Lao động nhập cư - Vấn đề của kinh tế Trung Quốc
Trong một bài viết mới đây đăng trên tờ Thượng báo của Đài Loan (Trung Quốc), cựu phóng viên cao cấp của Mỹ thường trú tại Trung Quốc Dexter Roberts cho rằng kinh nghiệm của Trung Quốc thường khác với phần còn lại của thế giới. Khi dịch COVID-19 bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc đã cố gắng che giấu nó, khiến thế giới mất đi khoảng thời gian quý giá để ứng phó với dịch bệnh.
Nhưng sau đó, nhờ kiểm soát dịch bệnh tốt hơn đại đa số quốc gia khác, Trung Quốc có cơ hội khởi động lại tăng trưởng kinh tế. Thực tế cho thấy sau khi suy giảm tới 6,8% trong quý I/2020, kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 6,5% trong quý IV/2020, cao hơn hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Năm 2021, Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6%. Nếu không có gì bất ngờ, Trung Quốc không khó để có thể đạt được mục tiêu này. Khác với hầu hết các quốc gia trên thế giới, người dân ở nhiều thành phố của Trung Quốc đã trở lại cuộc sống bình thường như trước khi đại dịch xảy ra. Với làn sóng tăng trưởng kinh tế mới, Trung Quốc phải tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc quá nhiều vay nợ và phát triển "nền kinh tế tiêu dùng".
Bắc Kinh thúc đẩy chiến lược "lưu thông kép" (hay tuần hoàn kép) để kích thích tiêu dùng hộ gia đình, hiện chỉ chiếm 40% GDP. Mặc dù Trung Quốc đã phục hồi sau đại dịch, nhưng xét về khía cạnh phần lớn dân số có thu nhập thấp, việc đạt được mục tiêu này không hề dễ dàng.
Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, sau khi tính đến lạm phát, đầu tư vào tài sản cố định như bất động sản và cơ sở hạ tầng tăng 2,9% trong năm 2020. Tuy nhiên, tiêu dùng bình quân đầu người của Trung Quốc lại giảm 4%. Đồng thời, sản xuất công nghiệp đang tăng trưởng nhảy vọt, với sản lượng thép thô đạt mức cao kỷ lục 1 tỷ tấn. Nhưng phải thấy rằng đây không hẳn là tin tốt vì mục tiêu dài hạn của Trung Quốc là kiềm chế sản lượng dư thừa của ngành công nghiệp nặng.
Dưới tác động của đại dịch, người giàu vẫn ngày càng giàu hơn còn cư dân thành thị cũng vẫn gắng gượng duy trì cuộc sống, nhưng cuộc sống của những công nhân đến từ nông thôn (lao động nhập cư) lại rất khó khăn.
Ví dụ, trong quý II/2020, sau khi tính toán biến động giá cả, tiền lương của lao động nhập cư giảm 9,2%, tiếp tục trong xu hướng giảm lâu dài, còn lương của cư dân thành thị giảm trung bình 0,2%. Vào năm 2020, mức lương khả dụng trung bình của 20% người giàu nhất Trung Quốc là 80.000 NDT (12.000 USD), gấp 10,2 lần mức lương của 20% dân số nghèo nhất. Theo thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), con số này cao gấp 8,4 lần so với Mỹ.
Bên cạnh đó, dịch bệnh cũng buộc ngày càng nhiều lao động nhập cư rời khỏi các thành phố và trở về quê hương của họ. Một số là tự nguyện vì thấy cơ hội việc làm ở thành phố ngày càng ít. Tuy nhiên, vào thời điểm dịch bệnh căng thẳng nhất, một số quan chức vì sợ dịch bệnh lây lan đã cố tình tăng rào cản đối với việc lao động nhập cư quay trở lại thành phố, gây ra tình trạng về quê ép buộc.
