Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV: Sớm ổn định đời sống người dân ở khu vực bị thu hồi đất
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều 27/10, Quốc hội thảo luận tại tổ về việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 53/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành; dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.
* Làm rõ trách nhiệm khi dự án chậm tiến độ Theo Nghị quyết số 53/2017/QH14 của Quốc hội, "việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được triển khai một lần và hoàn thành trước năm 2021"; tại Tờ trình, Chính phủ kiến nghị Quốc hội kéo dài thời gian thực hiện Dự án "đến hết năm 2024".Đại biểu Tạ Thị Yên (Điện Biên) chỉ rõ, Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần đích thân đến tận công trình để chỉ đạo, đôn đốc, giải quyết khó khăn nhưng tiến độ triển khai dự án vẫn rất chậm. Đó là vấn đề lớn liên quan đến hiệu lực, hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước. Do đó, cần làm rõ trách nhiệm khi dự án triển khai chậm tiến độ.
Đại biểu Nguyễn Thị Sửu (Thừa Thiên - Huế) cho rằng, thẩm quyền của Quốc hội là xem xét kéo dài hay không thời gian thực hiện dự án bồi thường, tái định cư. Việc xem xét kéo dài thời gian giải ngân vốn, điều chỉnh các dự án thành phần thuộc thẩm quyền của Chính phủ, vì không điều chỉnh các tiểu dự án, không điều chỉnh quy mô, nguồn lực, diện tích đất ảnh hưởng khi thực hiện dự án. Đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, xem xét tiến độ giải quyết tái định cư, ổn định đời sống của người dân khi giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, đền bù và trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu thi công khi để dự án kéo dài như vậy. “Tại một số địa phương, sau khi giải phóng, trả lại mặt bằng sạch, người dân chưa được định cư ổn định. Điều này cần được xem xét kỹ, sớm ổn định đời sống người dân ở khu vực bị thu hồi đất”, đại biểu Nguyễn Thị Sửu lưu ý. Có ý kiến đề nghị Chính phủ cần chủ động và kịp thời báo cáo Quốc hội khi quá trình triển khai dự án có khả năng không bảo đảm tiến độ và một số chỉ tiêu được nêu tại Nghị quyết của Quốc hội cần phải điều chỉnh để bảo đảm không phát sinh thêm thủ tục, gây lãng phí thời gian và nguồn lực thực hiện Dự án. Bên cạnh đó, cần đánh giá nguyên nhân khách quan và chủ quan, rút kinh nghiệm qua triển khai khi để chậm tiến độ dự án.* Xem xét năng lực của từng địa phương
Thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, các đại biểu tán thành với sự cần thiết ban hành Nghị quyết nhằm bảo đảm thực hiện thành công chủ trương của Đảng về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ hiện đại, đổi mới mạnh mẽ phân cấp, phân quyền, ủy quyền và nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác chỉ đạo, điều hành, thu hút tối đa nguồn lực đầu tư. Về nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn dự án thí điểm (Điều 3), Chính phủ đề xuất nguyên tắc xây dựng danh mục thí điểm gồm: Có đề xuất bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải và/hoặc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đã xác định hoặc dự kiến được nguồn vốn đầu tư để có thể triển khai thực hiện dự án; trường hợp sử dụng vốn ngân sách địa phương phải có cam kết bố trí vốn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trước khi cấp có thẩm quyền quyết định danh mục dự án được áp dụng chính sách thí điểm; có địa điểm, thời gian thực hiện rõ ràng, cụ thể. Các dự án đề xuất phải thuộc một trong các nhóm chính sách đang đề xuất thí điểm của Nghị quyết này. Đại biểu Nguyễn Hữu Toàn (Lai Châu) cho rằng, để đảm bảo chất lượng của các dự án giao thông đường bộ nhất là các dự án có số vốn đầu tư lớn hàng nghìn tỷ đồng, cần tính đến năng lực quản lý của từng địa phương. Đại biểu đề nghị bổ sung nguyên tắc này trong dự thảo Nghị quyết. Về cơ chế đặc thù trong khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (Điều 7), đại biểu Nguyễn Hữu Toàn cơ bản tán thành với đề xuất này nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ thi công của một số dự án giao thông. Tuy nhiên, ngoài các nhà thầu, Chính phủ đề xuất bổ sung đối tượng áp dụng cơ chế này cho các nhà đầu tư. Đại biểu đề nghị làm rõ sự cần thiết áp dụng cơ chế này đối với các nhà đầu tư thực hiện dự án.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Bên lề Quốc hội: Nhà ở quy mô chung cư vẫn phải đạt chuẩn
17:34' - 26/10/2023
Chiều ngày 26/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù về đầu tư xây dựng giao thông để thúc đẩy đầu tư công
12:39' - 26/10/2023
Khi giải quyết điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội về môi trường, văn hoá, giáo dục, hạ tầng số cũng được giải quyết.
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Tài nguyên nước, Luật Nhà ở (sửa đổi)
07:59' - 26/10/2023
Công tác xây dựng pháp luật là nội dung trọng tâm của ngày làm việc thứ tư (ngày 26/10) của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyên gia WEF đánh giá cao quá trình hợp tác giữa Việt Nam và các cơ chế đa phương
10:05'
Ông Joo-Ok Lee - Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của WEF đã đánh giá cao về những đóng góp của Việt Nam tại các cơ chế hợp tác đa phương, cũng như mục tiêu hướng đến “kỷ nguyên mới".
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hoà Séc
20:24' - 18/01/2025
Vào lúc 13h ngày 18/1, giờ địa phương, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18-20/1
-
Kinh tế Việt Nam
Đa dạng sản phẩm thời vụ, đặc sản địa phương phục vụ thị trường Tết
18:14' - 18/01/2025
Đa dạng sản phẩm thời vụ, đặc sản địa phương phục thị trường Tết được bán buôn sôi động cả ở kênh bán lẻ truyền thống lẫn hiện đại ở Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi nghề, tạo sinh kế mới bền vững cho ngư dân
16:17' - 18/01/2025
Thủy sản Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn trong việc bảo vệ nguồn lợi biển và đảm bảo sinh kế cho ngư dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác thương mại Việt Nam - Cộng hoà Séc còn nhiều dư địa
12:57' - 18/01/2025
Sau 75 năm từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Cộng hòa Séc đã thiết lập nền tảng quan hệ vững chắc trên tinh thần tôn trọng và hợp tác hữu nghị trong nhiều lĩnh vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 11-17/1/2025
12:31' - 18/01/2025
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025...
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Nguyễn Hồ Hải giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau
11:28' - 18/01/2025
Ngày 18/1, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển nhân lực đáp ứng công nghệ cao và chuyển đổi số quốc gia
10:41' - 18/01/2025
Quyết định số 116/QĐ-BCT nêu một trong 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu gồm phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - LHQ tăng cường hợp tác trong hoạt động gìn giữ hòa bình
10:41' - 18/01/2025
Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) đã gặp Phó Tổng thư ký LHQ Jean-Pierre Lacroix để trao đổi về hợp tác giữa Việt Nam và LHQ trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình.