Ký PSC Lô 15-2: Petrovietnam hiện thực hóa các điểm mới của Luật Dầu khí 2022
Tuân thủ các điểm mới của Luật Dầu khí năm 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2023) và trên cơ sở phê duyệt của Chính phủ, chiều 31/3, tại Hà Nội, Petrovietnam- Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam cùng tổ hợp nhà thầu Japan Vietnam Petroleum Company Limited (JVPC - công ty con 100% của ENEOS Xplora, Nhật Bản) và Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đã ký Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí (PSC) đối với Lô 15-2, bể Cửu Long.
Hợp đồng có thời hạn 25 năm, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 07/04/2025. Việc ký kết Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí Lô 15-2 cũng mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là hợp đồng dầu khí đầu tiên hiện thực hóa các điểm mới của Luật Dầu khí năm 2022, khẳng định sự đúng đắn của chính sách khuyến khích đầu tư trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam, tạo môi trường đầu tư thuận lợi và niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước; không chỉ đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình pháp lý về hoạt động dầu khí, mà còn thể hiện nỗ lực lớn của các bên trong việc thể chế hóa, hiện thực hóa, đảm bảo tính minh bạch, đồng bộ và khả thi trong tổ chức triển khai các hợp đồng dầu khí mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Chúc mừng Petrovietnam và Tổ hợp Nhà thầu, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn khẳng định đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong các ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực khai thác dầu khí. Việc hợp tác với các đối tác nước ngoài, trong đó có các đối tác Nhật Bản trong hoạt động thăm dòi khai thác dầu khí với công nghệ hiện đại không chỉ giúp chuyển giao công nghệ mới cho toàn ngành dầu khí mà còn giúp Petrovietnam khẳng định vị thế trên bản đồ dầu khí thế giới, đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển đổi của Petrovietnam thành Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cũng khẳng định, Hợp đồng Lô 15-2 là bước tiến quan trọng sau khi Luật Dầu khí năm 2022 có hiệu lực. Ngay sau khi hợp đồng có hiệu lực, các nhà thầu cần triển khai quyết liệt hiệu quả theo đúng các quy định, cam kết công việc nhằm gia tăng sản lượng tối đa của Lô 15-2 và giá tăng hệ số thu hồi dầu. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm đảm bảo an ninh năng lượng.
Đánh giá cao vai trò của Nhà điều hành JVPC và nhà thầu PVEP trong suốt 25 năm qua, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cũng khẳng định sự hợp tác của Petrovietnam và các đối tác Nhật Bản thời gian qua và trong tương lai sẽ đóng góp quan trọng cho quan hệ hợp tác toàn diện và sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Phó Thủ tướng đề nghị Petrovietnam phối hợp chặt chẽ trong việc nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách, khuyến nghị đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế trong lĩnh vực dầu khí, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các bên đối tác.
Phát biểu tại lễ ký, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long khẳng định: Việc Petrovietnam và Tổ hợp nhà thầu (JVPC và PVEP) ký PSC Lô 15-2 và Bộ Công Thương trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các bên tham gia Dự án là thủ tục cần thiết để cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Chính phủ Việt Nam. Việc ký PSC Lô 15-2 với JVPC và PVEP sẽ tận dụng được cơ sở vật chất hiện có và đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm, tận thu được nguồn tài nguyên dầu khí, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng hai con số của Chính phủ từ năm 2025 trở đi, đồng thời củng cố hợp tác kinh tế - là trụ cột quan trọng trong hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Nhật Bản. Bên cạnh đó, việc duy trì hoạt động của Lô 15-2 cũng như các hoạt động dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam đã góp phần khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán thềm lục địa Việt Nam trên Biển Đông.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đề nghị Tổ hợp nhà thầu JVPC và PVEP thực hiện đúng các nội dung đã cam kết, khẩn trương thực hiện các công việc có liên quan nhằm duy trì ổn định hoạt động khai thác tại các mỏ hiện hữu, tiếp tục công tác khoan thăm dò tại các cấu tạo tiềm năng trong Lô 15-2 và khoan đan dày khai thác mỏ. Với 32 năm kinh nghiệm hợp tác cùng tiến hành các hoạt động dầu khí tại Lô 15-2, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tin tưởng Tổ hợp nhà thầu sẽ tiếp tục gặt hái được thành công tại đây trong thời gian tới và phát hiện dòng dầu khí thương mại tại cấu tạo Đông Sơn trong quý III/2025.
