Lãnh đạo EU chỉ trích các tuyên bố của giới chức Thổ Nhĩ Kỳ
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cho rằng cáo buộc này là "hoàn toàn xa rời thực tế" và không phù hợp với mong muốn gia nhập liên minh của Ankara.
Các nhà lãnh đạo EU đưa ra các phát biểu trên sau khi cử tri Hà Lan bắt đầu đi bỏ phiếu để bầu Quốc hội mới, sự kiện được cho là phép thử đối với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy tại châu Âu, và kết quả của nó có thể sẽ tác động tới một loạt cuộc bầu cử ở "lục địa già" trong năm nay, như cuộc bầu cử ở Pháp và Đức.
Tuy nhiên, cuộc bầu cử ở Hà Lan đã phần nào bị giảm chú ý sau khi xảy ra căng thẳng ngoại giao giữa nước này với Thổ Nhĩ Kỳ do chính quyền Amsterdam đã cấm các bộ trưởng của Thổ Nhĩ Kỳ vận động chính trị tại đây.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk nhấn mạnh không ai có thể so sánh các sự kiện ở Rotterdam với thời phát xít, khi mà thành phố này bị phát xít Đức phá hủy. Nếu bất kỳ ai nhìn thấy những hành động kiểu phát xít tại Rotterdam thì họ hoàn toàn xa rời thực tế.
Ông cũng tuyên bố liên minh sẽ đoàn kết với Hà Lan vì Hà Lan là châu Âu và ngược lại.
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cùng ngày bày tỏ ông bị "xúc phạm" trước việc chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ có những tuyên bố so sánh Đức và Hà Lan với phát xít. Ông nhấn mạnh: "Tôi sẽ không bao giờ chấp nhận sự so sánh giữa phát xít với các chính phủ (thời hiện đại)".
Ông cho rằng những bình luận này càng tạo khoảng cách giữa Thổ Nhĩ Kỳ với EU, nhất là khi Ankara đang muốn trở thành thành viên của liên minh này.
Trong diễn biến liên quan, Chánh Văn phòng Thủ tướng Đức Peter Altmaier ngày 15/3 đã cảnh báo rằng chính phủ nước này có thể cấm các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nhập cảnh Đức để vận động chính trị, mặc dù ông cho biết đây sẽ là "biện pháp cuối cùng".
Căng thẳng ngoại giao giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước châu Âu đã trở nên gay gắt trong những ngày qua sau khi nhiều nước như Hà Lan, Đức, Áo... đã cấm các chính trị gia Thổ Nhĩ Kỳ đến các nước này để vận động cộng đồng Thổ Nhĩ Kỳ tại đây ủng hộ kế hoạch cải cách hiến pháp theo đề xuất của Tổng thống Tayyip Erdogan.
Gay gắt nhất là quan hệ giữa Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Chính phủ Hà Lan không cho phép Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu bay đến thành phố Rotterdam để vận động chính trị.
Tiếp đó, Bộ trưởng Các chính sách xã hội và gia đình Thổ Nhĩ Kỳ, bà Fatma Betul Sayan Kaya, cùng gia đình cũng đã được hộ tống trở lại biên giới Đức, sau khi đoàn xe của vị quan chức này cố tìm cách đến Rotterdam bằng đường bộ khi chưa có sự đồng ý của phía Hà Lan.
Đáp lại, Thổ Nhĩ Kỳ đã phong tỏa Đại sứ quán Hà Lan tại Ankara và Tổng lãnh sự quán Hà Lan tại Istanbul vì "lý do an ninh". Thậm chí, phía Thổ Nhĩ Kỳ mới đây còn cảnh báo sẽ ngừng thực thi thỏa thuận về người tị nạn với EU, để cho người di cư tràn vào châu Âu.
>>>Căng thẳng Thổ Nhĩ Kỳ - Hà Lan: "Cuộc đấu" không ai thắng
- Từ khóa :
- thổ nhĩ kỳ
- căng thẳng thổ nhĩ kỳ-hà lan
- lãnh đạo eu
- eu
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng Thổ Nhĩ Kỳ - Hà Lan: "Cuộc đấu" không ai thắng
19:27' - 14/03/2017
Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ – Hà Lan đã rơi xuống mức thấp nhất trong 4 thế kỷ qua khi mà cả những cuộc "khẩu chiến" lẫn những biện pháp mang tính răn đe đều đang được cả hai bên liên tiếp tung ra.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích EU trong vụ tranh cãi với Hà Lan
16:43' - 14/03/2017
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích Liên minh châu Âu (EU) khi cho rằng EU đã đứng về phía Hà Lan trong mâu thuẫn giữa hai quốc gia này.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ dừng quan hệ ngoại giao cấp cao với Hà Lan
07:29' - 14/03/2017
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố dừng quan hệ ngoại giao cấp cao với Hà Lan sau khi nhà chức trách nước này ngăn cản các bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ phát biểu tại các buổi míttinh với cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ ở Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Đức - Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ lún sâu vào "vòng xoáy" chỉ trích lẫn nhau
10:23' - 13/03/2017
Bộ trưởng Nội vụ Liên bang Đức Thomas de Maiziere tuyên bố ông không ủng hộ việc các bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ vận động chính trị qua các buổi mít tinh ở Đức.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hoàn thành sớm mục tiêu thu hút FDI giai đoạn 2021-2025
20:37' - 18/07/2025
Trung Quốc đã hoàn thành sớm mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan dự kiến chịu mức thuế quan Mỹ tương đương các nước trong khu vực
16:08' - 18/07/2025
Thái Lan dự kiến sẽ nhận được mức thuế quan của Mỹ gần bằng mức thuế áp dụng cho các quốc gia khác trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phát hiện loại đất hiếm mới
15:37' - 18/07/2025
Các nhà địa chất Trung Quốc vừa phát hiện một mỏ lớn chứa khoáng vật đất hiếm chưa từng được biết đến trước đây tại khu tự trị Nội Mông, miền Bắc nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đang làm chao đảo các công xưởng tại Trung Quốc
14:57' - 18/07/2025
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất Trung Quốc đang phải chạy đua để thích ứng.
-
Kinh tế Thế giới
EU thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
14:52' - 18/07/2025
EU đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Đây được đánh giá là một trong những gói biện pháp cứng rắn nhất từng được EU áp dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Larry Ellison trở thành người giàu thứ hai thế giới
11:02' - 18/07/2025
Nhà sáng lập Oracle, ông Larry Ellison đã “soán ngôi” Giám đốc điều hành (CEO) Meta của ông Mark Zuckerberg và trở thành người giàu thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba ứng phó với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm
10:11' - 18/07/2025
Trong phiên họp thứ 5 Quốc hội khóa X diễn ra trong ngày 16-17/7, Chính phủ Cuba đã công bố hàng loạt biện pháp nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Giá thực phẩm tăng cao do biến đổi khí hậu
09:34' - 18/07/2025
Tháng Sáu vừa qua, lạm phát tại Bỉ đã trở lại mức gần như bình thường, khoảng 2%. Với cơ chế điều chỉnh lương theo chỉ số giá tiêu dùng, người tiêu dùng lẽ ra không phải chịu tác động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mỹ Latinh tăng 7,1% trong năm 2024
08:15' - 18/07/2025
Theo báo cáo mới công bố của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này đã đạt 188,962 tỷ USD trong năm 2024, tăng 7,1% so với năm 2023.