Lãnh đạo EU kêu gọi Chính phủ Anh làm rõ ý định về Brexit
Ngày 15/3, lãnh đạo các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi Chính phủ Anh phải làm rõ ý định của nước này về Brexit, trước khi EU xem xét đề nghị (của London) trì hoãn Brexit trong bối cảnh một loạt các cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện Anh trong những ngày qua vẫn không làm cho tương lai Brexit của nước Anh trở nên rõ ràng hơn.
Người phát ngôn Chính phủ Đức Steffen Seibert nói: "Điều rõ ràng là các bước đi cũng như đề xuất tiếp theo về cách thức thúc đẩy phải do Anh đưa ra".
Trong khi đó, Văn phòng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng nếu thỏa thuận Brexit hiện nay bị phản đối lần nữa thì Anh phải đệ trình một kế hoạch mới rõ ràng để thay thế nếu nước không muốn "Brexit cứng".
Văn phòng Tổng thống Pháp khẳng định "(Anh) không làm rõ ràng, thì sẽ không có bất kỳ giải pháp nào".
Cùng ngày, tại Paris, Ngoại trưởng CH Ireland Simon Coveney trong chuyến thăm nước Pháp, tuyên bố Ireland sẽ chỉ xem xét đề nghị (của Anh) trì hoãn Brexit nếu đề nghị này phản ánh việc (Anh) thực thi một kế hoạch và chiến lược rõ ràng và có thể làm thay đổi đường hướng liên quan tới Brexit.
Các nhà lãnh đạo EU cũng bóng gió về khả năng ủng hộ trì hoãn Brexit chỉ khi Anh từ bỏ những "giới hạn đỏ" mà nước này đặt ra, nhất là việc nước này khăng khăng rời liên minh thuế quan EU để theo đuổi một chính sách thương mại độc lập.
Ủy ban châu Âu (EC) cũng đã yêu cầu Anh làm rõ lý do trì hoãn Brexit để EU có thể quyết định cho phép Anh ra đi trước khi một Nghị viện châu Âu (EP) mới được bầu ra vào tháng 5 và sẽ nhậm chức trong tháng 7, hay tiếp tục tham gia bầu cử EP.
Hội nghị thượng đỉnh EU sắp diễn ra vào ngày 21-22/3 tới được coi là cơ hội cuối cùng để Thủ tướng Anh Theresa May đảm bảo nhận được sự nhất trí từ 27 nước thành viên EU còn lại về hoãn Brexit.
Theo kế hoạch, Anh sẽ chính thức rời “mái nhà chung” châu Âu vào ngày 29/3 tới sau 46 năm gắn bó.
Tuy nhiên, ngày 12/3 vừa qua, Hạ viện Anh đã lần thứ hai bỏ phiếu bác bỏ thỏa thuận Brexit và sau đó một ngày, các nghị sĩ đã loại bỏ phương án Brexit không thỏa thuận.
Ngày 14/3, Hạ viện bỏ phiếu thông qua đề xuất của chính phủ, theo đó gia hạn Điều 50 Hiệp ước Lisbon và ủng hộ việc đề nghị EU hoãn Brexit.
Khả năng Hạ viện Anh trong cuộc bỏ phiếu lần thứ ba vào ngày 20/3 tới ủng hộ thỏa thuận Brexit của bà May cũng rất khó khăn, khi không dễ gì một khoảng thời gian ngắn ngủi lại có thể thay đổi được quan điểm của những nghị sĩ vốn đã hai lần bỏ phiếu không chấp nhận một thỏa thuận mà họ cho là nước Anh vẫn bị phụ thuộc quá nhiều vào EU sau Brexit.
Nếu thỏa thuận này tiếp tục bị từ chối, nước Anh sẽ xin lùi ngày rời EU một thời gian ngắn đến ngày 30/6 để có thời gian chuẩn bị các thủ tục mang tính kỹ thuật.
