Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV: Trạm thu giá được gọi theo quy định của luật?
Liên quan đến việc Bộ Giao thông Vận tải nêu lý do của việc đổi tên gọi các trạm thu phí BOT sang tên gọi trạm thu giá BOT gây nhiều tranh luận và hiểu nhầm.
Bên lề kỳ họp Quốc hội, phóng viên TTXVN đã ghi nhận các ý kiến của một số Đại biểu Quốc hội xung quanh vấn đề này.
Đại biểu Nguyễn Đức Kiên (Đoàn Sóc Trăng): Tên gọi trạm thu giá được luật quy định
Quy định của Luật Giá đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực cần phải được tôn trọng. Luật Giá và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã quy định phí BOT giờ chuyển sang gọi là thu giá dịch vụ BOT.
Đại biểu Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh, nếu luật đã quy định là thu giá thì phải gọi là thu giá chứ không thể gọi là thu phí như trước. Việc quay lại bắt bẻ với nhau về ý nghĩa từ ngữ theo Từ điển Tiếng Việt định nghĩa cũng rất khó.
Ông nói: “Với tư cách là người xây dựng luật, theo tôi, Luật Giá có thể chưa bao hàm hết được 100% vấn đề của xã hội nhưng ít nhất nó cũng bao quát được 85-90%, trong quá trình thực hiện, chúng ta sẽ có điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Vì 5 năm một lần các cơ quan chức năng đều có đánh giá lại quá trình thi hành một luật nào đó và Luật Giá cũng vậy".
“Suy cho cùng trạm thu phí hay thu giá cũng chỉ là tên gọi thôi, ví dụ như chúng ta quen gọi là phí giường nằm ở bệnh viện nhưng thực tế nếu đúng chúng ta phải là giá giường nằm một ngày đêm. Hay đi vào khách sạn thì phải gọi là giá phòng khách sạn chứ không thể nói là phí phòng khách sạn…”, đại biểu Nguyễn Đức Kiên minh họa.
Nói về thực trạng của các dự án BOT, ông Nguyễn Đức Kiên cho hay, hiện nay các dự án BOT đều được công bố công khai, dự án nào làm sai phạm có lồng lợi ích cá nhân vào đó đã được các cơ quan như Thanh tra Chính phủ chỉ ra để xử lý.
Còn những dự án nào thực hiện đúng các văn bản quy định pháp luật ở thời điểm nhà đầu tư đó triển khai thì cần phải được tôn trọng.
Đại biểu Dương Trung Quốc (tỉnh Đồng Nai): Dùng tên gọi trạm thu phí BOT là hợp lý
Theo đại biểu Dương Trung Quốc, nếu xác định con đường BOT thuộc sở hữu của doanh nghiệp đã bỏ tiền ra đầu tư thì khi đó dùng khái niệm thu giá là chính xác. Tuy nhiên, con đường BOT không phải thuộc sở hữu của doanh nghiệp đã bỏ tiền đầu tư.
Do đó, phải dùng tên gọi là trạm thu phí. Bởi khi đó nhà đầu tư chỉ có quyền thu lại những giá trị mà doanh nghiệp đã đầu tư vào con đường đó theo một bài toán kinh tế hợp lý nhất cho các bên.
Doanh nghiệp BOT không thể bán những thứ họ không sở hữu. Ở đây doanh nghiệp BOT chỉ thu phí để thu hồi những khoản đầu tư mà doanh nghiệp đã bỏ ra theo một thời gian nhất định đảm bảo doanh nghiệp đó có một lợi nhuận hợp lý mà thôi.
“Còn nếu dùng là thu giá, khi đó sẽ được viện dẫn là nhà của tôi, đường của tôi, nhà đầu tư đó có toàn quyền quyết định giá thì sẽ có nhiều bất cập. Vấn đề ở đây là nhà đầu tư chỉ bỏ một số vốn nhất định để đầu tư vào con đường nâng cấp nó lên thì chỉ được thu một phần lợi nhuận trong đó. Như vậy, chỉ coi là thu phí chứ không thể coi là thu giá được”, đại biểu Dương Trung Quốc phân tích.
Ở một khía cạnh khác, đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng, nếu để nhà đầu tư có quyền tự tăng, giảm giá thì sẽ dẫn đến một xu thế là nhà đầu tư thường chỉ tăng giá để nhanh chóng thu hồi vốn. Tuy nhiên, về mặt điều tiết, nhà nước có trách nhiệm phải điều tiết về tăng giảm phí để đảm bảo phù hợp với thực tiễn; trong đó có lợi ích của những người tham gia giao thông.
