Làm gì để phục hồi đồng bộ chuỗi cung ứng lao động sau đại dịch?
Xây dựng chuỗi cung ứng lao động ổn định, trong đó đặt người lao động là trung tâm của mọi chính sách, chú trọng đảm bảo thu nhập và an sinh xã hội là một trong những giải pháp để phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Đây là nội dung được thảo luận tại hội thảo “Phát triển chuỗi cung ứng lao động ổn định sau đại dịch COVID-19” trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ tư do Ban Kinh tế Trung ương và Chính phủ tổ chức, tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5/6.
Nhiều biến động về nguồn cung
Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho biết, thực tế đại dịch COVID-19 đã làm kinh tế tăng trưởng chậm lại, hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đứt gãy, kéo theo tình hình lao động, việc làm, đời sống của người lao động bị ảnh hưởng tiêu cực. Nguồn cung lao động bị suy giảm nghiêm trọng, số lao động có việc làm giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Trong đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên giảm mạnh nhất vào quý III/2021, chỉ còn 49,1 triệu người; lực lượng lao động có việc làm quý IV/2021 là 49,07 triệu người, thấp hơn 1,79 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Tỉ lệ lao động thiếu việc làm, thất nghiệp tăng cao, đạt đỉnh cao nhất là quý III/2021 với 3,98% (hơn 1,7 triệu lao động); tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực thành thị cao nhất vào quý III/2021 là 5,54%. Tiền lương, thu nhập của người lao động giảm, đời sống của người lao động khó khăn, trong đó thu nhập bình quân tháng của lao động từ 6,7 triệu đồng/tháng (năm 2019) xuống 5,3 triệu đồng/tháng (năm 2021), giảm sâu nhất là vào quý III/2021 chỉ còn là 5,2 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, sự dịch chuyển cơ cấu lao động theo ngành (nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ) và vùng miền có sự đảo chiều. Ở thời điểm quý III năm 2021, việc làm trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng lên và việc làm trong ngành công nghiệp và dịch vụ giảm xuống. Có khoảng 1,3 triệu lao động dịch chuyển từ thành thị về nông thôn, từ các trung tâm kinh tế lớn về các tỉnh. Theo ông Lê Văn Thanh, hiện tại dù tình hình dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát, tình hình kinh tế - xã hội đã khởi sắc, hầu hết các ngành, lĩnh vực đang trong giai đoạn phục hồi và tăng trưởng trở lại nhưng nguồn cung lao động vẫn gặp nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi kinh tế, đặc biệt đối với lao động có trình độ chuyên môn cao.Một số địa phương, khu vực, ngành nghề vẫn đang xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu, thiếu hụt nguồn cung cục bộ. Riêng trong quý I/2022, thiếu hụt lao động cục bộ khoảng 120.000 lao động, cao hơn những năm trước khoảng 2-3%, chủ yếu thiếu hụt lao động phổ thông ở ngành dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến gỗ và một số ngành bị tác động mạnh, phải dừng hoạt động dài như du lịch, giáo dục...
