Làm gì để khơi thông nguồn lực tín dụng nông nghiệp?
Theo các chuyên gia, dòng vốn tín dụng ngân hàng chảy vào khu vực nông nghiệp, nông thôn đã được khơi thông, góp phần thúc đẩy sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Hàng loạt chính sách đã được Ngân hàng Nhà nước ban hành nhằm hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực này, tiếp sức cho ngành nông nghiệp phát triển bền vững.
Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Hà Thu Giang cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã có các chương trình tín dụng đặc thù theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như: cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 của Chính phủ; cho vay để tăng cường cơ giới hóa và giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 18/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ... Riêng chương trình cho vay tăng cường cơ giới hóa, giảm tổn thất trong nông nghiệp đã kết thúc giải ngân ngày 31/12/2020, hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định để tiếp tục triển khai chính sách này. Về chính sách lãi suất, Ngân hàng Nhà nước quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên; trong đó có lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, bao gồm ngành lúa gạo thấp hơn so với lãi suất cho vay các lĩnh vực thông thường khác, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn tín dụng. Hiện nay lãi suất cho lĩnh vực là 4,5%/năm. Tính đến cuối tháng 6/2021, tín dụng nông nghiệp, nông thôn ước tăng 4,8% so với cuối năm 2020, góp phần thúc đẩy tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cả nước đạt 3,82%, đóng góp 8,17% GDP cả nước. Theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước, tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn bình quân giai đoạn 2016-2020 chiếm 22% dư nợ chung toàn nền kinh tế. Riêng năm 2020 (tính đến 31/10/2020), tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 2.168.852 tỷ đồng, tăng 6,21% so với cuối năm 2019, chiếm 24,89% tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế. Có trên 80 tổ chức và gần 1.200 quỹ tín dụng nhân dân tham gia cho vay nông nghiệp nông thôn. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, tín dụng nông nghiệp đang ngày càng được tiếp nhận nhiều nguồn vốn đầu tư đa dạng như vốn ngân sách nhà nước; vốn tín dụng nông nghiệp lãi suất ưu đãi đầu tư các dự án; vốn tín dụng lãi suất ưu đãi cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Dòng vốn tín dụng nông nghiệp ngày càng được mở rộng. Cùng với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng đầu tư nhiều về lĩnh vưc này. Tuy nhiên, chính sách tín dụng nông nghiệp đang vấp phải một số khó khăn như sản xuất nông nghiệp luôn tiềm ẩn rủi ro do thiên tai, dịch bệnh. Đặc biệt trong giai đoạn gần đây, ngành nông nghiệp đang phải chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19. Trong khi đó, các công cụ phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong nông nghiệp còn thiếu vì vậy hiệu quả đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực này còn hạn chế. Hay việc tổ chức sản xuất theo các mô hình liên kết vẫn bộc lộ hạn chế do khả năng hợp tác, liên kết của người dân còn yếu, vẫn còn xảy ra tình trạng dư thừa sản phẩm nông nghiệp ảnh hưởng tới thu nhập của người sản xuất. Là ngân hàng thương mại chủ lực trong thực hiện chính sách tiền tệ, đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, tính đến 31/3/2021, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) cho vay theo chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 843.040 tỷ đồng với gần 3,2 triệu khách hàng; cho vay theo chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp đạt 1.953 tỷ đồng, với 7.690 khách hàng Từ năm 2020 đến nay, Agribank đã dành hơn 1.000 tỷ đồng lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng vượt qua đại dịch COVID-19. Để kịp thời hỗ trợ khách hàng vay vốn sớm ổn định hoạt động kinh doanh, vượt qua khó khăn, Agribank chủ động giảm tiếp lãi suất cho vay đối với tất cả khách hàng cá nhân và tổ chức vay vốn bằng Việt Nam đồng tại Agribank. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, nông nghiệp là lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế. Khu vực nông nghiệp, nông thôn chiếm hơn 70% dân số và hơn 72% lực lượng lao động, nhưng đến nay mới chỉ đạt dưới 25% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của hệ thống tổ chức tín dụng. Đây là con số còn quá khiêm tốn. Để có thể thúc đẩy phát triển tín dụng nông nghiệp, ông Nguyễn Trí Hiếu cho rằng cần phải có kế hoạch tín dụng nông thôn mạnh mẽ hơn. Tín dụng cho nông nghiệp có những đặc thù rủi ro như biến đổi khí hậu, giá cả thị trường, nên không thể chỉ dựa vào các chương trình tín dụng mà cần phải có sự hỗ trợ của Chính phủ. “Bên cạnh đó, cần có các ngân hàng cho vay mang tính chuyên trách như Agribank, Ngân hàng Chính sách xã hội còn các ngân hàng thương mại khác chỉ tham gia trong giới hạn vì họ không có năng lực để thẩm định giá cả thị trường”, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nói. Ngoài ra, theo ông Nguyễn Trí Hiếu cũng cần đẩy mạnh các chương trình tín dụng, tổ chức được hệ thống tín dụng và đặc biệt phải có cơ chế bảo lãnh tín dụng ở nông thôn. Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện nghiêm túc quy định về trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tiết giảm mọi chi phí hoạt động không cần thiết để dành nguồn lực giảm lãi suất vay; thực hiện cam kết đồng thuận giảm lãi suất cho vay lên tới 1%/năm trong các tháng cuối năm như kế hoạch đã đăng ký với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước tại Công văn 5901, 5902/NHNN-TD ngày 16/8/2021. Đặc biệt với mộ số ngành sản xuất chính trong lĩnh vực nông nghiệp như lúa gạo, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục mở rộng, tăng hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp để đảm bảo đủ nguồn vốn thu mua, tạm trữ thóc, gạo cho người nông dân trong vụ Hè Thu, tới đây là vụ Thu Đông nhằm góp phần ổn định giá thóc gạo, đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước linh hoạt áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay, xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm trên cơ sở quản lý dòng tiền; cải tiến quy trình, thủ tục cho vay, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay, đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng để tạo thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận vốn tín dụng. Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng nhấn mạnh sẽ phối hợp với các cơ quan truyền thông và chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức chính trị xã hội thực hiện các chương trình truyền thông mạnh mẽ, toàn diện để người dân, doanh nghiệp nắm bắt đầy đủ các chính sách, sản phẩm tín dụng ngân hàng và chủ động tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Đề xuất cơ cấu dư nợ thẻ tín dụng cho khách hàng ảnh hưởng dịch COVID-19
18:29' - 29/08/2021
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đề nghị, cho phép cơ cấu nợ đối với cả dư nợ thẻ tín dụng cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
-
Ngân hàng
Giải quyết vướng mắc trong xếp hạng các tổ chức tín dụng
16:57' - 27/08/2021
Ngày 27/8, Hiệp hội Ngân hàng tổ chức tọa đàm trực tuyến lấy ý kiến Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 52/2018/TT-NHNN quy định xếp hạng TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
-
Ngân hàng
Để tín dụng chính sách không bị “chậm nhịp”
18:11' - 26/08/2021
NHCSXH tỉnh Hưng Yên đã và đang tiếp tục giải ngân nhanh chóng, đúng đối tượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Đồng USD biến động mạnh trong ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump
21:28'
Chỉ số đồng USD, đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt khác, đã tăng 0,64% lên 108,69 trong phiên 21/1, sau khi mất 1,2% trong phiên trước đó.
-
Ngân hàng
ECB có thêm động lực để cắt giảm lãi suất
20:18'
Các nhà đầu tư hiện đã đặt cược ECB sẽ cắt giảm lãi suất bốn lần trong năm 2025, song lần cắt giảm thứ tư vẫn còn rất khó đoán.
-
Ngân hàng
“Bệ đỡ” cho người dân thoát nghèo bền vững
14:09'
Tại Sóc Trăng, nguồn vốn chính sách đang là “bệ đỡ” để hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc Khmer phát triển kinh tế, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh từ 2,54% xuống còn 1,32%.
-
Ngân hàng
Đồng tiền mã hóa của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây sốt thị trường
12:10'
Đồng tiền mã hóa mới của Tổng thống Donald Trump mang tên $TRUMP đã tạo nên cơn sốt ngay khi ra mắt, với giá trị thị trường đã vượt mốc 10 tỷ USD chỉ trong vài ngày.
-
Ngân hàng
SeABank kỳ vọng lợi nhuận trước thuế năm 2025 tăng trưởng hai con số
09:10'
Năm 2025, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) hướng tới việc duy trì đà tăng trưởng ổn định với các mục tiêu đầy tham vọng.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 21/1: Ngân hàng giảm giá bán USD, giá NDT đi lên
08:43'
Vietcombank niêm yết tỷ giá USD ở mức 25.140 - 25.500 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 10 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra so với đầu giờ sáng hôm qua.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 20/1: Giá USD giảm mạnh
08:58' - 20/01/2025
Vietcombank niêm yết tỷ giá USD ở mức 25.150 - 25.510 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 48 đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với sáng 17/1.
-
Ngân hàng
Nhận nhiều quà tặng hấp dẫn khi Săn Linh Giáp trên ngân hàng số Digimi
12:05' - 19/01/2025
BVBank tiếp tục triển khai game Tết “Săn Linh Giáp - mở Tết chill” cùng nhiều quà tặng hấp dẫn. Chương trình hứa hẹn mang đến những trải nghiệm thú vị, thư giãn dịp Tết và những phần quà thiết thực.
-
Ngân hàng
Argentina cho phép niêm yết giá hàng hóa và thanh toán bằng đồng USD
08:47' - 18/01/2025
Ngân hàng trung ương Argentina (BCRA) cũng thông báo sẽ cho phép người dân nước này thực hiện mọi thanh toán bằng USD với thẻ ghi nợ bắt đầu từ tháng Hai tới.