Bình luận về nguyên nhân căng thẳng tại các trạm BOT thời gian vừa qua, đại biểu Dương Trung Quốc chỉ ra là do vẫn thiếu công khai, minh bạch tại các dự án này.
“Trong một lần đi công tác Hòa Bình, bà con phản ánh là cứ công khai cho bà con biết là đầu tư bao nhiêu tiền, ngày thu được bao nhiêu, thu bao nhiêu lâu, chi những khoản nào… thì người dân sẽ ủng hộ. Tại sao chúng ta không công khai những thông tin này lên một bảng điện tử tại các trạm thu phí để nhân dân biết và giám sát…Nếu làm được như vậy thì sẽ rất minh bạch”, đại biểu Dương Trung Quốc chia sẻ.
Đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng, về phía cơ quan quản lý nhà nước cần phải coi việc ứng dụng công nghệ trong thu phí là một điều kiện kiên quyết để góp phần minh bạch trong công tác thu phí.
Về mặt công nghệ thì hiện nay khoa học phát triển sẽ không còn có rào cản nào để thực hiện thu phí điện tử tự động không dừng.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều nhà đầu tư đưa ra hết lý do này đến lý do để chậm triển khai. Đây phải chăng là kẽ hở thuận lợi nhất để tiêu cực xảy ra.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Giao thông Vận tải lý giải vì sao trạm thu phí đổi thành trạm thu giá ?
18:32' - 22/05/2018
Liên quan đến tranh luận về tên gọi trạm thu phí chuyển sang gọi là trạm thu giá gây khó hiểu cho người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Thường trực Chính phủ họp bàn về các dự án BOT
19:32' - 23/04/2018
Chiều 23/4, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ đã có cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về các dự án BOT giao thông đường bộ.
-
Kinh tế tổng hợp
Còn nhiều ý kiến về quy định thu giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ để kinh doanh
11:20' - 27/02/2018
Hai phương pháp định giá tối đa là phương án thu theo toàn tuyến và thu theo chiều dài đường mà Bộ Giao thông Vận tải đưa ra còn tồn tại nhiều bất cập.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và Astana (Kazakhstan) thúc đẩy hợp tác phát triển trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam
21:43' - 15/07/2025
Việt Nam và Kazakhstan cần tập trung xúc tiến hợp tác trong lĩnh vực tài chính, mà trọng tâm là hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Tài chính quốc tế Astana tại thủ đô Kazakhstan.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống đường bộ ven biển
21:28' - 15/07/2025
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tuyến đường bộ ven biển đã được định hướng trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, có tổng chiều dài 2.838 km, quy mô tối thiểu đường cấp III, IV.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng sẽ xây dựng thêm 7 bến thủy nội địa dọc sông Hàn
21:06' - 15/07/2025
Từ năm 2025–2030, nhà đầu tư sẽ xây dựng thêm 7 bến thủy nội địa dọc sông Hàn cùng các công trình phụ trợ, trong phạm vi từ cầu Thuận Phước đến cầu Tiên Sơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ rào cản, hỗ trợ đầu tư xanh
20:33' - 15/07/2025
Thường trực Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường".
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC 2025
20:07' - 15/07/2025
Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp ông Hyun Sang Cho, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC 2025, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hyosung Hàn Quốc và các thành viên ABAC.
-
Kinh tế Việt Nam
Phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 không biến động lớn, phân hóa tốt
19:51' - 15/07/2025
Chiều 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị thông tin phổ điểm Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổ công tác của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội, Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ
19:37' - 15/07/2025
Tổ công tác số 2090 và Tổ công tác số 2091 của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Giữ vững vai trò chủ lực hạ tầng giao thông quốc gia
19:07' - 15/07/2025
Đảng bộ Tổng công ty Hàng không Việt Nam tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước: Hội nghị xúc tiến đầu tư Hải Phòng là thông điệp về khát vọng phát triển
18:40' - 15/07/2025
Chủ tịch nước hoan nghênh các nhà đầu tư đến từ châu Á, châu Âu, châu Mỹ, và các nền kinh tế APEC đã chọn Hải Phòng là nơi triển khai các dự án lớn.