Trình độ người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu công nghệ, nhất là giai đoạn phục hồi, nhiều doanh nghiệp đang rất tích cực thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0. Cơ cấu lao động giữa khu vực chính thức và phi chính thức chưa trở lại trạng thái trước khi có dịch bệnh. Khả năng kết nối cung - cầu, giới thiệu việc làm đáp ứng yêu cầu thị trường cũng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế. Bà Ingrid Christensen, Giám đốc Quốc gia, Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam chia sẻ: Đại dịch COVID-19 đã tấn công các nền kinh tế và xã hội, đưa đến những thay đổi sâu sắc trong thế giới việc làm. Toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu và môi trường, cũng như đổi mới công nghệ, đang làm phát sinh các hình thức việc làm mới và những thay đổi trong cấu trúc và tổ chức công việc. Không quốc gia nào có thể dự đoán trước được những thách thức cụ thể mà mỗi sự thay đổi này có thể mang đến với quốc gia mình. Cần chiến lược phục hồi đồng bộ Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhận định, để tạo nguồn nhân lực phục hồi kinh tế, cần tập trung phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, linh hoạt, thống nhất. Trong đó, cần tạo môi trường phục hồi và phát triển thị trường lao động, đáp ứng cao nhất nhu cầu phát triển kinh tế; nâng cao chất lượng lao động; tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện các chính sách, quy định pháp luật về quan hệ cung - cầu lao động… Đặc biệt, hoàn thiện nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin thị trường lao động, hệ thống trung tâm việc làm. “Cần sớm cải tiến, hoàn thiện chính sách về tiền lương, an sinh xã hội, sửa đổi toàn diện chính sách về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nâng cấp chuẩn nhà trọ hiện hữu. Đồng thời, tiếp tục đổi mới chủ trương, chính sách và triển khai có hiệu quả quy định về thu hút đầu tư trong và ngoài nước, khắc phục tình trạng tập trung nhiều dự án đầu tư ở một địa phương, tạo sức ép hạ tầng và thiếu lao động cục bộ, gia tăng lao động di cư”, ông Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh. Trong khi đó, bà Ingrid Christensen cho rằng: Sau đại địch, giải pháp rõ ràng và toàn diện để phục hồi xung quanh bốn trụ cột nền tảng là tăng trưởng kinh tế và việc làm bao trùm; bảo vệ tất cả người lao động; an sinh xã hội toàn cầu và đối thoại xã hội. Điều đáng mừng là Việt Nam đang đi đúng hướng là thực hiện cả bốn trụ cột trên cùng lúc. Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong nỗ lực hiện đại hóa luật pháp về lao động và việc làm, mở rộng phạm vi an sinh xã hội, nâng cấp thu thập dữ liệu thị trường lao động quốc gia, cải thiện cách tiếp cận chiến lược để phát triển kỹ năng và gần đây hơn là cải thiện luật pháp về lao động và việc làm để phù hợp với nhu cầu thị trường lao động nhiều thay đổi của một nền kinh tế đang chuyển đổi. Việc làm đi cùng các quyền cơ bản để làm việc và việc làm là một trong những phương tiện chính, thông qua đó, các cá nhân có thể được tích hợp vào xã hội và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Về vấn đề này, việc làm đầy đủ, hiệu quả và được lựa chọn tự do là một mục tiêu chiến lược thiết yếu hướng tới chương trình nghị sự 2030 và 2045 của Việt Nam.Tiến sĩ Makiko Matsumoto, Ban việc làm bền vững ILO tại Bangkok cũng khuyến nghị, việc phục hồi thị trường lao động cần lấy con người làm trung tâm. Cụ thể, cần nâng cao năng lực của tất cả mọi người; tăng cường thể chế làm việc; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bao trùm, tạo việc làm đầy đủ và bền vững cho tất cả mọi người.
Chia sẻ kinh nghiệm tại Thành phố Hồ chí Minh, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Dương Anh Đức nhấn mạnh, muốn giữ được người lao động phải đặt họ trong sự phát triển của doanh nghiệp.Thực tế cho thấy khi thành phố bắt buộc giãn cách xã hội trong thời gian dài, việc làm giảm, mất thu nhập, nhưng việc chăm lo đời sống người lao động chu toàn đã giúp doanh nghiệp giữ chân người lao động, sớm quay lại hoạt động sau đại dịch.
Việc quan tâm, chăm lo vật chất, đời sống tinh thần cho người lao động trong đại dịch đã giúp người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Điều này giúp giúp doanh nghiệp không đứt gãy nguồn lao động khi trở lại hoạt động trong tình hình mới./.
>>>Phát sinh thủ tục làm chậm tiến độ hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động
Tin liên quan
-
Đời sống
Giảm thiểu rủi ro, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động
20:52' - 31/05/2022
Nhận thức rõ ý nghĩa về kinh tế, xã hội trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã công bố lấy tháng 5 hàng năm là “Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động”.
