Nhiều rào cản trong phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô
Sáng 30/10 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức hội thảo “Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô: Tác động chính sách, các rào cản và giải pháp”.
Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng CIEM cho biết, mặc dù, thời gian qua ngành công nghiệp hỗ trợ được sự quan tâm của Chính phủ, nhưng công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô trong nước vẫn chưa phát triển, tỷ lệ nội địa hoá trong ngành còn thấp, chưa đạt được mục tiêu đề ra. Đứng trước cơ hội, thách thức khi hội nhập khu vực hoàn toàn, để có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực, Việt Nam cần có những giải pháp để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô. “Trước thực tế trên rất cần tới các nghiên cứu chính sách liên quan đến ngành công nghiệp ô tô, công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô; thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô là hết sức cần thiết”, bà Tuệ Anh nhấn mạnh. Trong thời gian qua, công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô ở Việt Nam gồm cả doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa đã được được những thành tựu nhất định.Đến nay, đã có 358 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô; trong đó, có 50 doanh nghiệp lắp ráp ô tô, 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe và thùng xe, 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô… số lượng trên thấp hơn rất nhiều so với 385 doanh nghiệp ở Malaysia và 2.500 doanh nghiệp ở Thái Lan về sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô.
Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô ở Việt Nam mới chỉ sản xuất được một số nhóm linh kiện, phụ tùng như chi tiết cấu thành khung gầm xe, thùng xe, vỏ cabin, cửa xe, săm lốp, bộ tản nhiệt, dây phanh, dây dẫn điện, trục dẫn, vành bánh xe… Ông Lương Đức Toàn, Phó Trưởng phòng Phòng Công nghiệp chế biến, chế tạo, Cục Công nghiệp ( Bộ Công Thương) cho biết, đầu tư cho sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô còn mang tính nhỏ lẻ, sản phẩm làm ra ít cả về chủng loại và sản lượng. Sức cạnh tranh quốc tế của công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô còn hạn chế, nhất là sản phẩm của doanh nghiệp nội địa. Theo ông Lương Đức Toàn, đối với các chủng loại xe tải, xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng sản xuất trong nước đã đạt tỷ lệ nội địa hoá cao, đáp ứng về cơ bản cụ thể, xe tải 7 tấn đã đáp ứng khoảng 70% nhu cầu với tỷ lệ nội địa hoá trung bình 55%; xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, một số loại xe chuyên dụng đáp ứng khoảng 90% nhu cầu tỷ lệ nội địa hoá đạt từ 45-55%. Phụ tùng, linh kiện chủ yếu được sản xuất và nhập khẩu từ doanh nghiệp FDI, tỷ lệ đặt hàng phụ tùng linh kiện từ doanh nghiệp nội địa cung cấp rất thấp. Trong số các doanh nghiệp cung cấp hiện có, hơn 90% là doanh nghiệp FDI, chỉ có số ít doanh nghiệp trong nước có thể tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô ở Việt Nam. Ông Shinjiro Kajikawa, Phó Giám đốc Toyota Việt Nam cho biết, thị trường ô tô tại Việt Nam chưa có sự ổn định về chính sách khiến các nhà đầu tư còn do dự, thêm vào đó sản xuất nội địa còn thấp. Đơn cử, sản lượng của Toyota Việt Nam còn thấp hơn rất nhiều so với các nước khác trong khu vực ASEAN. Do thị trường biến động thường xuyên và sản lượng thấp dẫn đến việc nội địa hoá và hệ thống nhà cung cấp ở Việt Nam còn rất hạn chế nên 90% là nhập khẩu. Theo đó, cạnh tranh về chi phí sản xuất.Do sản lượng nhỏ và tỷ lệ nội địa hoá thấp nên chi phí sản xuất xe ở Việt Nam đang cao hơn xe nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước ASEAN khoảng từ 10-20%. Theo ông Toàn, nguyên nhân chủ yếu là do dung lượng thị trường nội địa hạn chế. Thị trường nhỏ, bị phân tán bởi nhà lắp ráp và nhiều model khác nhau khiến cho các công ty sản xuất (cả sản xuất và lắp ráp ô tô và sản xuất linh kiện phụ tùng) rất khó đầu tư, phát triển sản xuất hàng loạt, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chưa đủ khả năng tiếp cận các chuỗi sản xuất ô tô ở nước ngoài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chưa tạo được sự hợp tác liên kết và chuyên môn hoá trong sản xuất- lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng linh kiện; đồng thời, chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn… Theo ông Shinjiro Kajikawa, sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô không thể đạt được nếu thiếu sự tăng trưởng của thị trường, sản xuất lắp ráp xe trong nước và công nghiệp hỗ trợ. Để ủng hộ cho công nghiệp hỗ trợ, linh kiện nội địa cần cạnh tranh hơn so với linh kiện nhập khẩu về chất lượng, chi phí và giao hàng; trong đó, chi phí, sản lượng đóng vai trò quan trọng. Để phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô, theo ông Toàn cần phải nâng cao năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu.Triển khai hiệu quả Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ. Thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm thị trường trong nước và ngoài nước đặc biệt với một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc… đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý sản xuất, chuyển giao công nghệ, phát triển khoa học và công nghệ và phát triển nguồn nhân lực công nghiệp hỗ trợ. Đặc biệt, ông Toàn nhấn mạnh cần hình thành gói tín dụng ưu đãi với cơ chế tương tự như gói tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao để phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên; đồng thời, hình thành các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp hạ nguồn và thu hút đầu tư sản xuất sản phẩm; trong đó, thu hút đầu tư FDI từ các tập đoàn sản xuất linh kiện hàng đầu thế giới./.- Từ khóa :
- ciem
- công nghiệp hỗ trợ
- ô tô
- FDI
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Triển lãm Ô tô Việt Nam thu hút sự quan tâm của 185.000 khách hàng
11:55' - 29/10/2018
Sau 5 ngày diễn ra Triển lãm Ô tô Việt Nam 2018 (từ 24-28/10 tại Tp. Hồ Chí Minh) đã có 880 xe được chốt đơn hàng, nhận đặt hàng và có đến 185.000 lượt khách tham quan triển lãm.
-
Xe & Công nghệ
Nhiều khuyến mại, trải nghiệm và game show có thưởng hút khách triển lãm ô tô
10:06' - 27/10/2018
Tại Triển lãm Ô tô Việt Nam đang diễn ra ở Tp. Hồ Chí Minh, cùng với hoạt động trưng bày xe, các doanh nghiệp cũng thực hiện chương trình khuyến mại, trải nghiệm xe và mini game show cho khách hàng.
-
Hàng hoá
Bức tranh ngành công nghiệp ô tô Việt Nam thời 4.0
19:32' - 25/10/2018
Để không bỏ lỡ thời cơ và quyết tâm thúc đẩy phát triển mảng công nghệ ô tô thời 4.0, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã đầu tư nghiên cứu và bước đầu có những kết quả nhất định.
-
Xe & Công nghệ
Thời điểm chọn mua ô tô và lời khuyên của chuyên gia
14:15' - 23/10/2018
Để quyết mua một chiếc ô tô mới, câu hỏi đặt ra là mua thời điểm nào thích hợp hay cách lái thử xe như thế nào trước khi quyết định mua xe cũng là vấn đề nhiều người chưa biết tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.