Lần đầu tiên có thiết bị chuyển sóng não của người bại liệt thành lời nói
Thông tin này vừa được công bố trên tạp chí Y học New England ngày 15/7.
Thiết bị này đươc phát triển trong quá trình các nhà nghiên cứu thuộc Đại học California San Francisco (UCSF) khởi động một nghiên cứu mới tên tên gọi Giao diện máy tính-não bộ khôi phục chức năng cánh tay và giọng nói và đối tượng tham gia nghiên cứu được giới thiệu là BRAVO1 là một người đàn ông 36 tuổi. Người này đã bị đột quỵ vào năm 20 tuổi, dẫn tới biến chứng mất khả năng nói.
Kể từ sau khi bị đột quỵ, BRAVO1 đã gặp khó khăn trong cử động đầu, cổ và chân tay và giao tiếp được thực hiện thông qua thiết bị nối giữa thiết chụp đầu, thiết bị kẹp đầu ngón tay và màn hình vi tính.
Các nhà nghiên cứu đã làm việc với BRAVO1 để phát triển kho từ vựng 50 từ với những từ ngữ thiết yếu cho cuộc sống hằng ngày của anh ấy như "nước", "gia đình" và "tốt". Sau đó, BRAVO1 được phẫu thuật cấy 1 điện cực mật độ cao lên vỏ não vận động lời nói của anh ấy.
Trong vài tháng tiếp theo, nhóm đã ghi lại hoạt động thần kinh của BRAVO1 khi anh đã cố gắng nói 50 từ và sử dụng trí thông minh nhân tạo để phân biệt các mẫu câu trong dữ liệu và liên kết chúng với các từ.
Để kiểm tra thiết bị hoạt động, các nhà nghiên cứu đưa cho BRAVO1 những cấu trúc câu được xây dựng từ bộ từ vựng và ghi lại kết quả trên màn hình. Các nhà nghiên cứu sau đó gợi ý những câu hỏi để nhận được hồi đáp từ anh ấy như "Hôm nay anh thế nào?" và "Anh có muốn uống chút nước không?" mà anh ấy có thể trả lời bằng những câu trả lời như "Tôi rất tốt", và "Không, tôi không khát".
Hệ thống giải mã đạt 18 từ/phút với độ chính xác trung bình lên tới 75%. Chính chức năng "tự động sửa" của thiết bị đã góp phần và thành công của hệ thống giải mã này.
Nhà thần kinh học Edward Chang, đồng tác giả nghiên cứu, đánh giá đây là minh chứng thành công đầu tiên về sự giải mã trực tiếp hoạt động não của một người bị liệt và không thể nói, thành câu hoàn chỉnh. Đây là bước tiến đột phá về kỹ thuật thần kinh và cho thấy công nghệ tiến bộ, như điện cực thiết diện nhỏ có thể giúp cải thiện độ chính xác hơn nữa./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Canh tác nhà kính công nghệ cao "lên ngôi"
15:52' - 15/07/2021
Sự gián đoạn về nguồn cung thực phẩm gây ra bởi đại dịch COVID-19 vào năm 2020 đã thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở canh tác trong nhà kính công nghệ cao.
-
Công nghệ
Trung Quốc ứng dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để kiểm soát dịch COVID-19
08:14' - 14/07/2021
Giới chức thành phố Thủy Lệ, thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã áp dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt nhằm ngăn chặn chuỗi lây lan của đại dịch COVID-19.
-
Đời sống
Bệnh nhân COVID-19 “thoát cửa tử” nhờ áp dụng nhiều kỹ thuật cao
18:02' - 28/06/2021
Chiều 28/6, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, nhờ áp dụng các kỹ thuật cao để điều trị, bệnh nhân COVID-19 (47 tuổi, ở Mão Điền, Bắc Ninh) đã "thoát cửa tử" trở về với gia đình.
-
Công nghệ
"Mắt thần" Hubble gặp sự cố kỹ thuật
14:46' - 19/06/2021
Ngày 18/6, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo kính viễn vọng không gian Hubble, "mắt thần" của Trái Đất trong vũ trụ suốt hơn 30 năm qua, đã gặp sự cố kỹ thuật và ngừng hoạt động.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Khử mặn nước biển để cứu nông nghiệp giữa hạn hán lịch sử
15:56'
Giữa vùng đất khô hạn Chtouka của Maroc, những cánh đồng cà chua bi vẫn xanh tươi nhờ một nguồn nước duy nhất nước biển đã qua khử mặn.
-
Công nghệ
Microsoft cắt giảm hơn 9.000 nhân viên để đẩy mạnh AI
09:45'
Ngày 2/7, Microsoft - Tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ - thông báo cắt giảm khoảng 9.100 nhân viên, đánh dấu đợt cắt giảm lao động lớn nhất của công ty kể từ năm 2023.
-
Công nghệ
Long An: Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực số hóa
07:30'
Thông qua việc ứng dụng công nghệ số (blockchain, mã QR) trong truy xuất nguồn gốc nông sản, Long An hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp, quảng báo sản phẩm OCOP.
-
Công nghệ
Indonesia tăng cường năng lực về AI và không gian mạng
15:34' - 02/07/2025
Indonesia sẽ thành lập Lực lượng đặc nhiệm trí tuệ nhân tạo (AI) và Không gian mạng quốc gia nhằm tăng cường khả năng kỹ thuật số quốc gia và bảo vệ quyền con người.
-
Công nghệ
Nữ kỹ sư và hành trình số hóa hệ thống cấp nước
13:30' - 02/07/2025
Chia sẻ về định hướng sắp tới, kỹ sư Nhã Thi cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu các công nghệ mới để hỗ trợ vận hành mạng cấp nước thông minh hơn, dựa trên nhu cầu thực tế của người dân.
-
Công nghệ
Spotify sẽ cho phép người dùng cá nhân hóa danh sách phát nhạc
07:30' - 02/07/2025
Spotify đã định hình lại cách mọi người nghe nhạc trong một thế giới đa âm sắc, mang lại những cảm xúc và trải nghiệm chưa từng có.
-
Công nghệ
Google tham gia lĩnh vực điện nhiệt hạch
13:30' - 01/07/2025
Google đã công bố kế hoạch mua 200 megawatt điện nhiệt hạch sạch từ nhà máy điện nhiệt hạch quy mô lưới điện đầu tiên trên thế giới, được gọi là ARC, có trụ sở tại Chesterfield, Virginia (Mỹ).
-
Công nghệ
Cuộc đua không đích đến của Netflix
07:30' - 01/07/2025
Công ty truyền phát trực tuyến Netflix đang phát triển công nghệ có thể giúp cá nhân hóa không chỉ các đề xuất người dùng thấy trên dịch vụ mà còn cả những video.
-
Công nghệ
Trợ lý ảo cán bộ công chức- Giải pháp tra cứu thẩm quyền tức thì cho chính quyền 2 cấp
19:35' - 30/06/2025
Trợ lý ảo cán bộ công chức hỗ trợ giải đáp thắc mắc về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền 2 cấp.