày 29/10/2016 của Chính phủ về sự cần thiết phải sửa đổi Phụ lục 4 Luật Đầu tư về Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nhằm bãi bỏ một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh không cần thiết phải có điều kiện kinh doanh;Sửa đổi tên gọi, hợp nhất một số ngành, nghề và bổ sung một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, bảo đảm quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm theo đúng tinh thần của Hiến pháp, đồng thời phù hợp với quá trình chủ động hội nhập quốc tế hiện nay.
Như vậy, tổng số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện còn 226 ngành, nghề (giảm 41 ngành, nghề so với Danh mục hiện hành).
Để đáp ứng mục tiêu xây dựng Dự án Luật là nhằm xóa bỏ ngay một số rào cản, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, Chính phủ đề nghị Luật này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017. Thảo luận tại Tổ về nội dung này, nhiều ý kiến tán thành việc sửa tên gọi của một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện để phản ánh chính xác bản chất của ngành, nghề đó mà không làm thay đổi mục đích, nội dung, điều kiện đầu tư kinh doanh, bảo đảm phù hợp với quy định tương ứng của các Luật có liên quan, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch của hệ thống pháp luật, qua đó tạo thuận lợi để người dân và doanh nghiệp tuân thủ các điều kiện đầu tư kinh doanh;Tán thành việc ghép thêm nội dung về điều kiện kinh doanh và sửa tên đối với một số ngành, nghề để phù hợp với yêu cầu quản lý của Nhà nước như: Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi; kinh doanh dịch vụ sản xuất, phát hành và phổ biến phim; kinh doanh dịch vụ khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
Về việc hợp nhất các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, một số ý kiến cho rằng, Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện cần được minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi hoạt động trên thị trường, do đó cần hạn chế tối đa việc hợp nhất các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đã hoạt động ổn định trong thực tế.Tuy nhiên, để tránh việc phải hướng dẫn trùng lặp đối với một số ngành, nghề có cùng điều kiện đầu tư kinh doanh; một số ngành, nghề có phạm vi, đối tượng bao trùm các ngành, nghề khác mà khi hướng dẫn có thể dẫn đến hai cách áp dụng khác nhau thì có thể hợp nhất nhưng phải đảm bảo nguyên tắc minh bạch, khách quan và không làm mất đi các điều kiện đầu tư kinh doanh cần thiết đối với ngành, nghề đó. Chỉ hợp nhất các ngành, nghề hoàn toàn cùng tính chất, mục tiêu, cơ quan quản lý.
Về danh mục Chính phủ đề nghị bỏ, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn (Lai Châu) nhận thấy lý do được nêu ra đối với kinh doanh ngân hàng mô, kinh doanh dịch vụ kỹ thuật mang thai hộ là chưa thuyết phục bởi nếu bỏ ra khỏi danh mục kinh doanh có điều kiện thì đây vẫn là loại kinh doanh không có điều kiện, mà đã kinh doanh là vì lợi nhuận.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu Luật Đầu tư vừa mới có hiệu lực thi hành chưa lâu, hiện nay ta đã tiến hành sửa ngay, những tác động này có ảnh hưởng như thế nào đối với các ngành nghề, kể cả những ngành nghề đang kinh doanh không có điều kiện nay chuyển sang kinh doanh có điều kiện.Phó Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm mở rộng việc loại bỏ các ngành nghề kinh doanh có điều kiện là tốt, đồng thời hạn chế việc đưa thêm các ngành nghề kinh doanh có điều kiện vào luật này.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XIV: Trao thêm cơ hội phát triển cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
17:19' - 09/11/2016
Tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh doanh nghiệp Việt Nam, làm động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế đã được khẳng định tại Nghị quyết Đại hội Đảng khoá XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XIV: Lấy chính sách tạo “bệ phóng” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
14:56' - 09/11/2016
Tăng cường trợ giúp để phát triển mạnh doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế hộ gia đình, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp và khuyến khích hình thành doanh nghiệp lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV: Thông qua Nghị quyết về kế hoạch tài chính 5 năm
11:25' - 09/11/2016
Với 86,64% đại biểu tán thành, sáng 9/11, Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch tài chính 5 năm (có nội dung mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020).
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo số 14 kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV
22:01' - 08/11/2016
Ngày 8/11/2016, buổi sáng, Quốc hội làm việc ở tổ, thảo luận về dự án Luật thủy lợi và dự án Luật du lịch (sửa đổi).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.