Lần đầu tiên Nghệ An gặp mặt 1.034 lãnh đạo chủ chốt 480 xã, phường, thị trấn
Chủ trì buổi gặp mặt là các đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Nguyễn Xuân Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Xuân Đường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Thông, Phó Bí thư Tỉnh ủy.
Tham dự còn có lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh; đặc biệt là sự tham dự của 1.034 đồng chí là lãnh đạo chủ chốt của 480 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh.
Mục đích của cuộc gặp mặt là để lãnh đạo tỉnh lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương; đồng thời trao đổi về vai trò, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương trong phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và nhiều vấn đề khác đang nảy sinh từ thực tiễn cơ sở.
Tại cuộc gặp mặt, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về các giải pháp xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh, các mô hình mới, cách làm hiệu quả trong xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội…
Cả trên diễn đàn và ngoài hành lang cuộc gặp mặt, nhiều ý kiến tâm huyết, trăn trở của các đại biểu đã được ghi nhận.
Xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc, Nghệ An là xã thuần nông, xuất phát điểm thấp, có 2.240 hộ với trên 9.000 nhân khẩu (trong đó đồng bào theo đạo công giáo chiếm trên 60%).
Ông Lê Viết Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Nghi Vạn nêu một số thực tế ở cấp xã, đó là một số chức danh bố trí quá nhiều người như địa chính, văn phòng ủy ban, văn hóa, chính sách; Văn phòng Đảng ủy công việc thường ngày nhiều nhưng chỉ được bố trí cán bộ bán chuyên trách.
Vì vậy, để phát huy hiệu quả trong công việc, ông Lê Viết Tuấn đề nghị UBND tỉnh giao số lượng biên chế và định hướng các nhóm chức danh còn cụ thể bố trí thế nào thì để cho địa phương đề xuất để phù hợp với điều kiện thực tế; đề nghị bố trí chức danh văn phòng Đảng ủy vào công chức để đảm bảo quyền lợi cho cán bộ hoặc nhập Văn phòng Đảng ủy với Văn phòng UBND xã theo tinh thần Nghị quyết TW6 khóa XII.
Mặt khác, trong quá trình tuyển dụng công chức nhiều cán bộ là người ở các huyện khác, cách xa nơi làm việc hàng trăm km nên việc đi lại khó khăn, vất vả, phải thuê nhà trọ để ở trong lúc đó phụ cấp quá thấp không đủ để chi tiêu.
Đối với công chức địa chính là người ngoài xã không am hiểu tình hình địa phương khi về nhận việc mất khoảng 2 năm để làm quen với địa bàn, mà một nhiệm kỳ 5 năm thì phải luân chuyển đi xã khác nên rất khó khăn trong công tác quản lý đất đai.
Ông Tuấn đề nghị khi tuyển dụng công chức nên ưu tiên tốt nhất là người địa phương trong xã hoặc trong huyện, không nên tuyển dụng người ở quá xa, khó khăn cho cả bản thân cán bộ và điều hành công việc của chính quyền, nhất là công chức địa chính.
Mặt khác, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ngày càng khó khăn trong lúc đó cán bộ phụ trách tôn giáo ở xã chủ yếu là kiêm nhiệm, trình độ, năng lực hạn chế, vì vậy đề nghị tỉnh quy định với những xã có trên 50% giáo dân cho bố trí một cán bộ chuyên trách tôn giáo, không bố trí kiêm nhiệm.
Ông Lương Trí Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Châu Nga, huyện Quỳ Châu nêu lên một thực tế là hiện nay các nghị quyết, chủ trương, văn bản của Đảng có rất nhiều, nhưng việc thực thi, triển khai ở cơ sở hiệu quả có lúc chưa cao; việc đưa nghị quyết của đảng vào cuộc sống gặp nhiều khó khăn.
Châu Nga là xã miền núi, xuất phát điểm thấp, việc xây dựng nông thôn mới gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, khó đạt các danh hiệu bản nông thôn mới, xã nông thôn mới.
Tuy nhiên, xác định làm được nông thôn mới là làm được nhiều việc, tác động đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, vì vậy xã tập trung triển khai theo cách chọn một bản để xây dựng và chọn việc để làm trước.
Ở xã Châu Nga thường xuyên có các cháu học xong THCS không đăng ký học lên THPT do gia đình các cháu khó khăn, muốn các cháu làm việc giúp gia đình, một số cháu gái theo bạn bè, mời gọi đi làm ăn xa không rõ địa chỉ…
Thực tế này, Đảng ủy xã ban hành kế hoạch chống học sinh bỏ học giữa chừng, giao nhiệm vụ cho UBND, Hội Khuyến học, Trung tâm học tập cộng đồng, thành lập ban vận động học sinh bỏ học trở lại trường; UBND xã tổ chức hội nghị bàn về chống học sinh bỏ học, mời cả phụ huynh của các cháu không đăng ký học lên THPT tham dự.
Với nhiều giải pháp đến nay các phụ huynh hiểu rõ hơn chủ trương của nhà nước, đăng ký cho con tiếp tục đi học THPT, học bổ túc, học nghề.
