“Làn sóng đầu tư” đổ xô vào thị trường công nghệ mRNA
Nhật báo Le Monde (Pháp) gần đây đã có bài viết cho rằng nhờ sự thành công của vaccine ngừa COVID-19 do hãng Moderna (Mỹ) và BioNTech (Đức) phát triển, công nghệ mRNA đang thu hút sự quan tâm của các phòng thí nghiệm, các nhà khoa học, các hãng sản xuất và cả giới đầu tư.
* Khơi mào cho một cuộc đua mới
Cho đến tận đầu năm 2020, công nghệ này mới chỉ quanh quẩn trong các phòng thí nghiệm. Việc xuất hiện ở bệnh viện hay hiệu thuốc vẫn còn là sự xa vời. Lúc đó, chỉ có một cộng đồng nhỏ các nhà nghiên cứu đam mê sinh học biết đến và bị hấp dẫn bởi tiềm năng của công nghệ mRNA.
Nhờ vào sự thành công của vaccinee COVID-19 do Moderna của Mỹ và BioNTech của Đức phát triển với gần một tỷ rưỡi liều đã được đưa vào sử dụng trên thế giới, công nghệ được mệnh danh là “sứ giả ribonucleic acid” (messenger Ribonucleic Acid, hoặc RNA Thông tin, viết tắt là mRNA) nay đã lên ngôi. Các nhà nghiên cứu, đầu tư và sản xuất dược phẩm hiện đang đổ xô vào thị trường sôi động này.
Là một trong những người đi tiên phong trong lĩnh vực công nghệ mRNA, bà Chantal Pichon, chuyên gia của Trung tâm Molecular Biophysics thuộc Viện nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS) ở Orléans, bắt đầu nghiên cứu đề tài này vào năm 2005.
Nhớ lại thời điểm đó, bà cho biết có đến 80% đề nghị tài trợ của bà đã bị từ chối với những câu trả lời lịch sự như: "Nó rất thú vị, nhưng quá tham vọng"; “Điều này không thể xảy ra được"; hay là “Chưa phải lúc nghiên cứu đề tài này"…
Bà cũng không phải là nhà khoa học duy nhất bị từ chối đầu tư. Chuyên gia Pichon chia sẻ: “Khi đó rất ít người tin tưởng vào công nghệ mRNA. Nhưng giờ đây mọi sự đã hoàn toàn thay đổi. Tất cả bọn họ đều yêu cầu chúng tôi nghiên cứu công nghệ này”.
Ở Đức, công ty công nghệ sinh học Ethris, đơn vị đang phát triển các phương pháp điều trị dựa trên công nghệ mRNA để chữa các bệnh nan y về phổi, cũng đang được rất nhiều đối tác "tiếp cận". Từ vài tháng trở lại đây, các công ty dược phẩm lớn cũng như các nhà sản xuất vaccine và công ty công nghệ sinh học đều quan tâm đến nghiên cứu của họ.
Nhà đồng sáng lập của công ty Ethris, ông Carsten Rudolph, cho biết: “Sự thành công của các loại vaccine mRNA đầu tiên của Moderna và BioNTech đã khơi mào cho một cuộc đua mới. Thành công đó không chỉ cho thấy công nghệ này rất hiệu quả, mà quan trọng hơn là nó có thể được đưa vào kinh doanh. Đây là một bước quan trọng đối với tất cả những người nghiên cứu công nghệ này”.
* “Làn sóng” đổ xô vào thị trường mới
Theo nhận xét của bà Chantal Pichon, mRNA không phải là “thuốc tiên” có thể chữa bách bệnh, nhưng tiềm năng là vô cùng lớn. Chúng có thể tạo ra những đột phá y học thực sự.
Trên thực tế, công nghệ mRNA không chỉ giới hạn cho việc sản xuất vaccine chống COVID-19 mà còn là cơ sở để sản xuất nhiều loại vaccine khác như cúm, sốt rét... hiện đang được nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới.
Ngoài ra công nghệ này còn có thể được nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm điều trị trong các lĩnh vực đa dạng khác như ung thư, bệnh truyền nhiễm, bệnh hiếm gặp, bệnh tự miễn dịch, hay y học tái tạo.