Theo Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn, trên cơ sở quy định tại Điều 40 Luật Dầu khí năm 2022, Tổ hợp nhà thầu đã đề xuất ký hợp đồng đồng dầu khí mới tại Lô 15-2. Hợp đồng sẽ có hiệu lực từ ngày 7/4/2025 với mong muốn được tiếp tục triển khai hoạt động dầu khí và tăng cường nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp công nghệ mới để tối đa sử dụng tối đa tài nguyên theo nhu cầu của Việt Nam. Dự án được Japan Vietnam Petroleum Company Limited (JVPC) điều hành liên tục từ năm 1992. JVPC là công ty con 100% vốn của ENEOS Xplora – đơn vị thăm dò và khai thác dầu khí trực thuộc Tập đoàn ENEOS Holdings (Nhật Bản). Về quyền lợi của các bên tham gia, đến nay, JVPC và PVEP tiếp tục hợp tác triển khai dự án trong khuôn khổ Hợp đồng PSC mới, trong đó JVPC nắm giữ 45% quyền lợi tham gia và tiếp tục đảm nhiệm vai trò Người điều hành; PVEP.
Tổng Giám đốc Petrovietnam cũng cho biết sự kiện lễ ký PSC Lô 15-2 cũng là kết quả của quá trình phối hợp chặt chẽ, khẩn trương, minh bạch giữa các bên dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và Bộ Công Thương. Hợp đồng đảm bảo sự ổn định và tiếp nối liên tục các hoạt động dầu khí tại Lô 15-2, góp phần tối đa hóa nguồn thu cho ngân sách, bảo đảm an ninh năng lượng và hướng tới phát triển bền vững.
Đánh giá cao sự hợp tác giữa các bên Việt Nam và Nhật Bản, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam khẳng định các dự án hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng, là lĩnh vực vô cùng quan trọng đối với Việt Nam khi đất nước tiếp tục tăng trưởng kinh tế và phát triển công nghiệp nhằm đạt mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Vì vậy dự án khai thác Lô 15-2 ngoài khơi Việt Nam đóng vai trò là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng, góp phần hỗ trợ sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Đại sứ cũng bày tỏ tin tưởng những cải cách của Tổng Bí thư Tô Lâm nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính và đẩy nhanh quá trình ra quyết định để cải thiện môi trường đầu tư sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động đầu tư và mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản trong khuôn khổ "Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vì Hòa bình và Thịnh vượng ở Châu Á và Thế giới". Đặc biệt, điều này sẽ góp phần mở rộng hơn nữa quan hệ đối tác giữa Nhật Bản và Việt Nam trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng năng lượng.
Lô 15-2 có diện tích khoảng 415,9 km², nằm ngoài khơi khu vực Đông Nam Bộ, thuộc phần trung tâm và phía Đông Bắc của bể trầm tích Cửu Long, gồm 2 mỏ dầu khí lớn là Rạng Đông và Phương Đông, có độ sâu trung bình 57–60 mét nước. Đây là phần diện tích còn lại của hợp đồng dầu khí trước đó, sau khi các bên đã hoàn tất nghĩa vụ hoàn trả theo quy định vào cuối giai đoạn thăm dò, cũng là khu vực được tiếp tục phát triển trong Hợp đồng PSC mới.
Tính đến tháng 12/2024, hoạt động khai thác dầu khí tại mỏ Phương Đông và Rạng Đông Lô 15-2 đã đạt tổng sản lượng khai thác cộng dồn là 251,52 triệu thùng dầu, xuất bán 195 tỷ bộ khối khí, doanh thu đạt 15 tỷ USD, trong đó, phần thu của Chính phủ khoảng 7,87 tỷ USD (bao gồm các loại thuế và chia lãi nước chủ nhà). Có thể nói, PSC Lô 15-2 là một trong những Hợp đồng dầu khí rất thành công của Petrovietnam, đóng góp vào thành công chung của hợp tác kinh tế, đối tác ngoại giao chiến lược toàn diện giữa Việt Nam – Nhật Bản.
Petrovietnam được thành lập vào năm 1975 với sứ mệnh góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và là trụ đỡ kinh tế trong xây dựng và phát triển đất nước. Sau 50 năm xây dựng và hình thành, Petrovietnam đã có những bước phát triển vượt bậc và toàn diện cả về quy mô và chiều sâu, hoàn chỉnh đồng bộ từ khâu tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí, đến công nghiệp khí, lọc hóa dầu, điện và năng lượng tái tạo, dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao, đóng góp quan trọng vào đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh chủ quyền quốc gia trên biển và tích cực tham gia an sinh xã hội.
