Làm sao để xuất khẩu bền vững trong bối cảnh thực thi các FTA?
Nhằm góp phần đưa hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa hướng tới bền vững, chiều 16/8, tại Hà Nội, Báo Công Thương đã tổ chức tọa đàm “Phát triển xuất khẩu bền vững trong bối cảnh thực thi các FTA”.
Ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, 2 năm qua, hoạt động xuất nhập khẩu trên toàn thế giới bị ảnh hưởng lớn bởi dịch COVID-19; trong đó, hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ xuất khẩu theo phương thức truyền thống tổ chức trực tiếp hầu như không thể thực hiện được.
Chính trong giai đoạn khó khăn đó, Cục Xúc tiến thương mại đã chủ động ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại. Qua đó, đã hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp thích nghi dần và triển khai thác các lợi thế của xúc tiến thương mại trên môi trường số.
Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường xuất nhập khẩu phát huy một cách hiệu quả, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với hệ thống cơ quan Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài thời gian qua tổ chức chuỗi trên 60 phiên tư vấn thị trường cho doanh nghiệp.
Cục còn tập trung ưu tiên hỗ trợ, tư vấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, coi đây như một giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng xuất khẩu. Là một trong những mặt hàng xuất khẩu duy trì được kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn thị trường khó khăn, ông Vương Đức Anh - Chánh Văn phòng Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho hay, xuất siêu được thiết lập trong nhiều năm và xuất khẩu được đánh giá là một trong những điểm sáng ấn tượng của nền kinh tế trong nhiều năm qua. Theo báo cáo của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong năm 2020 khi đại dịch COVID-19 xảy ra, Việt Nam đã vượt Bangladesh trở thành quốc gia xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 2 trên thế giới chỉ sau Trung Quốc.Việt Nam đã tận dụng được cơ hội để chuyển qua làm những mặt hàng khẩu trang, đồ bảo hộ y tế cá nhân, cùng với các mặt hàng may mặc. Thêm vào đó, năm 2020 Việt Nam kiểm soát dịch rất tốt nên việc xuất khẩu của chúng ta thời điểm đó vẫn duy trì.
Đến năm 2021, khi các quốc gia tiêu thụ dệt may lớn như Mỹ, EU bao phủ được vaccine nhu cầu trở lại rất nhanh. Tổng cầu nhập khẩu của năm 2021 lên đến hơn 300 tỷ USD, tăng so với cả năm 2020 đến khoảng 12%. Cùng với đó, xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam cũng có sự cải thiện với kim ngạch xuất khẩu đạt 40 tỷ USD. Đặc biệt, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) trong năm 2021 cũng đạt được lợi nhuận cao nhất trong lịch sử 26 năm hình thành với gần 1.500 tỷ đồng lợi nhuận. Đây là một con số rất là ấn tượng. Riêng 6 tháng đầu năm nay, thị trường vẫn có nhu cầu, lợi nhuận Tập đoàn đạt 981 tỷ đồng và vượt kế hoạch 3%; doanh thu xuất khẩu đạt hơn 10.000 tỷ đồng và tăng gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo ông Vương Đức Anh, mặc dù các con số xuất khẩu đều tăng nhưng dệt may Việt Nam đều chưa tận dụng được các FTA vì chưa tuân thủ được các quy tắc xuất xứ, trong khi các nguyên liệu vẫn chưa tự chủ được. Vinatex cũng xác định chiến lược 2025 và tầm nhìn đến 2030 sẽ hướng đến trở thành một điểm cung ứng trọn gói về các giải pháp cho doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Mục tiêu từ nay đến năm 2025, Vinatex trở thành điểm cung ứng trọn gói từ sợi, từ vải, cho đến các sản phẩm may mặc cuối cùng cho dòng dệt kim phổ thông, các sản phẩm hướng tới là sản phẩm xanh, phù hợp với yêu cầu của các nhà bán lẻ lớn. Chia sẻ về việc tự chủ đối với nguồn nguyên liệu của ngành da giày, bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký - Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam nhấn mạnh, trong khoảng từ 10-15 năm trở lại đây, việc phát triển nguồn nguyên phụ liệu khá tích cực. Đặc biệt, các yêu cầu về xuất xứ, đảm bảo tỷ lệ % nội địa hoá từ các FTA cũng là động lực cho doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu đầu tư vào Việt Nam và ngay các doanh nghiệp trong nước cũng đã đầu tư mở rộng sản xuất. Nếu như trước đây tỷ lệ nội địa ngành da giày của Việt Nam chỉ tầm 40-45%, đến nay đã tăng lên 55%. Riêng giày thể thao, Việt Nam đã chủ động được từ 70-80% nguyên phụ liệu trong nước và các thành phần sản xuất chính của giày đã được sản xuất tại Việt Nam. Có thể thấy rằng, hiện nay tỷ lệ nội địa hoá của ngành da giày ở mức 55% là khá được cải thiện. Ngành da giày đặt mục tiêu thời gian tới nâng dần lên từ 70-80% cho chung nguyên phụ liệu của toàn ngành. Tuy nhiên, khó khăn vẫn chủ yếu về đầu tư, sản xuất nguyên phụ liệu, như mặt hàng da thuộc hàng năm phải nhập hàng tỷ USD do mặt hàng này bị các quy định ngặt nghèo liên quan đến môi trường như ngành dệt may liên quan đến mặt hàng dệt nhuộm. Đây cũng chính là hạn chế để ngành da giày tăng tỷ lệ nội địa hoá trong thời gian tới.Chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương nhận định: Việt Nam là một trong những nước tích cực nhất nhì trong ASEAN, về ký kết các FTA, chỉ sau Singapore.
Hiện tại, Việt Nam tham gia 15 các FTA; trong đó, có nhiều FTA đạt chất lượng cao bao trùm nhiều nền kinh tế lớn của thế giới. Ở chiều ngược lại, các FTA này cũng đặt ra những thách thức cho doanh nghiệp cả trên sân nhà và trên thế giới. Ngoài ra, các FTA đặt ra nhiều tiêu chuẩn cao về hàng rào kỹ thuật cho các doanh nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng được các tiêu chuẩn cao của các thị trường đó mới có thể tham gia các sân chơi này. Để thúc đẩy xuất khẩu phát triển theo hướng bền vững, ông Lê Quốc Phương cho rằng, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, đảm bảo thực thi để xuất khẩu chuyển mạnh tăng về chất lượng, giá trị gia tăng, tăng được tỉ lệ nội địa hoá, công nghệ cao hơn. Thêm nữa, cần tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp để vươn lên ngang bằng với các doanh nghiệp FDI trong nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, vẫn còn nhiều chính sách, giải pháp khác như để đẩy mạnh xuất khẩu phải tận dụng tốt các FTA. Mặt khác, cải cách hành chính, giảm chi phí thời gian cho doanh nghiệp để tập trung vào sản xuất kinh doanh… Đưa ra lời khuyên cho doanh nghiệp để triển khai và tận dụng hiệu quả các giải pháp xúc tiến thương mại, hướng tới xuất khẩu bền vững, theo ông Lê Hoàng Tài, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, Cục Xúc tiến thương mại thường xuyên phối hợp với cơ quan chức năng hướng dẫn, định hướng, hỗ trợ các hiệp hội ngành hàng, và doanh nghiệp triển khai xúc tiến thương mại đúng quy định, tối ưu hiệu quả, tiết giảm chi phí. Ở góc độ doanh nghiệp, để triển khai và tận dụng hiệu quả doanh nghiệp cần nâng cao tính chủ động trong tìm hiểu thông tin, cơ chế chính sách, nghiên cứu thị trường, thẩm định đối tác hoặc phối hợp với các tổ chức xúc tiến thương mại để xây dựng kế hoạch và tham gia triển khai. Đồng thời, nâng cao và kiểm soát chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh đáp ứng các quy định của thị trường nhập khẩu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và các hàng rào phi thuế quan. Ông Lê Hoàng Tài cho rằng, doanh nghiệp cần chuẩn bị kế hoạch xuất khẩu cho từng mặt hàng, từng thị trường mục tiêu, chủ động liên kết giữa doanh nghiệp – doanh nghiệp nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong việc đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu. Đặc biệt chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, không chỉ nhân lực trong lĩnh vực sản xuất mà còn nhân lực trong lĩnh vực thương mại để xuất khẩu bền vững và hiệu quả hơn./.- Từ khóa :
- Fta
- xuất nhập khẩu
- hàng hó xuất khẩu
Tin liên quan
-
DN cần biết
Tận dụng Hiệp định EVFTA xây dựng thương hiệu ngành hàng
14:45' - 08/08/2022
EVFTA đã tạo xung lực tốt cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, trong 2 năm qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU cũng đạt khoảng 83 tỷ USD với mức tăng trưởng xấp xỉ 15%.