Hay như ở xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An, ông Nguyễn Văn Dũng Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã nêu lên một số kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương, đó là cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc phải thường xuyên quan tâm, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” làm cho nhân dân hiểu mình chính là chủ thể, là người thực hiện và thụ hưởng thành quả từ chương trình xây dựng nông thôn mới.
Mặt khác, phải có sự đoàn kết, thống nhất cao của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận; mỗi ban ngành, đoàn thể từ xã đến xóm đều phải cụ thể hóa nghị quyết, kế hoạch của cấp ủy, chính quyền, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt.
Xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương là xã duy nhất của tỉnh Nghệ An chưa có đường giao thông vào trung tâm xã. Ông Lô Văn Tùng, Bí thư Đảng ủy xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương đề nghị tỉnh và Trung ương quan tâm đầu tư hỗ trợ xây dựng tuyến đường vào trung tâm xã.
Mặt khác, Hữu Khuông là xã bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dự án thủy điện Bản Vẽ, cuộc sống người dân đang nhiều khó khăn, khổ cực, hầu hết các tuyến đường hiện nay đều là đường đất do xã và huyện tự làm, dễ bị sạt lở, nguy hiểm trong khi đi lại, nhất là vào mùa mưa bão, chính vì vậy đề nghị tỉnh giành cho xã một khoản kinh phí thu từ thủy điện để xây dựng các công trình hạ tầng của xã và các bản…
Tại cuộc gặp mặt, Đồng chí Nguyễn Đắc Vinh khẳng định, trong thời gian qua mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Tỉnh Nghệ An đã tập trung khai thác, phát huy được tiềm năng, lợi thế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức canh tranh.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đắc Vinh cũng cho rằng những thành tích của tỉnh đạt được là nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò không nhỏ của các cấp ủy, chính quyền cơ sở, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu ở cơ sở.
Những thành quả đạt được của tỉnh trong những năm qua là rất quan trọng nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và chưa thực sự bền vững; chênh lệch giữa vùng đồng bằng, đô thị và miền núi còn lớn…
Tại cuộc gặp mặt, lãnh đạo tỉnh Nghệ An nêu lên một thực tế, đó là hàng ngày, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các xã, phường, thị trấn phải giải quyết rất nhiều việc cụ thể, trong đó có cả những vấn đề phức tạp, khó khăn đòi hỏi phải giữ nguyên tắc, nghiên cứu kỹ, giải quyết đúng pháp luật, nhưng cũng phải hợp lý, hợp tình.
Đặt ra câu hỏi là vì sao nhiều người dân nhờ luật sư viết được những văn bản kiến nghị, khiếu nại, tố cáo rất chặt chẽ mà ở các xã, phường, thị trấn lại không phát huy được các cán bộ trong hệ thống, dựa vào nhân sỹ, trí thức, quần chúng nhân dân để giải quyết.
Mặt khác tại một số địa phương trong tỉnh đang nổi lên 2 vấn đề lớn là quản lý đất đai và lạm thu các loại đóng góp của người dân. Cũng ở cơ sở, tại sao đội ngũ cán bộ, đảng viên rất đông đảo, nhưng ở một số nơi khi có vấn đề nổi cộm thì vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa rõ (nhất là các đoàn thể).
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An cũng dẫn chứng khi đi tiếp xúc cử tri thường nhận được rất nhiều ý kiến phản ánh của cư tri liên quan đến các vấn đề ở cơ sở, trong đó nhiều vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã, nhưng chưa được quan tâm giải quyết kịp thời. Điều này đặt ra câu hỏi tại sao? do cán bộ cấp xã không đủ năng lực hay không quan tâm giải quyết?
Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đắc Vinh cho rằng thực tế trên đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền và mọi người dân trong tỉnh cần phát huy hơn nữa sức mạnh đoàn kết, tinh thần cách mạng tiến công, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới.
Cụ thể, trong việc quản lý đất đai, lãnh đạo tỉnh Nghệ An đề nghị người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương làm đúng theo pháp luật, tránh tình trạng để xảy ra vi phạm đến mức phải kỷ luật, thậm chí bị truy tố, xét xử như đã từng xảy ra tại một số xã trên địa bàn tỉnh.
Với tình trạng lạm thu các khoản đóng góp của người dân, lãnh đạo tỉnh Nghệ An đề nghị người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương cần thực hiện đúng theo Nghị quyết của HĐND tỉnh và các quy định của UBND tỉnh; công khai, minh bạch trong thu chi; tránh việc thu phí các hộ neo đơn, không có khả năng lao động, không có thu nhập, những gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn và không nên cào bằng trong huy động mà nên bàn bạc, tranh thủ ý kiến của nhân dân, tạo sự đồng thuận trong nhân dân để đưa ra những quyết sách chính xác, đúng đắn nhất và phải đúng pháp luật.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đắc Vinh khẳng định, tỉnh Nghệ An sẽ quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp để khắc phục tối đa những hạn chế trong phát triển; thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; tiếp tục cải cách hành chính mà trọng tâm là đơn giản hóa thủ tục hành chính; triển khai nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 18 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng đảng và hoạt động của hệ thống chính trị...