ENEOS Xplora là công ty con của ENEOS Holdings - tập đoàn năng lượng đa ngành lớn nhất Nhật Bản, nắm 50% thị phần xăng dầu tại đất nước này, với hoạt động trải rộng khắp toàn cầu. Đặc biệt, ENEOS Xplora là một trong những đơn vị tiên phong triển khai công nghệ chôn lấp carbon (CCS/CCUS) với các dự án tại Mỹ (Petra Nova), Malaysia và Việt Nam (CDM Rạng Đông – dự án đầu tiên tại Việt Nam thuộc Cơ chế phát triển sạch – Clean Development Mechanism – theo Nghị định thư Kyoto của Liên Hợp Quốc). Đơn vị này hiện đang phối hợp với Petrovietnam nghiên cứu các dự án CCS/CCUS tiềm năng khác tại Việt Nam.
Tổng công ty PVEP là doanh nghiệp 100% vốn của Petrovietnam, có kinh nghiệm triển khai 29 dự án/hợp đồng trong nước và 5 dự án nước ngoài, giữ vai trò chủ chốt trong chiến lược phát triển lĩnh vực E&P của Petrovietnam.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam đặt mục tiêu giải ngân đầu tư cao hơn 57,2% so với năm 2024
16:35' - 24/03/2025
Năm 2025, Petrovietnam - Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng Quốc gia Việt Nam đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư cao hơn 57,2% so với giá trị giải ngân năm 2024.
-
Chuyển động DN
Petrovietnam phát triển chuỗi liên kết để ứng phó với biến động thị trường
10:09' - 16/03/2025
Petrovietnam và các đơn vị tiếp tục rà soát, bám sát vào việc thực hiện các giải pháp đã đề ra để nỗ lực hoàn thành cao nhất kế hoạch tháng 3 và cả quý I/2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Linh hoạt thích ứng với chính sách thuế mới của Mỹ
20:06' - 03/04/2025
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, những ngành hàng mà Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ lớn nhất hiện nay là đồ điện tử, thiết bị máy móc, dệt may, giày dép và đồ gỗ.
-
Doanh nghiệp
Dự kiến hoàn hơn 580 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng cho Samsung vào ngày 15/4
18:51' - 03/04/2025
“Trong trường hợp phía Samsung cung cấp đầy đủ hồ sơ đúng ngày 10/4, thì ngày 15/4 cơ quan thuế sẽ hoàn số thuế này”, ông Mai Sơn, Phó cục trưởng Cục Thuế cho biết.
-
Doanh nghiệp
Cảng Hải Phòng khai thác bến cảng số 3, nâng cao năng lực xuất nhập khẩu
18:34' - 03/04/2025
Vào ngày 5/4, Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng sẽ khai thác chuyến tàu thử nghiệm đầu tiên của bến cảng số 3, có vị trí tại Khu bến cảng Lạch Huyện, khu vực đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ Hannover Messe
16:25' - 03/04/2025
Từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hannover Messe - Hội chợ hàng công nghiệp, công nghệ và CNTT đang diễn ra tại bang Niedersachsen của Đức.
-
Doanh nghiệp
Thêm 15 công trình lưới điện 110kV đưa vào vận hành, cấp điện khu vực miền Nam
15:24' - 03/04/2025
Tháng 3/2025, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tiếp tục đóng điện thêm 15 công trình lưới điện 110kV, nâng tổng số công trình đóng điện, đưa vào vận hành từ đầu năm đến nay lên 29 công trình.
-
Doanh nghiệp
Amazon bất ngờ ra giá phút chót nhằm thâu tóm TikTok
13:23' - 03/04/2025
Amazon đã đưa ra đề nghị mua lại ứng dụng TikTok vào phút chót khi ứng dụng này đang đối diện với nguy cơ bị cấm tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Mỹ: Doanh số bán ô tô tăng mạnh trước 'giờ G' áp thuế mới
12:45' - 03/04/2025
Các hãng ô tô lớn cho biết doanh số bán hàng của họ trong tháng 3/2025 đã tăng mạnh, với hầu hết đều ghi nhận mức tăng trưởng hai con số.
-
Doanh nghiệp
Airbus có thể gặp khó với mục tiêu bàn giao 820 máy bay trong năm 2025
08:00' - 03/04/2025
Airbus đã bàn giao 70 máy bay trong tháng 3/2025, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng dự báo cho thấy hãng này sẽ gặp khó trong việc đạt được mục tiêu bàn giao 820 máy bay trong cả năm 2025.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Chủ tịch 4 tập đoàn lớn họp khẩn để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ
07:46' - 03/04/2025
Các chuyên gia cho rằng đây không chỉ là cú sốc tạm thời mà là biện pháp báo hiệu thời điểm để tái tổ chức chuỗi cung ứng toàn cầu và cơ cấu xuất khẩu.