Nhiều lao động về quê ăn Tết Nguyên đán trước khi dịch bệnh bùng phát, không ngờ rằng họ sẽ không thể quay trở lại thành phố. Ngày nay, người dân thành thị cũng phản đối việc lao động nhập cư vào thành phố lập nghiệp nhiều hơn
Vài năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc luôn khuyến khích người lao động nhập cư trở về quê hương để bắt đầu cuộc sống mới, cho dù là khởi nghiệp hay làm thuê. Tính toán đằng sau chiến lược phát triển kinh tế có kế hoạch từ trên xuống này là khi ngày càng có nhiều nhà máy bắt đầu đẩy nhanh việc nâng cấp và tự động hóa dây chuyền sản xuất, không còn cần nhiều lao động nữa. Đồng thời, các thành phố đông đúc không còn sức chứa thêm nhiều lao động nhập cư.
Điều mà Bắc Kinh không xem xét tới là liệu những người lao động nhập cư có sẵn sàng trở về quê hương của họ hay không và nếu về quê, liệu họ có cách nào để tạo dựng sự nghiệp nuôi sống gia đình hay không. Hoặc sau nhiều năm tiêu điều, quê hương họ có thay đổi biến thành nền kinh tế địa phương mang tới cơ hội việc làm cho họ hay không.
Mặt khác, kể từ Hội nghị Trung ương 3 khóa 18 vào năm 2013, lao động nhập cư đã nghe đi nghe lại các thông báo về việc cải cách hệ thống hộ khẩu, nhưng tất cả đều thất bại.
Vì vậy nếu có tin tức mới liên quan, họ cũng bỏ qua. Nếu người lao động nhập cư không thể tự do lựa chọn nơi họ muốn sống mà chỉ có thể di chuyển đến một địa điểm cụ thể được chỉ định, ở đó thậm chí còn không tạo nên cộng đồng và mang tới cơ hội việc làm thì cải cách đó không thể có ý nghĩa thực chất.
Ngoài ra, việc chỉ cấp cho lao động nhập cư quyền được ở trong thành phố mà không cho họ tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao và ngăn cản con cái họ đăng ký vào các trường tốt trong thành phố cũng là trái đạo đức.
Hơn nữa, việc sử dụng phương pháp "chấm điểm" để quyết định có cho phép người lao động nhập cư sống trong thành phố hay không cũng tương tự như việc ngăn chặn phần lớn người lao động nhập cư ở ngoài thành phố. Cái gọi là "chế độ chấm điểm" chính là sử dụng trình độ học vấn, số năm đóng góp cho quỹ phúc lợi xã hội địa phương... để xác định ai đó có được hộ khẩu thành phố hợp pháp hay không.
Mấy tháng gần đây, dư luận nhiều lần nghe Chính phủ Trung Quốc tuyên bố rằng họ đã thành công trong việc loại bỏ dân số cực kỳ nghèo ở nước này.
Theo tác giả Dexter Roberts, đồng thời là cựu trưởng đại diện tại Trung Quốc của các tờ Businessweek, Bloomberg Businessweek, Trung Quốc coi hoạt động xóa đói giảm nghèo như một phong trào chính trị. Họ thực hiện dựa vào việc ép buộc một số lượng lớn người dân di cư, trong đó có nhiều người cơ bản không muốn và về lâu dài, việc này chắc chắn không thành công.
Thực tế là nếu Trung Quốc không tìm ra cách để đưa lao động nhập cư vào thành phố và đảm bảo rằng họ không trở thành công dân hạng hai, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ không thể phát triển bền vững hoặc không thể kéo dài.
Nếu chế độ hộ khẩu có thể được cải cách theo hướng cho phép lao động nhập cư tự do lựa chọn định cư tại thành phố và được hưởng các quyền chăm sóc y tế và giáo dục như người dân thành thị, nó sẽ giải phóng sức sản xuất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong nhiều năm.
Việc này tương tự như như cải cách nông thôn sau khi cựu Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông qua đời và việc nới lỏng rào cản đầu tư để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có thể giúp nâng cao mạnh mẽ sức sản xuất, từ đó kích thích nền kinh tế.
