Làng nghề gỗ vẫn nằm ngoài chính sách hỗ trợ COVID-19
Chiều 22/9, hội thảo “Đại dịch COVID-19 và làng nghề gỗ: Tác động và sự cần thiết về một chính sách bao trùm” đã được tổ chức bởi Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định), Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ Tp. Hồ Chí Minh (HAWA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Dương (BIFA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Đồng Nai (DOWA) và Tổ chức Forest Trends.
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, với trên 300 làng nghề gỗ trong cả nước và hàng chục nghìn hộ gia đình, hàng trăm nghìn lao động tham gia sản xuất kinh doanh cho thấy, các làng nghề gỗ hiện nay có vai trò quan trọng về kinh tế-xã hội.Hiện làng nghề là nguồn cung chủ yếu các sản phẩm gỗ cho thị trường nội địa. Các biện pháp giãn cách nhằm kiểm soát dịch COVID-19 trong thời gian gần đây đã tác động rất lớn tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ làng nghề.
Nhóm nghiên cứu đã khảo sát tại 6 làng nghề gỗ vùng Đồng bằng sông Hồng là Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh), Hữu Bằng (Thạch Thất, Hà Nội), Vạn Điểm (Thường Tín, Hà Nội), Liên Hà (Đan Phượng, Hà Nội), La Xuyên (Ý Yên, Nam Định) và Thụy Lân (Yên Mỹ, Hưng Yên).Đây là các làng nghề có nhiều hộ tham gia sản xuất đồ gỗ. Khảo sát tập trung vào khía cạnh tác động về lao động, nguồn nguyên phụ liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra của hộ, tiếp cận vốn và tiếp cận với các cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong thời gian vừa qua.
Kết quả khảo sát cho thấy, năng lực sản xuất của các hộ đã giảm 62%, còn 38% có thể được phục hồi sau khi các địa phương nới lỏng giãn cách trong một vài tuần trở lại đây. Trong số 6 làng nghề khảo sát công suất cao nhất hiện đạt 50% là làng nghề Thụy Lân và nơi thấp nhất chỉ đạt 30% là Đồng Kỵ và Hữu Bằng. Hiện có khoảng 46% số hộ tại các làng đã quay trở lại sản xuất, tuy nhiên các hoạt động này chỉ mang tính chất “cầm chừng” với mục đích “làm để giữ thợ” và “lấy công làm lãi” mà không có lợi nhuận. Lực lượng lao động tại các làng nghề cũng giảm mạnh, đặc biệt là nhóm lao động tự do từ các nơi khác tới làm thuê cho các hộ tại đây. So với trước giãn cách, lượng lao động làm thuê tại các làng nghề giảm 73%, lao động của hộ giảm 36%. Các hộ sản xuất phải giảm lượng lao động đi thuê nhằm giảm chi phí sản xuất. Ngoài ra, các biện pháp giãn cách làm đứt nguồn cung lao động do công nhân ở địa bàn khác không thể di chuyển tới làng nghề. Bên cạnh đó, đầu ra sản phẩm của các hộ cũng giảm khoảng 76%; thu nhập của hộ giảm gần 90%; nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào cho sản xuất giảm 68% do không tiêu thụ được sản phẩm đầu ra. Ở một số nơi như: Đồng Kỵ, Liên Hà, La Xuyên lượng sản phẩm bán ra giảm từ 80-90%, tương ứng với mức sụt giảm về nguồn thu của hộ.
Ngoài ra, chi phí nguyên phụ liệu đầu vào cho sản xuất tăng. Giãn cách cũng làm cước vận chuyển và giá phụ liệu tăng bình quân từ 20-25%, trong khi chi phí gỗ nguyên liệu đầu vào tăng khoảng từ 5-10%.