-
DN cần biết
Việt Nam, Israel đạt được tiến bộ trong đàm phán FTA
10:28' - 06/08/2022
Phiên đàm phán thứ 11 thuộc khuôn khổ đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Israel (VIFTA) đã diễn ra từ ngày 1 - 5/8 tại Israel.
-
Kinh tế Việt Nam
Thực thi EVFTA: Xóa nhòa những khoảng cách
08:35' - 03/08/2022
Sau 10 năm thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, Việt Nam sẽ xóa bỏ 98,3% số dòng thuế xuất nhập khẩu.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Tết sớm trên những cung đường truyền tải điện
10:46'
Theo thông lệ hàng năm, lãnh đạo EVNNPT lại lựa chọn những cung đoạn có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống điện để thăm hỏi, động viên và tổ chức đón Tết sớm trên công trường cho người lao động.
-
Doanh nghiệp
Cần Thơ tạo điều kiện để doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư, phát triển các dự án
08:58'
Chính quyền thành phố Cần Thơ luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Nhật Bản nghiên cứu, đầu tư, phát triển các dự án trên địa bàn thành phố.
-
Doanh nghiệp
Người dùng Mỹ phản ứng trái chiều với sự trở lại của TikTok
14:05' - 20/01/2025
Sau chưa đầy 24 giờ bị chặn tại Mỹ, TikTok đã hoạt động trở lại vào ngày 19/1, sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ khôi phục quyền truy cập vào ứng dụng này.
-
Doanh nghiệp
Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo y khoa giữa Việt Nam và Anh
13:11' - 20/01/2025
Viện Nghiên cứu Tâm Anh (TAMRI) thuộc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh công bố Biên bản hợp tác (MOU) về trao đổi nghiên cứu khoa học và đào tạo y khoa với Đại học Oxford, Vương quốc Anh.
-
Doanh nghiệp
Để dòng điện luôn sáng mãi
08:12' - 19/01/2025
Những ngày giáp Tết Nguyên đán, trên mọi nẻo đường của đất nước, từ các trạm biến áp đến các cung đoạn đường dây, không khí thi đua hăng say lao động vẫn đong đầy như khoảng thời gian cách đây 1 năm.
-
Doanh nghiệp
Thái Bình đứng thứ 12 cả nước về thu hút vốn FDI
21:06' - 18/01/2025
Năm 2024 thu hút vốn đầu tư của tỉnh đạt trên 38.000 tỷ đồng; trong đó, có 154 dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh với tổng vốn đăng ký 26.500 tỷ đồng, tăng 26,2% so với năm 2023.
-
Doanh nghiệp
EXPO 2025: Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam kết nối với thế giới
20:25' - 18/01/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, tại thành phố Himeji, tỉnh Hyogo, đoàn Việt Nam đã tham dự Hội nghị quốc tế các bên tham gia Triển lãm Thế giới EXPO 2025 (IPM EXPO 2025) diễn ra vào ngày 16/1.
-
Doanh nghiệp
Đóng điện Đường dây 220kV Hải Dương – Phố Nối
19:00' - 18/01/2025
Đây là công trình được Đảng ủy EVNNPT chọn là công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ EVNNPT lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
-
Doanh nghiệp
Giờ G sắp điểm với TikTok
16:30' - 18/01/2025
Tòa án Tối cao Mỹ đã giữ nguyên luật do Tổng thống Joe Biden và Quốc hội ủng hộ, yêu cầu ByteDance – công ty mẹ của TikTok – phải bán lại hoạt động tại Mỹ hoặc ngừng hoạt động ở nước này từ ngày 19/1.