Lạm thu đầu năm học: Không để “đến hẹn lại lên”
Trên thực tế, bước vào năm học mới chỉ vài tuần, trên các diễn đàn, mạng xã hội, phụ huynh vẫn còn nhiều băn khoăn về những khoản đóng góp gắn mác “tự nguyện” trong một số nhà trường. Ngày 30/8, nhiều phụ huynh có con học tại Trường Trung học Phổ thông Lê Chân (Hải Phòng) phản ánh việc nhà trường vận động cha mẹ học sinh đóng góp xây trạm biến áp khoảng 1 tỷ đồng phục vụ trực tiếp cho giáo viên, học sinh. Ngay sau đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã thành lập tổ công tác xác minh và kết quả cho thấy, quá trình triển khai có một số sai phạm như: tiếp nhận tài trợ trước khi Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt kế hoạch tài trợ, có dấu hiệu “cào bằng” trong việc vận động xã hội hóa, nhận tiền của phụ huynh khối 10 vào thời gian thực hiện thủ tục tuyển sinh đầu cấp. Do vậy, ngoài việc yêu cầu Trường Trung học Phổ thông Lê Chân trả lại số tiền đã huy động được, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng còn yêu cầu nhà trường tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân về sai phạm trong việc này. Hay như tại Hà Tĩnh, Trường Tiểu học Kỳ Trinh (thị xã Kỳ Anh) vận động phụ huynh đóng góp mua 71 bộ bàn, ghế, 3 bảng. Tại buổi họp phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm phổ biến mỗi em học lớp 1 phải đóng 973.000 đồng để mua bàn ghế, bảng, rèm cửa. Việc thu cào bằng khiến một số phụ huynh không đồng tình và cho rằng, con em học trường công, đáng ra những cơ sở vật chất thiết yếu như bàn ghế, bảng phải có trước, không thể áp đặt bắt học sinh phải đóng góp để mua sắm. Lãnh đạo UBND thị xã Kỳ Anh đã phê bình và yêu cầu Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Kỳ Trinh rút kinh nghiệm trong việc huy động xã hội hóa, đóng nộp đầu năm học chưa tạo được đồng thuận, gây bức xúc cho phụ huynh. Ngoài những khoản thu do nhà trường vận động, những khoản thu do Ban đại diện cha mẹ học sinh kêu gọi đóng góp cũng khiến phụ huynh không khỏi “đau đầu”. Tại nhiều trường học ở Hà Nội, ghi nhận từ phụ huynh cho thấy, mỗi năm đều phải đóng góp từ 1-1,5 triệu đồng/kỳ, tức từ 2-3 triệu đồng/năm học vào Quỹ phụ huynh để chi cho các hoạt động chung của lớp. Ngoài ra, phụ huynh còn phải đóng góp thêm Quỹ phụ huynh trường từ 100.000-300.000 đồng/năm học. Những Quỹ này được chi cho các hoạt động của học sinh như: tổ chức sinh nhật, tặng quà Trung Thu, liên hoan, khen thưởng học sinh; tặng hoa, quà tri ân các thầy cô giáo dịp lễ, Tết; sửa sang, trang trí lớp học… Đây là khoản thu không hề nhỏ với những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn. Tuy nhiên trong các cuộc họp đầu năm học, gần như không có phụ huynh nào lên tiếng phản đối bởi dẫu sao, quỹ này chủ yếu là phục vụ học sinh và chăm lo cho những thầy cô giáo giảng dạy con em mình. Việc thu quỹ theo kiểu “đổ đồng” nên tất cả phụ huynh đều “tự nguyện” đóng góp. Cùng với đó là vô số các khoản thu khác vào dịp đầu năm như: Quỹ Đoàn, Đội; Quỹ Hội chữ thập đỏ; Sổ liên lạc điện tử; tiền mua báo Đội… Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Tất Dong, nguyên Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nhận định, phụ huynh hiện đang phải gánh quá nhiều khoản phí, trong đó có sách giáo khoa giá cao, xây dựng trường lớp, mua điều hòa, máy chiếu, ăn bán trú, đồng phục… Cộng tất cả lại sẽ là khoản lớn. Với mức lương của cán bộ, công nhân, viên chức chỉ 5-6 triệu đồng, số tiền phải đóng đầu năm học sẽ là gánh nặng cho các gia đình. Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam cho rằng: Để không xảy ra lạm thu, đầu tiên, phụ huynh cần nắm rõ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo về những khoản tiền nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép thu. Phụ huynh dứt khoát từ chối nộp những khoản tiền không đúng quy định. Trường hợp giáo viên chủ nhiệm hay nhà trường làm sai, phụ huynh thông báo cho hiệu trưởng hoặc gọi đến Đường dây nóng của Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo để tổ chức thanh tra, xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, việc giám sát, quy định rõ ràng của Ban Giám hiệu nhà trường là rất quan trọng để tránh phát sinh các khoản lạm thu. Việc