Tỉnh Nghệ An cũng sẽ đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết 26 của Bộ chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020”, kết quả giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015 – 2020.
Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, trong thời gian tới nhiệm vụ của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các xã, phường, thị trấn cũng như của tỉnh là rất nặng nề; đề nghị cấp ủy đảng, chính quyền và cá nhân người đứng đầu phải tạo quyết tâm cao mới thực hiện được thắng lợi mục tiêu mà các nghị quyết đại hội đảng các cấp đã đề ra./.
Xem thêm:
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đắk Nông xử lý kỷ luật cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo một số sở, huyện
20:25' - 18/05/2018
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Nông đã phát đi thông cáo báo chí, nội dung trọng tâm về việc đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật đối với cán bộ lãnh đạo một số sở, ngành, bí thư, chủ tịch một số huyện.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Nội vụ tổ chức kỳ thi tuyển chọn chức danh lãnh đạo năm 2018
11:13' - 15/05/2018
Ngày 15/5, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức Lễ khai mạc kỳ thi tuyển chọn chức danh lãnh đạo năm 2018.
-
Kinh tế & Xã hội
Nghệ An: Thông tin chính thức vụ người nhà bệnh nhân gây mất trật tự tại khu vực cấp cứu
19:02' - 23/04/2018
Ngày 23/4, Bệnh viện Đa khoa huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An có báo cáo số 212/BC-BVDC gửi Sở Y tế Nghệ An về sự việc xảy ra tại bệnh viện ngày 22/4.
-
Kinh tế & Xã hội
Nghệ An quy hoạch, phát triển bền vững vùng nguyên liệu mây tre
10:53' - 20/03/2018
Tỉnh Nghệ An đang quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững vùng nguyên liệu mây tre theo hướng tập trung thành vùng sản xuất nguyên liệu hàng hóa.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An: Khởi công Khu công nghiệp WHA Hemaraj
17:51' - 10/03/2018
Chiều 10/3, tại xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với Công ty cổ phần WHA Hemaraj tổ chức lễ khởi công dự án Khu công nghiệp WHA Hemaraj Nghệ An.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Trung Quốc sẽ đóng góp 25% vào tăng trưởng toàn cầu năm 2023
20:38' - 03/02/2023
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 3/2 cho biết nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ đóng góp 25% vào tăng trưởng toàn cầu trong năm 2023.
-
Ý kiến và Bình luận
KERI: Tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc năm 2023 có thể ở mức 1,5%
18:19' - 03/02/2023
Theo dự báo của Viện nghiên cứu Kinh tế Hàn Quốc (KERI), tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc năm 2023 có thể chỉ ở mức 1,5%, thấp hơn 0,4% so với dự báo trước đó.
-
Ý kiến và Bình luận
IEA kỳ vọng vào vai trò của Canada trên thị trường khoáng sản quan trọng
11:34' - 03/02/2023
Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), ông Fatih Birol mới đây đã lên tiếng khuyến nghị Canada cần nhanh chóng đẩy mạnh sản xuất các khoáng sản quan trọng.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Tăng trưởng kinh tế chậm lại khiến mức sống tại Mỹ Latinh sụt giảm
08:06' - 03/02/2023
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo mức sống của người dân Mỹ Latinh sẽ sụt giảm trong năm nay.
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc tăng trợ cấp nhiên liệu cho các đối tượng yếu thế trong mùa Đông
09:06' - 02/02/2023
Chính phủ Hàn Quốc đã công bố khoản trợ cấp nhiên liệu để sưởi ấm trong mùa Đông cho nhóm đối tượng yếu thế lên khoảng 300 tỷ won (246,2 triệu USD).
-
Ý kiến và Bình luận
BIS: Đồng USD yếu có thể có lợi cho thương mại của Hàn Quốc
07:30' - 02/02/2023
Đồng USD yếu có thể đóng vai trò là một nhân tố có lợi cho thương mại của Hàn Quốc trong tương lai vì nó cung cấp các điều kiện tài chính tốt hơn cho các doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia cảnh báo Brexit giáng đòn vào kinh tế Anh
20:32' - 01/02/2023
Ba năm sau khi Anh rời Liên minh châu Âu (EU), Giáo sư Iain Begg của Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London nhận định Brexit tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước này.
-
Ý kiến và Bình luận
Societe Generale: Thị trường phản ứng quá mức đối với rủi ro liên quan đến Adani
20:21' - 01/02/2023
Liên quan đến một báo cáo của Hindenburg Research đối với tập đoàn Adani, công ty dịch vụ tài chính Societe Generale cho rằng thị trường đang phản ứng quá mức đối với những rủi ro có thể xảy ra.
-
Ý kiến và Bình luận
S&P Global dự báo sản lượng công nghiệp Việt Nam tăng 6,6%
11:23' - 01/02/2023
Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam do S&P Global công bố ngày 1/2 đạt 47,4 điểm trong tháng 1/2023, tăng so với mức 46,4 điểm trong tháng 12/2022.