Làm gì để hội nhập sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu?
Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ, đối phó với những thách thức và tìm giải pháp tăng trưởng kinh tế bền vững. Do đó, hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, sản xuất tiên tiến và đẩy mạnh ngành công nghiệp hỗ trợ được xem là chìa khóa để tăng cường chuỗi giá trị sản xuất, đáp ứng với yêu cầu thị trường quốc tế.
Đây là nhận định của các chuyên gia tại hội thảo trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế hàng đầu Việt Nam về Máy công cụ và Giải pháp gia công kim loại – Matalex Vietnam, tổ chức ở Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11/10.
*Thúc đẩy hợp tác khu vực Theo phân tích của ông Adhip Mitra, Tổng Thư ký Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Kỹ thuật Ấn Độ - EEPC India, hiện nay là thời điểm thuận lợi để Việt Nam thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, tạo động lực tăng trưởng các ngành công nghiệp lên một nấc thang mới.Việc hình thành những điểm đến gặp gỡ, giao thương… sẽ hỗ trợ nhà sản xuất, kỹ sư và nhà công nghiệp có thể nâng cao năng lực, kiến thức, ý tưởng và nguồn cảm hứng để tạo ra các chiến lược mới, cũng như tìm kiếm các mối quan hệ đối tác tiềm năng.
Cùng quan điểm, ông Apirat Sugondhabhirom, Tổng Lãnh sự, Lãnh sự quán Thái Lan tại Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới, nhất là những nền kinh tế lớn, Việt Nam và Ấn Độ nổi lên với tốc độ tăng trưởng cao và là những thị trường tiềm năng.Theo đó, muốn tăng trưởng đẩy mạnh chuỗi giá trị và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu đối với Thái Lan cũng như Việt Nam và Ấn Độ là đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh. Riêng với ngành công nghiệp hỗ trợ, các quốc gia cần thay đổi tư duy đổi mới sáng tạo và tăng kết nối xúc tiến thương mại, đầu tư mang tính khu vực và quốc tế.
Khung hợp tác khu vực giữa các nước đã được hình thành trong nhiều năm nay; trong đó, có lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, kỹ thuật công nghệ cao… Thái Lan kỳ vọng sẽ kết nối với nhiều quốc gia trong đa dạng ngành nghề, lĩnh vực để cùng vượt qua những thách thức toàn cầu, tăng cường mối quan hệ đối tác nhằm hướng đến những mục tiêu phát triển kinh tế. Ông Vũ Trọng Tài, Tổng Giám đốc Công ty Reed Tradex Vietnam cho biết, ngành sản xuất vẫn là động lực phát triển chính của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra thách thức và không ít khó khăn cho các nhà sản xuất Việt Nam. Đặc biệt, các nhà sản xuất phải tìm lời giải cho bài toán làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp chính thức của các tập đoàn toàn cầu. *Tạo chuỗi liên kết sản xuất Thống kê tại Tp. Hồ Chí Minh cho thấy, có gần 11.000 doanh nghiệp hoạt động trong 4 ngành công nghiệp trọng yếu. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay là hơn 17%/năm.Bên cạnh đó, mục tiêu đặt ra đến năm 2020, tỷ lệ nội địa hóa của 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống (dệt – may và da – giày) là 66% và đến năm 2025 là 70%. Thành phố đã và đang cụ thể hóa nhiều chương trình hành động; trong đó, có đầu tư và phát triển 4 ngành công nghiệp trọng yếu; đồng thời, phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho các ngành công nghiệp.
Nhằm tạo tiền đề cho 4 ngành công nghiệp trọng yếu: cơ khí; điện tử - công nghệ thông tin; hóa chất – nhựa - cao su; chế biến tinh lương thực thực phẩm phát triển, ông Phạm Thiết Hòa, Giám đốc Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh (ITPC) cho biết, cần liên kết, hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp có công nghệ cao ở nước ngoài.Riêng ITPC sẽ phối hợp với nhiều đơn vị xúc tiến trong và ngoài nước, tổ chức nhiều sự kiện xúc tiến thương mại và đầu tư dành cho cộng đồng doanh nghiệp. Đặc biệt, ITPC sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thông tin thủ tục hành chính, chính sách ưu đãi, tìm kiếm đối tác phù hợp nhu cầu đầu tư, kinh doanh…
Hiện nay, ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng phát triển còn hạn chế như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cung ứng linh phụ kiện, phụ tùng còn yếu, thiếu sự liên kết để tạo thành ”chuỗi liên kết sản xuất”. Tuy nhiên, sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động rất lớn đến ngành công nghiệp; trong đó, có ngành công nghiệp hỗ trợ được dự báo sẽ tạo ra sự thay đổi toàn diện về cách thức sản xuất, mô hình kinh doanh, hạ tầng công nghệ thông tin, chế tạo và quy trình tạo ra giá trị như các ngành phục vụ ô tô điện, ô tô tự hành, linh phụ kiện được in từ công nghệ 3D… Mặt khác, điểm quan trọng hơn là ứng dụng những phương thức quản lý hiện đại, bởi đây chính là nền tảng để đảm bảo cho sự thành công của việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào các ngành công nghiệp. Chính vì vậy, một số chuyên gia cho rằng, bên cạnh cơ chế chính sách hỗ trợ của Chính phủ các quốc gia, cộng đồng doanh nghiệp phải chủ động cải thiện năng lực sản xuất, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp đầu cuối. Đây cũng là yếu tố bắt buộc để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có thể tham gia bền vững chuỗi cung ứng toàn cầu. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là cơ hội phát triển nhưng nếu không có sự thay đổi phù hợp thì sẽ là thách thức đối với doanh nghiệp./.>>> Nhiều rào cản trong phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô
Tin liên quan
-
DN cần biết
Cơ hội thị trường cho nhà sản xuất công nghiệp hỗ trợ
13:41' - 12/09/2019
Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh, giảm giá thành, tạo ra giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Khai mạc chuỗi Triển lãm về công nghiệp hỗ trợ
14:01' - 14/08/2019
Triển lãm quốc tế lần này có sự góp mặt của hơn 200 gian hàng đến từ 20 quốc gia nhằm giới thiệu các công nghệ, máy móc tiên tiến cho ngành công nghiệp chế tạo máy móc, phụ tùng công nghiệp.
-
Doanh nghiệp
Chính sách nào để phát triển công nghiệp hỗ trợ?
14:55' - 16/07/2019
Trong ngành sản xuất nguyên liệu, linh kiện, vật tư, phần lớn do doanh nghiệp vừa và nhỏ đảm nhận. Tuy nhiên, những hạn chế về cơ chế, chính sách hỗ trợ là vấn đề còn tồn đọng ở Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Tạo đột phá để khoa học công nghệ phát triển
16:37' - 10/02/2025
Ngành công thương đã cụ thể hoá và hoàn thiện cơ chế chính sách, tái cơ cấu tổ chức khoa học và công nghệ, tăng cường đầu tư, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế và truyền thông.
-
DN cần biết
Trung Quốc giảm quy mô trợ cấp cho các dự án năng lượng tái tạo
08:29' - 10/02/2025
Trung Quốc đang tiến hành các biện pháp để giảm trợ cấp cho các dự án năng lượng tái tạo sau giai đoạn bùng nổ lắp đặt điện Mặt Trời và điện gió.
-
DN cần biết
Hàng nghìn cơ hội việc làm cho người lao động sau Tết tại Quảng Ngãi
14:26' - 08/02/2025
Ngày 8/2, tại thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với UBND huyện Tư Nghĩa và Công ty TNHH VSip Quảng Ngãi tổ chức Ngày hội việc làm năm 2025.
-
DN cần biết
Sửa quy định thủ tục lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
20:51' - 07/02/2025
Chính phủ ban hành Nghị định 17/2025/NĐ-CP ngày 6/2/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu.
-
DN cần biết
Quy định mới về quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt
20:36' - 07/02/2025
Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2025/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.
-
DN cần biết
Trung tâm dữ liệu tại thị trường mới nổi đang thu hút nhà đầu tư
17:53' - 07/02/2025
Trong cuộc đua thu hút đầu tư vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), thị trường trung tâm dữ liệu (data center) tại châu Á là điểm sáng khi chứng kiến mức gia tăng mạnh mẽ về số lượng giao dịch đầu tư.
-
DN cần biết
Lưu ý doanh nghiệp ghi nhãn mật ong tại thị trường Bắc Âu
16:41' - 07/02/2025
Bắc Âu hiện tại đưa ra một số yêu cầu mới về truy xuất nguồn gốc như ghi nhãn xuất xứ rõ ràng, các loại mật ong pha trộn phải ghi rõ từng quốc gia xuất xứ trên nhãn chính.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp tại Đồng Nai cần tuyển hơn 75.000 lao động
14:51' - 06/02/2025
Ngày 6/2, Trung tâm Dịch vụ việc làm Đồng Nai cho biết, năm 2025, các doanh nghiệp tại tỉnh cần tuyển trên 75.000 lao động.
-
DN cần biết
Thái Lan rà soát lệnh áp thuế chống bán phá giá thép
08:20' - 06/02/2025
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) thông báo cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu có liên quan; khuyến nghị các doanh nghiệp tham gia nếu cần thiết.