Làm gì để thống kê tài khoản quốc gia theo đúng phương pháp luận quốc tế?
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết, một trong những nhóm nội dung mà Tổng cục Thống kê sẽ có tham luận tại Kỳ họp thứ 52, Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc (UNSC) là báo cáo của nhóm công tác về Tài khoản quốc gia.
Theo Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương, Tổng cục Thống kê đã bước đầu áp dụng phương pháp luận thống kê tài khoản quốc gia theo bản hướng dẫn mới nhất (SNA 2008) của Thống kê Liên hợp quốc. Theo đó, khi tiến hành đánh giá lại quy mô GDP giai đoạn 2010-2017, Tổng cục Thống kê đã cập nhật lý luận mới hệ thống tài khoản quốc gia 2008; trong đó, cập nhật cách xử lý hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D); hoạt động sản xuất phần mềm máy tính và cách xử lý đối với đơn vị thuê gia công trong nước theo hướng dẫn của SNA 2008.
Để tiếp tục thực hiện thống kê tài khoản quốc gia theo đúng phương pháp luận quốc tế, năm 2021, Tổng cục Thống kê sẽ triển khai các hoạt động thống kê về tài khoản quốc gia như: ban hành cuốn Sổ tay Hướng dẫn phân loại khu vực thể chế áp dụng trong thống kê Việt Nam; rà soát các phiếu điều tra để đảm bảo đáp ứng phân loại theo khu vực thể chế phục vụ biên soạn các tài khoản theo khu vực thể chế năm 2021 và các năm tiếp theo để thực hiện kế hoạch trong Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030.
Tại kỳ họp này, Tổng cục Thống kê cũng có tham luận về báo cáo của Ủy ban chuyên gia về Thống kê kinh doanh và thương mại, bà Nguyễn Thị Hương cho biết, liên quan đến triển khai công việc sửa đổi Cẩm nang thống kê thương mại quốc tế về hàng hóa (IMITS), Việt Nam nhất trí với định hướng sửa đổi cẩm nang; trong đó, nhấn mạnh đến nội dung về phạm vi thống kê hàng hóa nhận/gửi gia công và hàng tái xuất để có sự thống nhất, phù hợp với hướng dẫn thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ và đáp ứng mục tiêu tính giá trị chuỗi toàn cầu.
Theo đó, Việt Nam đề nghị Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc sớm gửi cho các quốc gia kế hoạch chi tiết sửa đổi Cẩm nang thống kê thương mại quốc tế về hàng hóa; xây dựng nội dung sửa đổi cẩm nang thống kê thương mại quốc tế về hàng hóa dưới dạng bảng hỏi để lấy ý kiến các quốc gia; đồng thời, đưa ra lộ trình thực hiện đồng bộ việc thống kê thương mại quốc tế về hàng hóa, thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ, thống kê tài khoản quốc gia và thống kê cán cân thanh toán để có được bộ số liệu thống kê thống nhất theo các khuyến nghị mới nhất của Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc…
Cùng với đó, Tổng cục Thống kê sẽ có tham luận cho nhóm công tác cấp cao về Quan hệ đối tác, điều phối và tăng cường năng lực thống kê phục vụ chương trình nghị sự đến năm 2030 về phát triển bền vững.
Theo chương trình nghị sự dự kiến, Kỳ họp lần thứ 52 sẽ thảo luận và quyết nghị 13 nội dung nghiệp vụ, gồm: dữ liệu và chỉ tiêu về Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; điều phối các chương trình thống kê; thống kê kinh tế; tài khoản quốc gia; thống kê kinh doanh và thương mại; hạch toán kinh tế - môi trường; thống kê di cư; phát triển thống kê khu vực; quản lý và hiện đại hóa hệ thống thống kê; dữ liệu lớn; phân ngành thống kê quốc tế; điều tra hộ gia đình và trình bày và phổ biến dữ liệu và dữ liệu đặc tả.
Ngoài ra, Kỳ họp cũng sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến 11 lĩnh vực nghiệp vụ khác như: thống kê nhân khẩu học; thống kê văn hóa; thống kê biến đổi khí hậu; thống kê thiên tai; chương trình so sánh quốc tế... Đây là những nội dung quan trọng và mang tính thời sự cao trong giai đoạn thế giới đang đối mặt với những diễn biến bất thường như hiện nay.
Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh, việc tham gia vào Kỳ họp lần thứ 52 của Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc năm nay có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của Thống kê Việt Nam.
Những nội dung được trao đổi tại Kỳ họp là nguồn thông tin quý báu để Thống kê Việt Nam hoàn thiện Hệ thống thống kê quốc gia, phục vụ thực hiện các chủ trương, đường lối đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, góp phần định hướng quá trình xây dựng Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 phù hợp với các xu hướng phát triển của thế giới.
Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc, một Ủy ban chức năng của Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc, được thành lập năm 1947 và là cơ quan cao nhất trong các hệ thống thống kê toàn cầu.
Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc tập hợp các Thủ trưởng Cơ quan thống kê quốc gia của trên khắp thế giới, có trách nhiệm giám sát hoạt động của Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc và là cơ quan ra quyết định cao nhất đối với các hoạt động thống kê quốc tế, xem xét các vấn đề đặc biệt cần quan tâm trong phát triển thống kê quốc tế, các vấn đề phương pháp luận, điều phối và tích hợp các chương trình thống kê quốc tế, hỗ trợ các hoạt động hợp tác kỹ thuật trong thống kê và các vấn đề tổ chức.
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Kỳ họp lần thứ 52 của Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc năm nay diễn ra từ ngày 1-3/3 và 5/3/2021 được tổ chức theo hình thức họp trực tuyến (đầu mối tại Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc tại New York, Mỹ)./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng cục Thống kê: Năm 2020, được coi là thành công trong kiểm soát lạm phát
15:58' - 27/12/2020
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh, năm 2020 được coi là thành công trong việc kiểm soát lạm phát.
-
Kinh tế Việt Nam
Thống kê Việt Nam sẽ kết nối thế giới bằng dữ liệu đáng tin cậy
11:51' - 10/12/2020
Thống kê ngày càng có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của nhân loại, đặc biệt trong những thời điểm thế giới trải qua nhiều biến động khó lường như hiện nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp diễn ra kỳ họp thứ 10 của Ủy ban hệ thống thống kê cộng đồng ASEAN
11:06' - 05/12/2020
Trong 3 ngày từ 8 - 10/12/2020, Tổng cục Thống kê Việt Nam sẽ phối hợp với Ban Thư ký ASEAN tổ chức Kỳ họp thứ 10 của Ủy ban hệ thống thống kê cộng đồng ASEAN (ACSS 10).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Brazil
09:59'
Thủ tướng đánh giá quan hệ song phương Việt Nam - Brazil, sau nhiều năm thiết lập, đã không ngừng phát triển và hiện đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:36'
Hàng loạt chuyển động kinh tế đáng chú ý đã diễn ra trong tuần đầu tháng 7/2025 như Hòa Phát tiếp nhận tàu hàng lớn nhất, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng Hà Nội – Milan...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva
08:56'
Thủ tướng đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Brazil trong thúc đẩy các chương trình nghị sự toàn cầu, tin tưởng Brazil sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trong các cơ chế đa phương quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38' - 05/07/2025
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36' - 05/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19' - 05/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.