Làm gì để "cởi trói" bảo trì đường bộ?
Điều này cũng kéo theo những áp lực cho việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống này. Với nguồn ngân sách còn hạn chế, ngành đường bộ đã nỗ lực đổi mới, áp dụng hình thức cạnh tranh, thay đổi mô hình, ứng dụng khoa học kỹ thuật, qua đó, nâng cao chất lượng bảo trì trong thời gian qua.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, trong 10 năm qua, hệ thống đường bộ đã được đầu tư tương đối hiện đại, bao phủ khắp lãnh thổ và đóng vai trò trục chính kết nối mạng lưới giữa các vùng, miền, các cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu, đầu mối giao thông quan trọng.Đến nay, hệ thống đường bộ đã có tổng chiều dài 570.448 km; trong đó, quốc lộ là 24.136 km, đường cao tốc gần 1.000 km, đường tỉnh 25.741 km, đường huyện 58.347 km. Đó là chưa kể hàng chục nghìn km đường đô thị và hàng trăm nghìn km đường xã.
Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, đi đôi với việc xây dựng, nâng cấp các tuyến đường thì việc quản lý, duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giao thông vận tải. Việc này góp phần kéo dài thời gian sử dụng của công trình, giúp cho mặt đường luôn êm thuận, an toàn, thông suốt cho các phương tiện giao thông. Ông Lê Hồng Điệp, Vụ trưởng Vụ Quản lý, bảo trì đường bộ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay, thời gian qua, việc bảo trì hệ thống đường quốc lộ trên toàn quốc có sự thay đổi đáng kể qua việc thực hiện Đề án đổi mới toàn diện quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ mà Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang triển khai từ năm 2013 đến nay. Theo Vụ trưởng Vụ Quản lý, bảo trì đường bộ Lê Hồng Điệp, việc sửa chữa, duy tu định kỳ rất đặc thù song trước đây lại quản lý như đối với xây dựng cơ bản, thủ tục mất rất nhiều thời gian nên không ngăn chặn hư hỏng kịp thời, khối lượng phát sinh lớn. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, kiểm soát khối lượng rất khó do không có tiêu chí chất lượng, không có chế tài xử phạt, khiến hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ luôn trong tình trạng xuống cấp, trong khi đó, điều kiện làm việc và đời sống công nhân đường bộ khó khăn. Các chuyên gia giao thông chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng trước đây là do mô hình quản lý. Cụ thể, một bộ phận lớn các doanh nghiệp bảo trì thuộc các khu quản lý đường bộ, có quan hệ cấp trên cấp dưới.Mặt khác, các doanh nghiệp này vừa làm quản lý nhà nước vừa làm nhà thầu thi công nên các chức năng, nhiệm vụ không được tách bạch.
Cùng với đó, việc bảo trì đường bộ được thực hiện theo hình thức đặt hàng. Hình thức này đã không tạo ra tính cạnh tranh cũng như khuyến khích doanh nghiệp nâng cao trình độ quản lý, đổi mới công nghệ, đầu tư vốn. Để thay đổi thực trạng này, Đề án đổi mới toàn diện quản lý bảo trì đường bộ đã được Bộ Giao thông Vận tải xây dựng và cho triển khai từ năm 2013, tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong nâng cao chất lượng bảo trì đường bộ.Đặc biệt, từ đề án, vấn đề tổ chức phương thức quản lý, xây dựng hệ thống thông tin quản lý cơ sở hạ tầng, việc lập kế hoạch bảo trì, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại... đã được đổi mới triệt để.
Khi thực hiện đề án, các doanh nghiệp bảo trì đường bộ được chuyển về các Tổng công ty xây dựng công trình giao thông (CIENCO).Vì thế, ngành đường bộ lúc này không còn doanh nghiệp trực thuộc. Dịch vụ công về bảo dưỡng duy tu đường bộ được tách bạch. Lúc này, nhà nước trong vai người đặt hàng và tổ chức đấu thầu rộng rãi còn doanh nghiệp trở thành nhà cung cấp dịch vụ.