Nếu như kế hoạch Brexit thất bại thì thời hạn Anh sẽ xin EU lùi lại sẽ lâu hơn, và Anh sẽ vẫn tham gia vào các cuộc bầu cử nghị viện châu Âu sắp tới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Giới chức Anh cảnh báo một tiến trình Brexit dai dẳng
20:26' - 15/03/2019
Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh David Lidington cảnh báo các nghị sĩ về tiến trình Brexit có thể phải đối mặt với sự trì hoãn trong thời gian dài.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của một số nước sau khi Anh hoãn Brexit
13:21' - 15/03/2019
Trưởng đoàn đàm phán của Liên minh châu Âu (EU), Michel Barnier mô tả việc Anh rời khỏi EU, còn gọi là Brexit, là một tình huống tồi tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Anh phải nêu lý do trì hoãn Brexit
07:55' - 15/03/2019
Theo EC, Anh sẽ phải chứng minh mọi yêu cầu trì hoãn Brexit dự kiến diễn ra vào cuối tháng 3 này và EU sẽ ưu tiên tránh làm ảnh hưởng tới các tổ chức thuộc EU trong quá trình xem xét giải quyết.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed cảnh báo nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài
05:05'
Hiện tại, Fed đang duy trì mức lãi suất cơ bản ở khoảng 4,25-4,50%, với mục tiêu hạ nhiệt lạm phát mà không làm gia tăng tình trạng thất nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Anh tăng trưởng mạnh hơn dự kiến
16:33' - 15/05/2025
Nền kinh tế Vương quốc Anh đã tăng trưởng mạnh hơn dự kiến trong quý I/2025, mang lại động lực cho chính phủ nước này và Bộ trưởng Tài chính Rachel Reeves.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng Trung Quốc sẽ ồ ạt đổ bộ vào Mỹ
14:20' - 15/05/2025
Các cảng biển Mỹ đang đối mặt với sự sụt giảm mạnh về lượng hàng hóa, nhưng tình hình này có thể đảo chiều hoàn toàn chỉ trong vài tuần tới.
-
Kinh tế Thế giới
APEC dự báo xuất khẩu của khu vực sẽ chỉ tăng 0,4% trong năm 2025
12:18' - 15/05/2025
APEC dự báo xuất khẩu của khu vực sẽ chỉ tăng 0,4% trong năm nay, thấp hơn nhiều so với mức tăng 5,7% của năm ngoái, trong khi tăng trưởng kinh tế khu vực chỉ đạt khoảng 2,6%.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC
11:51' - 15/05/2025
Hội nghị Bộ trưởng Thương mại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2025 sẽ diễn ra trong 2 ngày 15 và 16/5 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Jeju của Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Ethiopia ký các thỏa thuận khoáng sản, năng lượng trị giá hơn 1,7 tỷ USD
11:25' - 15/05/2025
Ngày 13/5, Bộ Tài chính Ethiopia cho biết nước này đã ký các thỏa thuận về đầu tư vào các lĩnh vực khoáng sản và năng lượng trị giá hơn 1,7 tỷ USD với nhiều công ty nước ngoài.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Trung Quốc đồng loạt giảm các biện pháp thuế quan và phi thuế quan
10:36' - 15/05/2025
Mỹ và Trung Quốc ngày 14/5 đã đồng loạt thực hiện các cam kết đã đưa ra theo thỏa thuận tại Geneva (Thụy Sỹ) bằng việc giảm thuế quan và tạm dừng nhiều biện pháp phi thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Mexico bác sáng kiến đánh thuế kiều hối
09:46' - 15/05/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, ngày 14/5, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum đã phản đối sáng kiến của chính quyền Washington về việc đánh thuế 5% đối với kiều hối gửi từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Trung Quốc-Colombia đạt mức cao kỷ lục
09:45' - 15/05/2025
Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc hôm 14/5, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Colombia đạt mức kỷ lục 48,34 tỷ NDT (6,7 tỷ USD) trong 4 tháng qua, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái.