Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV: Cần có giải pháp giữ chuẩn các tiêu chí nông thôn mới
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều 30/10, Quốc hội khóa XV thảo luận ở hội trường việc triển khai các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Nội dung này được nhiều cử tri tỉnh Lai Châu đặc biệt quan tâm.
Đánh giá về phiên thảo luận tại hội trường, cử tri tỉnh Lai Châu cho rằng, điều hành của Chủ tọa kỳ họp rõ ràng, dân chủ. Không khí thảo luận diễn ra sôi nổi, các ý kiến của đại biểu thẳng thắn, đưa ra những vấn đề cử tri quan tâm hiện nay và đề xuất, kiến nghị giải pháp cụ thể nhằm thực hiện hiệu quả các chương trình trong thời gian tới. Đa số ý kiến của các đại biểu cơ bản nhất trí với báo cáo kết quả thực hiện các chương trình của Đoàn giám sát. Một trong những vấn đề được cử tri Lai Châu quan tâm hiện nay là Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Theo ông Đoàn Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Than, huyện Than Uyên, xây dựng nông thôn mới là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nông thôn mới giúp bộ mặt, diện mạo nông thôn ở các địa phương ngày khởi sắc; từ đó, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong cả nước nói chung và tỉnh Lai Châu nói riêng. Tuy nhiên, nguồn vốn từ ngân sách Trung ương phân bổ còn chậm; việc phân bổ vốn còn chưa phù hợp tình hình thực tế địa phương. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành Chương trình xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương chưa quyết liệt ngay từ đầu. Kết quả xây dựng nông thôn mới chưa đồng đều, chưa thực sự bền vững; một số địa phương có dấu hiệu “rớt” chuẩn các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nhưng chưa được Đoàn giám sát nêu cụ thể. Ông Đoàn Văn Quân nêu một số ý kiến, kiến nghị đề xuất với Trung ương như: Chính phủ nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới, nhất là vai trò của người đứng đầu. Đoàn giám sát cần rà soát lại và thống kê cụ thể các xã, huyện đã đạt chuẩn nhưng có nguy cơ “rớt” chuẩn các tiêu chí để có hướng dẫn và tháo gỡ kịp thời. Các địa phương phải xem xây dựng nông thôn mới là một cuộc cách mạng, một nhiệm vụ chính trị trọng tâm cần thực hiện kiên trì, kiên nhẫn, thường xuyên và liên tục. Mặt khác, Trung ương tập trung rà soát tất cả cơ chế, chính sách để thực hiện lồng ghép hiệu quả các Chương trình, nguồn vốn, tránh trùng lặp, tránh bỏ sót về phạm vi, đối tượng, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư. Về Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ông Lỳ Phù Cà, Bí thư Đảng ủy xã Tà Tổng, huyện Mường Tè cho hay, Chương trình đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống của nhân dân. Đối với tỉnh Lai Châu nói chung và xã Tà Tổng nói riêng, những chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước đã quan tâm kịp thời, giúp người dân cải thiện cuộc sống; hệ thống cơ sở hạ tầng, đường giao thông, thủy lợi, nước vệ sinh được đầu tư xây dựng đồng bộ. Trong giáo dục, chế độ dinh dưỡng khẩu phần ăn của học sinh được cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Người dân từng bước bỏ các hủ tục lạc hậu trong ma chay, cưới hỏi, nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe cho bản thân… Tuy nhiên, việc ban hành các văn bản hướng dẫn, phân bổ vốn của Chương trình còn chậm; nhiều dự án, tiểu dự án vẫn chưa thể thực hiện được do vướng mắc trong quá trình ban hành các văn bản hướng dẫn. Ông Lỳ Phù Cà đề nghị Trung ương, các bộ, ngành có liên quan sớm tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành cơ chế hướng dẫn để địa phương triển khai thực hiện theo đúng quy định. Trung ương tiếp tục có những chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển kinh tế, nhất là chính sách đầu tư về hệ thống cơ sở hạ tầng, đường giao thông, trường học, trạm y tế, văn hóa, giáo dục; chú trọng đầu tư về nhà ở cho hộ nghèo để họ có mái ấm, yên tâm lao động sản xuất./.- Từ khóa :
- quốc hội
- nông thôn mới
- giảm nghèo
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Bên lề Kỳ họp Quốc hội: Đại biểu hiến kế gỡ khó cho doanh nghiệp và thị trường
17:08' - 30/10/2023
Hiện có kiến nghị bổ sung đưa doanh nghiệp bất động sản, ngân hàng và nhóm hàng hóa, dịch vụ được giảm 2% thuế VAT, song việc này cần xem xét kỹ lưỡng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia
15:33' - 30/10/2023
Tiến độ giải ngân vốn ngân sách Trung ương cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm, nhất là vốn sự nghiệp. Khả năng hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn này đến năm 2025 là rất khó khăn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV: Sớm ổn định đời sống người dân ở khu vực bị thu hồi đất
18:35' - 27/10/2023
Quốc hội đã thảo luận về việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 53/2017/QH14 về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.