Lạm phát châm ngòi cho làn sóng lao động đòi tăng lương trên toàn cầu
Chỉ riêng tuần vừa qua, đã có hàng loạt cuộc đình công của y tá ở Zimbabwe, tiếp viên và phi công ở Bỉ, công nhân đường sắt ở Anh và nhân viên ngành hàng không ở Mỹ.
Các nhà kinh tế cho rằng cuộc xung đột Nga-Ukraine đã đẩy giá năng lượng, phân bón, ngũ cốc, dầu ăn tăng lên. Đây là nguyên nhân chính khiến lạm phát tăng vọt và có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng trên toàn cầu.
Tổ chức chống nghèo đói Oxfam đang kêu gọi Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), trong hội nghị thượng đỉnh từ ngày 26-28/6 tại Đức, giảm nợ cho các nền kinh tế đang phát triển và đánh thuế các tập đoàn lớn. Các cuộc biểu tình và đình công đã thu hút sự chú ý của các chính phủ, vốn đã đưa ra các biện pháp hỗ trợ như tăng trợ cấp cho các hóa đơn điện nước và cắt giảm thuế nhiên liệu.Thông thường, những biện pháp này không thực sự hiệu quả bởi thị trường năng lượng luôn biến động. Trong khi đó, các ngân hàng trung ương đang cố gắng giảm bớt lạm phát bằng cách tăng lãi suất.
Mặt khác, nhiều người lao động đã lựa chọn cách đình công để gây áp lực buộc giới chủ ngồi vào bàn đàm phán về việc tăng lương để theo kịp đà tăng giá tiêu dùng. Các cuộc biểu tình và đình công đang phản ánh cảm giác mất an toàn tài chính ngày càng tăng. Eddie Dempsey, quan chức cấp cao của Liên đoàn Công nhân đường sắt, hàng hải và vận tải Anh (RMT), đơn vị đã kêu gọi các cuộc đình công khiến dịch vụ đường sắt của Vương quốc Anh bị gián đoạn trong tuần này, cho biết sẽ có nhiều yêu cầu tăng lương trong các lĩnh vực khác.Ông Dempsey nhấn mạnh: “Đã đến lúc nước Anh tăng lương. Tiền lương đã giảm trong 30 năm trong khi lợi nhuận của các công ty đang tăng vọt”.
Tuần trước, hàng nghìn tài xế xe tải ở Hàn Quốc đã chấm dứt cuộc đình công kéo dài 8 ngày gây ra sự chậm trễ trong hoạt động giao hàng khi họ kêu gọi đảm bảo mức lương tối thiểu trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao. Nhiều tháng trước đó, các tài xế xe tải ở Tây Ban Nha đã đình công để phản đối giá nhiên liệu. Lạm phát có tác động đặc biệt nghiêm trọng đối với những người tị nạn và người nghèo ở các khu vực đang xảy ra xung đột như Afghanistan, Yemen, Myanmar và Haiti, nơi giao tranh buộc người dân phải rời bỏ nhà cửa và dựa vào các tổ chức cứu trợ để tồn tại. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo lạm phát trung bình sẽ ở mức khoảng 6% ở các nền kinh tế tiên tiến và gần 9% ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển trong năm nay.Tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ chậm lại, xuống còn 3,6% trong năm nay và năm tới. IMF đang kêu gọi các chính phủ tập trung các gói hỗ trợ cho những người dễ bị tổn thương nhất để tránh gây ra suy thoái kinh tế.
Kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành và ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế trên toàn thế giới, từ sản xuất đến du lịch. Biến đổi khí hậu và hạn hán đang ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở một số quốc gia, khiến các biện pháp cấm xuất khẩu đẩy giá lương thực lên cao hơn nữa. Peter Ceretti, nhà phân tích theo dõi rủi ro an ninh lương thực của công ty tư vấn Eurasia Group, cho biết giá lương thực tăng gây tác động lớn đến các nước thu nhập thấp, những nơi mà 42% thu nhập hộ gia đình được chi tiêu cho thực phẩm./.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Bức tranh lạm phát không đồng nhất trên toàn cầu
05:30' - 26/06/2022
Đối mặt với sự bất bình của dư luận về chi phí sinh hoạt, các nhà hoạch định chính sách muốn chỉ ra rằng giá cả tăng là một hiện tượng toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng GDP của Pháp tiếp tục bị đè nặng vì lạm phát
16:42' - 25/06/2022
Theo báo cáo mới nhất do INSEE công bố, giá tiêu dùng ở Pháp dự kiến sẽ tăng lên 6,8% vào tháng Chín so với cùng kỳ năm ngoái, rồi duy trì ở gần mức đó trong thời gian còn lại của năm nay.
-
Tài chính
Mexico đề xuất kế hoạch chống lạm phát chung với Mỹ
11:21' - 25/06/2022
Theo Tổng thống Mexico, biến động giá cả trên toàn cầu do tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine đã và đang ảnh hưởng đến cả Mexico và Mỹ. Do đó, hai bên cần hợp tác tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này.
-
Tài chính & Ngân hàng
Lạm phát ở Nhật Bản tiếp tục tăng cao hơn mục tiêu của BoJ
09:18' - 24/06/2022
Ngày 24/6, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC) thông báo trong tháng 5/2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản của nước này tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.