Trong tương lai, nếu lao động nhập cư và người dân nông thôn có thể được hưởng lợi từ mảnh đất mà họ sở hữu, chắc chắn kỳ tích có thể được tạo ra một lần nữa. Không khó để nhìn ra con đường cải cách mà kinh tế Trung Quốc nên theo đuổi, nhưng vấn đề là các quan chức Trung Quốc lại không sẵn sàng thực hiện các biện pháp cần thiết./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Oxford Economics: Xuất nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng mạnh
11:27' - 14/04/2021
Theo hãng dự báo và phân tích tình hình kinh tế Oxford Economics, hoạt động xuất-nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng mạnh từ nay đến hết năm 2021 khi kinh tế trong nước và thế giới phục hồi tích cực.
-
Kinh tế Thế giới
Thêm dấu hiệu cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc
14:28' - 13/04/2021
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 3 tăng 30,6% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng ít hơn so với mức tăng kỷ lục 154,9% ghi nhận trong tháng 2.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Trung Quốc cần thúc đẩy tiêu dùng nội địa
06:30' - 12/04/2021
Trung Quốc đang chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Chuyển động DN
Trung Quốc phạt Alibaba hơn 2 tỷ USD do hành vi độc quyền
10:33' - 10/04/2021
Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba đã bị phạt hành chính hơn 2 tỷ USD do hành vi độc quyền khi triển khai một "thỏa thuận giao dịch độc quyền".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Singapore
21:17' - 01/12/2024
Chiều 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên các cơ quan đại diện và đại diện cộng đồng người Việt Nam ở Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Điện hạt nhân: Động lực thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh của Trung Quốc
16:28' - 01/12/2024
Điện hạt nhân là ngành công nghiệp chiến lược công nghệ cao ít carbon, sạch. Việc phát triển năng lượng hạt nhân đã trở thành lựa chọn chung của nhiều nước nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
PMI sản xuất tháng 11/2024 của Trung Quốc lập mức cao mới
14:27' - 01/12/2024
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Trung Quốc trong tháng 11/2024 vẫn bùng nổ tháng thứ hai liên tiếp, lập mức cao mới trong 7 tháng.
-
Kinh tế Thế giới
Dự án phát điện quang nhiệt kiểu tháp quy mô lớn nhất Trung Quốc hòa lưới
14:22' - 01/12/2024
Dự án phát điện quang nhiệt tháp quy mô lớn nhất của Trung Quốc tại thành phố Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc đã phát điện toàn bộ công suất và chính thức hòa lưới điện.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đứng đầu thế giới về số lượng tổ máy điện hạt nhân
11:11' - 01/12/2024
Số tổ máy điện hạt nhân đã vào vận hành và số tổ máy điện hạt nhân đang xây dựng của Trung Quốc đang đứng đầu thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Donald Trump công bố chọn Giám đốc FBI
11:10' - 01/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 30/11 cho biết ông muốn chọn cựu quan chức An ninh Quốc gia Kash Patel làm Giám đốc Cục Điều tra liên bang (FBI) trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao một số doanh nghiệp Trung Quốc tạm dừng bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử Nga?
10:22' - 01/12/2024
Một số doanh nghiệp Trung Quốc phải tạm dừng bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử Nga do sự mất giá mạnh của đồng ruble Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo sự kiện quốc tế tuần từ ngày 2-8/12
08:55' - 01/12/2024
Trong tuần tới từ ngày 2-8/12, có nhiều sự kiện quốc tế đáng chú ý sẽ diễn ra như: Hội nghị bộ trưởng OPEC+, Fed công bố Sách Beige về tình trạng kinh tế Mỹ, Hội nghị quốc tế về năng lượng và AI...
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:37' - 01/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ sẽ ký sắc lệnh áp thuế cao với hàng nhập khẩu từ Mexico, Canada, Trung Quốc; đàm phán thuế của EU với xe điện Trung Quốc tiến triển hạn chế...là các sự kiện nổi bật tuần qua.