xã hội hóa nhằm mục đích cải thiện chất lượng dạy và học, tạo điều kiện cho học sinh có điều kiện học tập tốt hơn cũng như huy động nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục. Tuy nhiên, thực trạng lạm thu, chi sai các khoản thu tự nguyện và thu theo kiểu “cào bằng” khiến các gia đình khó khăn càng thêm gánh nặng. Do vậy, ngành Giáo dục và Đào tạo cần chỉ đạo mạnh mẽ hơn, kiên quyết xử lý nghiêm khắc nếu có sai phạm lạm thu. Cùng với đó, việc chống lạm thu trong trường học cần quyết liệt và bắt đầu từ lãnh đạo mỗi nhà trường. Nếu Hiệu trưởng không cố ý “lách luật”, im lặng và sát sao hơn trong giám sát…, câu chuyện lạm thu sẽ không còn là vấn đề “nóng” trong các nhà trường mỗi khi bắt đầu năm học mới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Tưng bừng lễ khai giảng năm học mới 2022-2023 tại Hà Nội
07:49' - 05/09/2022
Hòa chung không khí Ngày hội toàn dân đưa trẻ tới trường, sáng 5/9/2022, các trường học trên địa bàn Thủ đô tưng bừng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2022 - 2023.
-
Kinh tế tổng hợp
Loạn tình trạng “lạm thu” đầu năm học mới
17:12' - 04/11/2021
Trước các khoản thu không nằm trong quy định khiến nhiều phụ huynh bức xúc, UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo tiến hành thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh ngay tình trạng “lạm thu” đầu năm học mới.
-
Kinh tế tổng hợp
Năm học 2020-2021: Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xử lý nghiêm tình trạng lạm thu
13:55' - 28/08/2020
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chấn chỉnh việc thực hiện các khoản thu đầu năm học 2020-2021 và đảm bảo các điều kiện cho chương trình giáo dục phổ thông mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Không yêu cầu nộp căn cước, giấy phép kinh doanh khi cập nhật thông tin theo mô hình chính quyền 2 cấp
20:02' - 14/07/2025
Cơ quan thuế không yêu cầu doanh nghiệp, hộ kinh doanh nộp căn cước công dân hay giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế để cập nhật theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Tài chính
Các quỹ đầu tư quốc gia xoay trục chiến lược trong thời kỳ bất định
15:25' - 14/07/2025
Các quỹ đầu tư quốc gia trên thế giới đang chuyển hướng sang quản lý quỹ chủ động và đầu tư vào Trung Quốc, trong khi các ngân hàng trung ương đang đa dạng hóa dự trữ để ứng phó với biến động.
-
Tài chính
Mỹ: Cú hích tài khóa từ chính sách thương mại cứng rắn
06:46' - 14/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố nguồn thu từ thuế hải quan trong tháng 6 đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay, tăng gấp 4 lần so với năm trước, lên tới 27,2 tỷ USD.
-
Tài chính
Ngành thuế đảm bảo thông suốt dịch vụ công trực tuyến
19:24' - 13/07/2025
Cục Thuế cho biết hệ thống thuế điện tử của cơ quan thuế sau sắp xếp đã hoạt động ổn định để phục vụ người dân, doanh nghiệp, không xảy ra sự xáo trộn.
-
Tài chính
Bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023
07:15' - 12/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 223/2025/QH15 bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023.
-
Tài chính
Thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư
21:35' - 11/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1511/QĐ-TTg ngày 11/7/2025 về việc thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư.
-
Tài chính
TP. Hồ Chí Minh công bố danh sách 100 doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm
14:25' - 11/07/2025
Ngày 11/7, Bảo hiểm xã hội Khu vực XXVII (TP. Hồ Chí Minh) công bố danh sách 100 doanh nghiệp trên địa bàn chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế kéo dài từ 6 tháng trở lên với số tiền lớn.
-
Tài chính
Bitcoin tiếp tục đà tăng tốc
12:49' - 11/07/2025
Giá bitcoin đã vọt lên mức cao kỷ lục mới, phá vỡ mốc 113.000 USD trong phiên ngày 10/7, trong bối cảnh làn sóng lạc quan lan rộng trên các thị trường tài sản rủi ro.
-
Tài chính
Các nhà đầu tư Nhật Bản đẩy hoạt động M&A lên mức cao kỷ lục
08:39' - 11/07/2025
Tổng giá trị các thương vụ của Nhật Bản, bao gồm cả giao dịch trong nước và quốc tế, đã tăng hơn gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước, lên 214,8 tỷ USD – mức cao nhất cho nửa năm.