-
Kinh tế tổng hợp
Giải pháp đảm bảo an toàn, phòng ngừa tai nạn lao động
22:50' - 30/05/2022
Công tác an toàn vệ sinh lao động cần được tăng cường truyền thông, hướng dẫn, ôn luyện, tập huấn thường xuyên để việc đảm bảo an toàn, phòng ngừa tai nạn lao động trở thành thói quen.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý phản ánh vướng mắc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động
19:56' - 30/05/2022
Một số cơ quan báo chí thông tin về việc công nhân gian nan làm thủ tục hỗ trợ tiền thuê trọ, làm xong cả tháng cũng chưa nhận được tiền.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Nâng cấp phần mềm đảm bảo dịch vụ điện trực tuyến liên tục sau ngày 1/7/2025
16:10'
Từ 1/7, Trung tâm Chăm sóc khách hàng - Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã chủ động hiệu chỉnh toàn diện các phần mềm, ứng dụng Chăm sóc khách hàng nhằm đáp ứng các dịch vụ điện trực tuyến ổn định.
-
Doanh nghiệp
Truyền tải Điện miền Tây 1 triển khai giảm tổn thất điện năng
15:59'
Trong những năm gần đây, việc giảm tổn thất điện năng luôn là mục tiêu hàng đầu trong sản xuất và quản lý vận hành lưới điện truyền tải của Truyền tải Điện miền Tây 1 - TTĐMT1
-
Doanh nghiệp
Nhật Bản: Niềm tin doanh nghiệp sản xuất lớn tăng nhẹ
14:32'
Theo khảo sát Tankan vừa công bố ngày 1/7, chỉ số niềm tin kinh doanh của các nhà sản xuất lớn đã tăng lên 13 điểm trong tháng 6/2025, từ mức 12 điểm của ba tháng trước đó.
-
Doanh nghiệp
EVN cung cấp địa chỉ trụ sở chính của các TCT/công ty điện lực thuộc 34 tỉnh, thành phố
12:28'
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa mới cung cấp thông tin về địa chỉ của TCT/công ty điện lực thuộc 34 tỉnh, thành phố (từ ngày 1/7/2025).
-
Doanh nghiệp
Điện lực miền Bắc tinh gọn đến cấp cơ sở, nâng cao hiệu quả vận hành
11:25'
Ngày 1/7, EVNNPC chính thức hoàn tất việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đến tận cấp cơ sở, đánh dấu một trong những bước chuyển đổi toàn diện và mạnh mẽ nhất trong lịch sử 56 năm phát triển.
-
Doanh nghiệp
Apple thất bại trong nỗ lực bác bỏ vụ kiện chống độc quyền
11:19'
Ngày 30/6, một thẩm phán liên bang tại Mỹ đã từ chối yêu cầu của công ty Apple về việc bác bỏ vụ kiện chống độc quyền do Chính phủ Mỹ khởi xướng.
-
Doanh nghiệp
Chính sách thương mại của Mỹ ảnh hưởng tới phần lớn doanh nghiệp Brazil
11:19'
Ngân hàng Trung ương Brazil công bố kết quả khảo sát cho thấy phần lớn doanh nghiệp ngoài lĩnh vực tài chính tại Brazil cho rằng chính sách thương mại của Mỹ đang tác động tiêu cực đến hoạt động.
-
Doanh nghiệp
LG Electronics mua lại công ty lưu trữ nước nóng của Na Uy
09:08'
LG Electronics của Hàn Quốc hôm 30/6 công bố đã mua lại một công ty lưu trữ nước nóng của Na Uy để củng cố vị thế trên thị trường hệ thống sưởi ấm không khí và nước nóng ở châu Âu.
-
Doanh nghiệp
Phân bón Cà Mau hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc đón đầu xu thế công nghiệp xanh
19:24' - 30/06/2025
Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau vừa ký Biên bản ghi nhớ với Wuhuan Engineering Co. (WEC) nhằm tăng cường hợp tác, đón đầu xu thế công nghiệp xanh.