Theo thống kê của Công ty Roots Analysis, cho đến nay đã có hơn 150 loại vaccine và sản phẩm điều trị dựa trên công nghệ mRNA đang được nghiên cứu và đánh giá ở các giai đoạn tiền lâm sàng hoặc lâm sàng.
Những triển vọng đầy hứa hẹn nói trên đang thu hút một loạt các nhà đầu tư quan tâm đến ngành công nghiệp tương lai này. Theo giải thích của ông Antoine Papiernik, người đứng đầu hãng Sofinnova Partners, việc nghiên cứu công nghệ này đã được một số hãng dược để ý từ một vài thập kỷ nay.
Nhưng đối với một ngành công nghiệp mà mọi nghiên cứu đều hướng đến tính hiệu quả, sự thành công của những dòng vaccine đầu tiên theo công nghệ mRNA sẽ thu hút nhiều sự quan tâm hơn cả.
Luật sư Alexandre Regniault, Trưởng bộ phận khoa học đời sống và sức khỏe tại công ty Simmons & Simmons, cho rằng triển vọng thành công này sẽ thu hút sự quan tâm của không chỉ các doanh nghiệp dược phẩm lớn mà cả các nhà đầu tư nói chung, dù họ không rành về y tế. Những người này có thể sẵn sàng rót tiền ngay khi các dự án gọi vốn vòng đầu vì họ thấy được tương lai sáng sủa của mRNA.
Các tập đoàn dược phẩm lớn hiện đang đẩy mạnh việc huy động vốn. Nhiều dự án hợp tác và mua lại đang trong quá trình triển khai. Nhiều nhà sản xuất thậm chí đã đầu tư vào công nghệ này trước cả khi xảy ra cuộc khủng hoảng COVID-19.
Theo quan sát của luật sư Alexandre Regniault, từ nhiều năm nay, hầu hết các “đại gia” ngành dược phẩm (Big Pharma) đã có mối quan hệ hợp tác gắn kết với các công ty công nghệ sinh học nghiên cứu về mRNA, giống như mối quan hệ giữa Pfizer và BioNTech, hoặc giữa GSK và CureVac.
* Xây dựng tiền đề phát triển cho tương lai
Trong những tháng gần đây, một số các công ty nói trên đã tăng cường năng lực dự phòng cho công nghệ mới này để chuẩn bị cho tương lai.
Ngoài việc tuyên bố thành lập một trung tâm nghiên cứu dành riêng cho mRNA vào tháng Sáu, hãng dược Sanofi của Pháp đã mua lại hai công ty công nghệ sinh học chuyên ngành là Tidal Therapeutics vào tháng Tư và Translate Bio vào đầu tháng Tám năm nay. Đối thủ cạnh tranh của tập đoàn này, Novartis của Thụy Sỹ cũng cho biết họ đang xem xét tăng vốn đầu tư vào lĩnh vực này.
Ông Philippe Barthélémy, chuyên gia nghiên cứu tại CNRS và là Giám đốc phòng thí nghiệm ChemBioPharm, nhìn nhận sự quan tâm của các nhà công nghiệp vào lĩnh vực mới mẻ này một cách khá lạc quan.
Chuyên gia này cho hay: “Trong lĩnh vực y sinh, vấn đề không nằm ở nghiên cứu hàn lâm, nơi mà các nhà khoa học tỏ ra khá hiệu quả, mà là ở khía cạnh công nghiệp hóa sản phẩm hoặc thuốc. Kinh phí để thực hiện bước này quan trọng hơn nhiều. Thường chỉ những công ty dược phẩm lớn mới có thể mạo hiểm đầu tư nhiều tiền như vậy".
Việc tạo đà cho thị trường mới đang diễn ra ở mọi cấp độ. Ngay cả các nhà thầu trong ngành dược phẩm cũng đang thích ứng dần với thời cuộc khi đầu tư vào các dây chuyền sản xuất mới, chuyên biệt và phù hợp cho mRNA.