Từ đầu tháng 7/2021 đến nay, Chính phủ ban hành hai nghị quyết là Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và Nghị quyết 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19 nhằm hỗ trợ các nhóm đối tượng chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, hầu hết các hộ sản xuất tại các làng nghề khảo sát không tiếp cận được với nguồn hỗ trợ này. Theo ông Tô Xuân Phúc, Tổ chức Forest Trends, nguyên nhân chính là bởi các hộ không có đăng ký kinh doanh và không đăng ký thuế. Do vậy, các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ không được các cơ quan quản lý công nhận một cách chính thức. Kết quả là hộ nằm ngoài tiêu chí được hỗ trợ được quy định trong các nghị quyết nêu trên. Ông Tô Xuân Phúc đề xuất các ngành chức năng nên điều chỉnh lại các tiêu chí hỗ trợ theo hình thức bao trùm hơn. Từ đó, đảm bảo các hộ tại làng nghề có thể tiếp cận được với các nguồn hỗ trợ này và không bị bỏ lại phía sau như mục tiêu mà Chính phủ đề ra. Theo ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Dương, ảnh hưởng dịch COVID-19 là ảnh hưởng chung và các đối tượng đều chịu ảnh hưởng tương đồng nhau. Nhưng, làng nghề là sự tập hợp từ các hộ sản xuất đơn lẻ nên sức chịu đựng kém hơn doanh nghiệp và sẽ phục hồi kém hơn. Trước thực trạng các hộ tại làng nghề khó tiếp cận được các nguồn hỗ trợ của nhà nước, ông Điền Quang Hiệp cho rằng, khi các hộ khi đăng ký kinh doanh thì chỉ nhìn về mặt phải đóng thuế. Các hộ sản xuất cần nhìn vào vấn đề xã hội và vấn đề này thì sẽ hỗ trợ lại bằng các chính sách. Nhà nước mong muốn các hộ đăng ký kinh doanh để từ đó tạo môi trường kinh doanh trong sạch, tạo ra các chính sách phù hợp... Do đó, các hộ cần nhận thấy vấn đề này để đăng ký kinh doanh và khẳng định tính chính danh của mình và tham gia vào các hiệp hội, vào chuỗi cung ứng sản xuất. Để phát triển các làng nghề bền vững, ông Đỗ Xuân Lập cho rằng, cần kết nối các doanh nghiệp xuất khẩu với các làng nghề để các làng nghề không chỉ sản xuất sản phẩm trong nước mà còn xuất khẩu. Tại khu vực miền Nam, nhiều làng nghề đã phối hợp với doanh nghiệp để tham gia vào sản xuất sản phẩm xuất khẩu và đây là cơ hội cho các làng nghề. Bà Nguyễn Thị Bảy, đại diện làng nghề Hữu Bằng cho biết, gần như làng nghề không sản xuất trong thời gian giãn cách xã hội, hàng cũng không xuất được. Gần đây, làng nghề đã được xuất hàng nhưng chi phí rất cao. Làng nghề mong muốn liên kết với các doanh nghiệp lớn hoặc, có thể làm một phần, một công đoạn sản phẩm từ đó thúc đẩy phát triển nghề gỗ bền vững./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Trên 1,2 triệu lao động được xác nhận để hưởng các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68
21:38' - 17/09/2021
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, đến hết ngày 17/9/2021, cơ quan này đã tiếp nhận hồ sơ và giải quyết cho 552 đơn vị với 97.840 lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Để gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68 đến với người thụ hưởng nhanh nhất
09:44' - 11/09/2021
Đắk Lắk đang đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 68 của Chính phủ để gói hỗ trợ đến đúng đối tượng thụ hưởng theo phương châm "hồ sơ đến đâu, giải quyết đến đấy".
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Nhà sản xuất ô tô nổi tiếng chinh phục khách hàng qua… ẩm thực
15:01'
Suzuki Motor Corp., cái tên gắn liền với những mẫu xe nhỏ gọn và bền bỉ tại Ấn Độ, đang lấn sân sang một lĩnh vực mới: đó là ẩm thực.
-
Doanh nghiệp
Kỳ vọng liên kết phát triển đồng bộ logistics vùng Đông Nam Bộ
10:44'
Nằm tại cửa ngõ phía Nam, vùng biển Thành phố Hồ Chí Minh là khu vực trọng điểm với tiềm năng phát triển kinh tế biển rất đa dạng.
-
Doanh nghiệp
Microsoft triển khai vùng dịch vụ điện toán đám mây tại Áo
07:29'
Tập đoàn công nghệ Microsoft (Mỹ) triển khai vùng dịch vụ điện toán đám mây mới đặt ở ngoại ô thành phố Vienna (Áo).
-
Doanh nghiệp
Tăng trưởng ổn định trong 6 tháng đầu năm, Petrovietnam tạo đà cho chiến lược dài hạn
18:34' - 05/07/2025
Với kết quả tăng trưởng ổn định trong 6 tháng qua, Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã tạo được động lực quan trọng cho chiến lược tăng trưởng dài hạn.
-
Doanh nghiệp
Niềm tin được củng cố, số doanh nghiệp hoạt động trở lại tăng hơn 91%
16:47' - 05/07/2025
Tháng 6/2025, hơn 24.400 doanh nghiệp thành lập mới, tăng mạnh so với tháng trước và cùng kỳ. Số doanh nghiệp quay lại hoạt động cũng vượt doanh nghiệp rút lui, cho thấy tín hiệu phục hồi rõ nét.
-
Doanh nghiệp
Nvidia soán ngôi Apple tiến sát vị thế công ty giá trị nhất lịch sử
09:40' - 05/07/2025
Cổ phiếu Nvidia đã tăng lên mức cao kỷ lục 1,3% trong bối cảnh thị trường chung đi lên, đưa công ty tiến gần hơn tới việc soán ngôi Apple để trở thành doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất lịch sử.
-
Doanh nghiệp
Các hãng bay Việt đón đà tăng trưởng du lịch và nhu cầu vận tải quốc tế
14:41' - 04/07/2025
Sau giai đoạn phục hồi mạnh, các hãng hàng không Việt Nam bước vào nửa cuối 2025 với chiến lược mở rộng mạng bay, tăng đội tàu và đầu tư toàn diện để nâng sức cạnh tranh, đón nhu cầu du lịch, vận tải.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines hợp tác chương trình khách hàng thường xuyên với Etihad Airways
17:53' - 03/07/2025
Vietnam Airlines và Etihad Airways chính thức triển khai hợp tác chương trình khách hàng thường xuyên.
-
Doanh nghiệp
Sắp diễn ra hội thảo xúc tiến thương mại sang thị trường Hoa Kỳ
17:10' - 03/07/2025
Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 16/7 tới, Cục sẽ tổ chức Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường Hoa Kỳ dưới hình thức trực tuyến.