Theo ông Lê Hồng Điệp, đề án làm đúng tinh thần là xã hội hóa những lĩnh vực mà nhà nước không cần làm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đổi mới, nâng cao năng lực, đầu tư trang thiết bị, con người để nâng cao hiệu quả, trình độ. Cảm nhận rõ nhất là các doanh nghiệp bảo trì được “cởi trói” sau khi được cổ phần hóa. Công ty cổ phần Đường bộ 236, tiền thân là Công ty TNHH Một thành viên 236, hiện đã cổ phần hóa 100%.Ông Nguyễn Xuân Thủy, Giám đốc công ty chia sẻ: “Kể từ khi công ty được cổ phần hóa, do có cơ chế và cách thức tổ chức quản lý thi công phù hợp nên người lao động đã tâm huyết, tận tụy hơn với nghề”.
Cũng là doanh nghiệp đã cổ phần 100%, ông Tạ Duy Hưng, Giám đốc Công ty Quản lý thi công xây dựng 101 chia sẻ, sau khi cổ phần hoá, bộ máy tổ chức của công ty đã được kiện toàn theo hướng tinh gọn.
Cùng với đó, thực hiện khoán mục tiêu chất lượng tới từng công nhân, những việc lớn đã được cơ giới hóa bằng việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại như máy quét, rửa đường, máy xúc, máy đào rãnh... nên hiệu quả công việc thay đổi rõ rệt.
Đánh giá về việc đấu thầu quản lý, bảo trì hệ thống đường quốc lộ, ông Tạ Duy Hưng cho rằng, việc này tạo ra sự cạnh trạnh giữa các doanh nghiệp.Để thắng thầu, doanh nghiệp buộc phải có thiết bị, công nghệ bảo trì hiện đại để dự thầu, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Chỉ có những doanh nghiệp có giá bỏ thầu thấp, phương án kỹ thuật tốt cùng nguồn nhân lực mạnh mới thắng thầu.
Là một đơn vị quản lý nhà nước về bảo trì đường bộ khu vực phía Bắc, ông Trần Hưng Hà, Cục trưởng trưởng Cục Quản lý đường bộ I chia sẻ, 3 năm gần đây, Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức đấu thầu rộng rãi qua mạng 100% các gói thầu sửa chữa, tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp có năng lực thuộc các thành phần kinh tế tham gia quản lý, bảo trì đường bộ. Đặc biệt, việc này góp phần tiết kiệm chi tiêu ngân sách nhà nước qua giảm giá từ đấu thầu.Riêng Cục Quản lý đường bộ I, năm 2021, thông qua đấu thầu đã tiết kiệm cho ngân sách khoảng 5% so với dự toán giao, tương ứng với hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
Chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên đánh giá, hoạt động bảo trì đường bộ đã có những bước tiến lớn kể từ khi thực hiện đề án đổi mới.Trong đó, điểm mấu chốt nhất là chấm dứt cơ chế xin - cho để thay bằng hình thức đấu thầu đúng với cơ chế thị trường.
Nhận định về hiệu quả của việc đổi mới hoạt động bảo trì, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, ngành đường bộ đã có sự thay đổi đáng kể khi doanh nghiệp bảo trì đã áp dụng mạnh khoa học - kỹ thuật, máy móc hiện đại hơn.Chất lượng mặt đường tốt lên, bảo đảm sạch đẹp, êm thuận cho người tham gia giao thông. Đường tốt thì vận tải sẽ nâng cao được năng suất phương tiện, chạy nhanh hơn, an toàn hơn.
Để tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng bảo trì đường bộ, ông Lê Hồng Điệp, Vụ trưởng Vụ Quản lý, bảo trì đường bộ cho biết, giai đoạn tới, ngành đường bộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hiện đại hóa, cơ giới hóa trong duy tu, bảo dưỡng đường bộ.Cụ thể sẽ sử dụng các thiết bị cào bóc tái chế, thiết bị vá nóng tại chỗ; ứng dụng các sản phẩm bê tông nhựa ấm, bê tông nhựa nguội, vá láng trong môi trường ẩm ướt; sử dụng xe quét đường, máy cắt cỏ… trong bảo dưỡng thường xuyên.