Theo ghi nhận của ông Franck Mouthon, Chủ tịch hãng dược phẩm France Biotech: “Một số công ty đang tập trung xây dựng vec-tơ hóa (Vectorization) nhằm tạo ra các viên nang cho mRNA. Một số công ty khác tập trung nghiên cứu về tính ổn định hóa học và tối ưu hóa trình tự RNA. Và nhiều công ty khác lại tập trung vào dây chuyền sản xuất quy mô lớn”.
Đã có những sự chuyển động và phát triển thực sự trong lĩnh vực mới mẻ này. Và thế giới trong tương lai sẽ còn tiếp tục nghe nói nhiều đến mRNA./.
- Từ khóa :
- công nghệ mRNA
- vaccine ngừa covid 19
- covid 19
- biotech
- pfizer
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
“Liều vaccine” giúp doanh nghiệp sinh tồn giữa đại dịch
09:43' - 17/08/2021
Sức mạnh tinh thần và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là động lực lớn nhất giúp công ty tồn tại trước thách thức dịch COVID-19
-
Ngân hàng
Các ngân hàng lớn trên Phố Wall thúc giục nhân viên tiêm vaccine
09:22' - 17/08/2021
Hai ngân hàng Citigroup Inc và Morgan Stanley áp dụng những quy định khắt khe tại trụ sở chính ở New York, nơi nhân viên buộc phải tiêm phòng.
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown kêu gọi tổ chức hội nghị khẩn về vaccine
17:55' - 16/08/2021
Cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown kêu gọi tổ chức hội nghị khẩn về vaccine nhằm hỗ trợ châu Phi nhằm chấm dứt tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine ngừa COVID-19.
-
Doanh nghiệp
Dự kiến nhà máy của Vingroup xuất xưởng lô vaccine công nghệ mRNA đầu tiên vào đầu 2022
20:05' - 02/08/2021
Với năng lực sản xuất lên tới 200 triệu liều/năm, dự kiến nhà máy của Vingroup sẽ xuất xưởng lô vaccine đầu tiên vào đầu năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng từ EU trước kế hoạch áp thuế của Tổng thống Mỹ
14:03' - 13/07/2025
EU đang đứng trước nguy cơ bùng phát một cuộc chiến thương mại quy mô lớn với Mỹ, sau khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với hàng hóa châu Âu, bắt đầu từ ngày 1/8.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan lên kế hoạch "chống sốc" trước các "đòn thuế quan" của Mỹ
12:34' - 13/07/2025
Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) vừa lên tiếng cảnh báo nước này đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế “chưa từng có”.
-
Kinh tế Thế giới
Tàu thương mại tìm mọi cách tránh bị tấn công trên Biển Đỏ
12:32' - 13/07/2025
Nhiều tàu thương mại di chuyển qua Biển Đỏ đang phải liên tục phát đi những thông điệp trên các kênh sóng công cộng với mong muốn có thể tránh trở thành mục tiêu bị tấn công của Houthi.
-
Kinh tế Thế giới
Tin tưởng tương lai tươi sáng của quan hệ song phương
10:44' - 13/07/2025
Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David B. Shear nhận định quan hệ song phương Việt Nam - Mỹ đã đạt được những tiến triển to lớn, đánh dấu 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 30% hàng nhập từ Mexico, cảnh báo mở rộng nếu không hợp tác chặt chẽ
09:45' - 13/07/2025
Trong một sắc lệnh công bố ngày 12/7/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định áp mức thuế 30% lên hàng hóa nhập khẩu từ Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8.
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:20' - 13/07/2025
Tuần qua có các sự kiện kinh tế thế giới nổi bật như lần đầu Việt Nam tham gia BRICS, Mỹ thông báo mức thuế quan mới đối với hơn 20 quốc gia, Bitcoin lần đầu tiên tăng vượt ngưỡng 118.000 USD/BTC...
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump thông báo áp thuế 30% đối với EU và Mexico
20:19' - 12/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/7 đã thông báo quyết định áp thuế nhập khẩu 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore vẫn là trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới
18:09' - 12/07/2025
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới khi dẫn đầu Chỉ số Phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (ISCDI) trong năm thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29' - 12/07/2025
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.