Lao động nước ngoài giúp giải bài toán nhân lực của Malaysia
Bộ trưởng Nội vụ Malaysia Saifuddin Nasution Ismail cho biết, mức trần dự kiến về lượng lao động nước ngoài được tuyển dụng do Bộ Kinh tế đặt ra sẽ không vượt quá 15% lực lượng lao động trong nước. Theo ước tính, chỉ tiêu này sẽ đạt được vào ngày 31/12 năm nay.
Phát biểu trước báo giới sau khi tham dự cuộc họp Ủy ban chung với Bộ trưởng Nguồn nhân lực, Steven Sim Chee Keong, Bộ trưởng Nội vụ Saifuddin, cho biết hiện tại, 17,1 triệu trong số 34 triệu người Malaysia được coi là một phần của lực lượng lao động.Mức trần 15% do Bộ Kinh tế đặt ra có nghĩa là tổng số lao động nước ngoài sẽ không được vượt quá giới hạn này. Theo ông, ở thời điểm hiện tại, lực lượng lao động nước ngoài bao gồm số lượng lao động nước ngoài hiện có, những người mà chủ sử dụng lao động đã được phê duyệt hạn ngạch và những người đã đăng ký theo Chương trình điều chỉnh lại lực lượng lao động. Do vậy, trong thời gian tới, việc cấm nhập cảnh đối với người lao động nước ngoài sẽ được duy trì.
Ông Saifuddin Nasution cũng cho biết cuộc họp hôm nay lần đầu tiên đã nhất trí cho phép tuyển dụng thuyền trưởng nước ngoài trên 60 tuổi bắt đầu từ năm nay. Quyết định này được đưa ra dựa trên kinh nghiệm của người được tuyển dụng và lợi nhuận của ngành đánh bắt cá đóng góp cho nhà nước 16,5 tỷ ringgit (3,48 tỷ USD) mỗi năm. Theo đó, thời gian tuyển dụng đối với thuyền trưởng trên 60 tuổi tối đa không quá 36 tháng vì giấy phép làm việc tạm thời được gia hạn sáu tháng một lần. Vào mùa mưa, thuyền trưởng không ra khơi. Hiện tại số thuyền trưởng được cấp phép hoạt động là 332 người và chỉ giới hạn trong ba năm. Theo số liệu của Cục Nhập cư, tính đến ngày 15/3, đã có hơn 2,1 triệu lao động nước ngoài được tuyển dụng đến Malaysia làm việc. Cuối năm 2023, Bộ Nguồn nhân lực Malaysia ước tính nước này cần khoảng 15.000 lao động nước ngoài cho các lĩnh vực dệt may, thợ kim hoàn và cắt tóc. Các ngành này đã phải đối mặt với nhiều vấn đề trong vài năm qua sau khi việc tuyển dụng bị đóng băng do đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, sau một thời gian tuyển dụng, nguồn lao động nước ngoài đang tăng quá mức, buộc Bộ Nguồn nhân lực và Bộ Nội vụ phải có điều chỉnh phù hợp. Nhận xét chung của các chuyên gia kinh tế cho rằng, hiện tại có nhiều lĩnh vực tại Malaysia phải dựa vào lao động nước ngoài để thực hiện, nhất là “công việc 3D" (viết tắt của chữ cái tiếng Anh: Khó khăn, Nguy hiểm và Bẩn thỉu). Chủ tịch Liên đoàn Người sử dụng lao động Malaysia (MEF) Syed Hussain Syed Husman cho biết, trong khi MEF ủng hộ nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào lao động nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định như trồng trọt và xây dựng, Chính phủ nên giải quyết vấn đề phức tạp này ở cấp độ rộng hơn vì nhiều lĩnh vực khác cũng phụ thuộc vào lao động nước ngoài.Trên thực tế, có nhiều ngành công nghiệp phụ thuộc vào lao động nước ngoài. Theo ông "những công việc phổ thông trong các hoạt động sản xuất và nhà hàng không hấp dẫn người dân địa phương mặc dù mức lương khá tốt. Điều này chủ yếu liên quan đến đến địa vị xã hội và môi trường làm việc của những loại công việc này". Mức lương tối thiểu cho một lao động phổ thông nước ngoài làm việc tại Malaysia là 1.500 ringgit.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Ủy ban Quốc hội Nhật Bản thông qua dự luật sửa đổi về hệ thống lao động nước ngoài
13:55' - 19/05/2024
Ủy ban Tư pháp Hạ viện Nhật Bản đã thông qua dự luật mới để thu hút lao động nước ngoài, trong đó có điều khoản cho phép thu hồi giấy phép thường trú nếu cư dân nước ngoài cố tình không nộp thuế.
-
DN cần biết
Hàn Quốc mở dịch vụ “tư vấn tại chỗ” cho doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài
09:12' - 01/05/2024
Doanh nghiệp lần đầu được cấp phép tuyển dụng lao động nước ngoài, hoặc có người lao động mới nhập cảnh vào trong nước, sẽ được hỗ trợ phiên dịch, giải tỏa mâu thuẫn tại nơi làm việc, tư vấn tâm lý.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.