“Đồng thời, các thiết bị quan trắc, theo dõi công trình cũng đã được đầu tư, hiện đại hóa. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu cầu, đường hiện đại để dễ dàng quản lý và truy cập; sử dụng các thiết bị hiện đại để khảo sát, đánh giá mặt đường phục vụ lập kế hoạch bảo trì hàng năm”, ông Lê Hồng Điệp chia sẻ./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chấn chỉnh việc quản lý, bảo trì đường bộ ở Nghệ An
18:25' - 10/06/2021
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu Sở Giao thông Vận tải tỉnh Nghệ An chấn chỉnh việc quản lý, bảo trì, đảm bảo an toàn giao thông trên các Quốc lộ do Sở này quản lý.
-
DN cần biết
Chấn chỉnh việc sửa chữa, bảo trì các tuyến quốc lộ
18:10' - 06/06/2021
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu thực hiện quản lý, bảo trì quốc lộ, đường cao tốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đấu thầu bảo trì hơn 1.800 km tuyến quốc lộ trị giá 600 tỷ đồng
18:27' - 25/05/2021
Cục Quản lý đường bộ I đang thực hiện đấu thầu chọn nhà thầu thực hiện bảo trì, duy tu 17 quốc lộ dài hơn 1.800 km do Cục Quản lý đường bộ I quản lý trong 3 năm tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp lại giang sơn và sức mạnh đoàn kết: Để nghị quyết Đảng thấm sâu vào thực tiễn
08:43'
Không sắp xếp lại hệ thống hành chính, đổi mới phương pháp quản lý, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thì đất nước sẽ chậm phát triển. Đó là yêu cầu bức thiết của cuộc sống.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu triển khai mô hình mới
21:20' - 01/07/2025
Chiều 1/7, trao đổi với phóng viên TTXVN, lãnh đạo Cục Hải quan cho biết, nhờ đã triển khai mô hình tổ chức mới từ ngày 1/3 nên đến thời điểm hiện tại, ngành hải quan cơ bản đã vận hành thông suốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phân cấp quy hoạch để phát huy tối đa nguồn lực
20:00' - 01/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ để cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 6 tháng: Thể chế tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế
18:49' - 01/07/2025
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm nay diễn ra trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh cải cách thể chế, tinh gọn tổ chức - bộ máy, thực hiện hợp nhất tỉnh, thành, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư khu bến container Lạch Huyện
16:05' - 01/07/2025
Bộ Tài chính đã hoàn thành thẩm định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng các bến cảng container số 9, 10, 11 và 12 thuộc khu bến Lạch Huyện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Thọ Xuân lắp rào chắn ngăn ngừa tiếp cận trái phép, vật ngoại lai
15:59' - 01/07/2025
Dự kiến lượng hành khách tăng vào giai đoạn cao điểm Hè 2025 và các hãng hàng không lên kế hoạch tăng tần suất và mở thêm các đường bay đi và đến Cảng hàng không Thọ Xuân.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc
15:59' - 01/07/2025
VEC tiếp tục kéo dài chính sách giảm thuế VAT ở mức 8% đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc hiện đang quản lý khai thác (giữ nguyên mức thu hiện nay).
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng công nghệ tiên tiến vào tất cả các khâu của tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
15:59' - 01/07/2025
Cuộc điều tra nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về nông thôn và nông lâm thủy sản phục vụ công tác nghiên cứu chuyên sâu; làm dàn chọn mẫu cho một số cuộc điều tra định kỳ hằng năm...
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường rộng mở từ cú hích chuyển đổi số
15:27' - 01/07/2025
Bộ Công Thương sẽ tập trung đầu tư chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, qua đó tăng truyền thông, quảng bá, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa thương hiệu Việt Nam.